Đề số 1: Đề kiểm tra khoa học tự nhiên 8 Kết nối bài 15 Áp suất trên một bề mặt

I. DẠNG 1 – ĐỀ KIỂM TRA TRẮC NGHIỆM

ĐỀ 1

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Áp lực là gì?

  • A. Lực ép có phương vuông góc với mặt bị ép
  • B. Lực ép có phương song song với mặt bị ép
  • C. Lực ép có phương tạo với mặt bị ép một góc bất kì
  • D. Lực ép có phương trùng với mặt bị ép

Câu 2: Áp suất sinh ra khi nào?

  • A. Áp lực tác dụng lên thể tích bề mặt 
  • B. Áp lực tác dụng lên diện tích bề mặt
  • C. A và B đều đúng
  • D. A và B đều sai

Câu 3: Đâu là công thức tính áp suất?

  • A. p = F.S
  • B. p = F/S
  • C. p = S/F
  • D. p = S.V

Câu 4: Đơn vị diện tích S là?

  • A. m
  • B. $m^{3}$
  • C. cm
  • D. $m^{2}$

Câu 5: đơn vị lực F là ?

  • A. m
  • B. N/m
  • C. N
  • D. Kg

Câu 6: Chọn đáp án Sai

  • A. 1 Pa = 1 N/$m^{2}$
  • B. 1 atm = 1,013.105 Pa
  • C. 1 Bar = 105 Pa
  • D. 1 Pa = 10 N/$m^{2}$

Câu 7: chỉ ra kết luận sai trong các kết luận sau:

Áp lực là lực ép có phương vuông góc với mặt bị ép
Đơn vị của áp suất là N/m2
Áp suất là độ lớn của áp lực trên một diện tích bị ép
Đơn vị của áp lực là đơn vị của lực

Câu 8: Đổi 5 Pa = … N/$m^{2}$?

  • A. 0,5
  • B. 5
  • C. 50
  • D. 25

Câu 9: Một áp lực 600 N gây áp suất 3000 N/$m^{2}$ lên diện tích bị ép có độ lớn

  • A. 2000 $cm^{2}$
  • B. 200 $cm^{2}$
  • C. 20 $cm^{2}$
  • D. 0,2 $cm^{2}$

Câu 10: Để tăng, giảm áp suất thì cần phải thay đổi đại lượng nào?

  • A. Áp suất
  • B. Diện tích
  • C. A và B đều đúng
  • D. A và B đều sai


GỢI Ý ĐÁP ÁN

(Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏi

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

Đáp án

A

B

B

D

C

Câu hỏi

Câu 6

Câu 7

Câu 8

Câu 9

Câu 10

Đáp án

D

C

B

A

C


Bình luận

Giải bài tập những môn khác