Đề số 2: Đề kiểm tra khoa học tự nhiên 8 Kết nối bài 17 Lực đấy Archimedes
ĐỀ 2
I. Phần trắc nghiệm (4 điểm)
(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)
Câu 1: ông thức tính lực đẩy Acsimet là:
- A. FA =D/V
- B. FA = Pvat
- C. FA = d/V
- D. FA = d.h
Câu 2: Trong công thức tính lực đẩy Acsimet: FA = d/V, V là:
- A. Thể tích của vật
- B. Thể tích chất lỏng chứa vật
- C. Thể tích phần chất lỏng bị vật chiếm chỗ
- D. Thể tích phần chất lỏng không bị vật chiếm chỗ
Câu 3: 1$cm^{3}$ nhôm (có trọng lượng riêng 27000N/$m^{3}$) và 1$cm^{3}$ chì (trọng lượng riêng 78500N/$m^{3}$) được thả vào một bể nước. Lực đẩy tác dụng lên khối nào lớn hơn?
- A. Nhôm
- B. Thép
- C. Bằng nhau
- D. Không đủ dữ liệu kết luận
Câu 4: 1kg nhôm (có trọng lượng riêng 27000N/$m^{3}$) và 1kg chì (trọng lượng riêng 130000N/$m^{3}$) được thả vào một bể nước. Lực đẩy tác dụng lên khối nào lớn hơn?
- A. Nhôm
- B. Chì
- C. Bằng nhau
- D. Không đủ dữ liệu kết luận.
II. Phần tự luận (6 điểm)
Câu 1: 1kg nhôm (có trọng lượng riêng 27000N/$m^{3}$) và 1kg chì (trọng lượng riêng 130000N/$m^{3}$) được thả vào một bể nước. Lực đẩy tác dụng lên khối nào lớn hơn?
Câu 2: Một quả cầu bằng sắt treo vào 1 lực kế ở ngoài không khí lực kế chỉ 2N. Nhúng chìm quả cầu vào nước thì lực kế chỉ 1,6N. Lực đẩy Acsimet có độ lớn là:
GỢI Ý ĐÁP ÁN:
Trắc nghiệm: (Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)
Câu hỏi | Câu 1 | Câu 2 | Câu 3 | Câu 4 |
Đáp án | C | C | C | A |
Tự luận:
Câu 1:
Ta có: Công thức tính lực đẩy Ác-si-mét: FA=d.V
Trong đó:
+ d: là trọng lượng riêng của chất lỏng (N/$m^{3}$)
+ V: thể tích phần chất lỏng bị vật chiếm chỗ ($m^{3}$)
Từ đầu bài, ta có trọng lượng riêng của chì lớn hơn trọng lượng riêng của nhôm => cùng 1kg thì thể tích của chì sẽ nhỏ hơn thể tích của nhôm
=> Thể tích của nhôm lớn hơn của chì => lực đẩy Acsimét của nhôm lớn hơn của chì
Câu 2:
+ Khi treo quả cầu sắt ở ngoài không khí, số chỉ lực kế chính là trọng lực của vật:
P = 2N (1)
+ Khi nhúng chìm quả cầu vào nước thì:
Quả cầu chịu tác dụng của hai lực là lực đẩy Acsimét và trọng lực,
Số chỉ của lực kế khi đó: F = P – FA = 1,6N (2)
Từ (1) và (2), ta suy ra: FA = 2 − 1,6 = 0,4N
Bình luận