Đề số 1: Đề kiểm tra khoa học tự nhiên 8 Kết nối bài 1 Sử dụng một số hóa chất, thiết bị cơ bản trong phòng thí nghiệm
I. DẠNG 1 – ĐỀ KIỂM TRA TRẮC NGHIỆM
ĐỀ 1
(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)
Câu 1: Dụng cụ dưới đây gọi là gì và có tác dụng gì?
- A. Ống bơm khí, dùng để bơm không khí vào ống nghiệm.
- B. Ống bơm hóa chất, dùng để làm thí nghiệm.
- C. Ống pipet, dùng để lấy hóa chất.
- D. Ống bơm tiêm, dùng để chuyển hóa chất cho cây trồng.
Câu 2: Dụng cụ dưới đây gọi là gì?
- A. Pipet
- B. Cốc thủy tinh
- C. Ống đong
- D. Ống nghiệm
Câu 3: Cách sử dụng ống nghiệm là
- A. Giữ ống nghiệm bằng tay thuận, dùng tay còn lại để thêm hóa chất vào ống nghiệm.
- B. Giữ ống nghiệm bằng tay không thuận, dùng tay còn lại để thêm hóa chất vào ống nghiệm.
- C. Giữ ống nghiệm bằng tay thuận, nhờ người khác thêm hóa chất vào ống nghiệm.
- D. Để ống nghiệm ở giá đỡ, dùng tay thuận để thêm hóa chất vào ống nghiệm.
Câu 4: Có thể xác định pH của nước máy bằng cách
- A. Máy đo pH
- B. Bút đo pH
- C. Giấy quỳ
- D. Tất cả các phương án trên
Câu 5: Máy đo huyết áp là
- A. Máy đo huyết áp cơ
- B. Máy huyết áp điện tử
- C. Máy đo huyết áp thủy nhân
- D. Tất cả các phương án trên
Câu 6: Khi sử dụng ampe kế cần chú ý điều gì?
- A. Phải mắc nối tiếp vật cần đo CĐDĐ, cực âm của ampe kế nối với cực âm của nguồn
- B. Phải mắc song song vật cần đo HĐT, cực âm của ampe nối với cực âm của nguồn
- C. Phải mắc nối tiếp vật cần đo CĐDĐ, cực dương của ampe kế nối với cực âm của nguồn
- D. Phải mắc song song vật cần đo HĐT, cực dương của ampe nối với cực âm của nguồn
Câu 7: Tại sao sau khi làm thí nghiệm xong cần phải rửa sạch tay bằng xà phòng?
- A. Loại bỏ những hóa chất gây ăn mòn vẫn bám trên tay
- B. Tránh gây nguy hiểm cho những người sau tiếp xúc làm việc trong phòng thí nghiệm.
- C. Tránh vi khuẩn nguy hại tới sức khỏe có thể dính trên tay khi làm thí nghiệm.
- D. Cả A và C đều đúng
Câu 8: Đâu là hành động an toàn trong phòng thí nghiệm?
- A. Thực hiện theo chỉ dẫn của giáo viên, báo cáo ngay nếu thấy mối nguy hiểm.
- B. Dùng tay kiểm tra mức độ nóng của vật đang đun.
- C. Ngửi hoặc nếm để xem hoá chất có mùi, vị lạ không.
- D. Tất cả các phương án trên.
Câu 9: Tại sao cần đeo kính bảo vệ mắt, đeo găng tay và mặc áo choàng (nếu có) khi làm thí nghiệm với hóa chất?
- A. Tạo sự đồng nhất khi vào phòng thí nghiệm.
- B. Hợp thời trang, mang lại tính thẩm mĩ.
- C. Tránh việc hóa chất có thể bắn vào mắt và cơ thể, gây nguy hiểm đến sức khỏe.
- D. Không có tác dụng gì.
Câu 10: Vì sao phải cẩn thận khi sử dụng hoá chất trong phòng thực hành?
- A. Những hoá chất có thể gây ngộ độc.
- B. Những hoá chất có thể gây bỏng.
- C. Những hoá chất sẽ ảnh hưởng đến sức khoẻ con người một cách từ từ hoặc nhanh chóng.
- D. Cả ba phương án trên đều đúng.
GỢI Ý ĐÁP ÁN
(Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)
Câu hỏi | Câu 1 | Câu 2 | Câu 3 | Câu 4 | Câu 5 |
Đáp án | C | D | B | D | D |
Câu hỏi | Câu 6 | Câu 7 | Câu 8 | Câu 9 | Câu 10 |
Đáp án | A | D | A | C | D |
Bình luận