Đề số 1: Đề kiểm tra địa lí 8 Cánh diều bài 11 Phạm vi Biển Đông. Các vùng biển đảo. Đặc điểm tự nhiên vùng biển đảo Việt Nam
I. DẠNG 1 – ĐỀ KIỂM TRA TRẮC NGHIỆM
ĐỀ SỐ 1
(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)
Câu 1: Đường cơ sở là:
- A. Đường ở trung tâm nơi mà thuỷ triều thường dâng lên.
- B. Căn cứ để xác định phạm vi, độ sâu của các vùng biển khác.
- C. Căn cứ để xác định phạm vi, chiều rộng của lãnh hải và các vùng biển khác.
- D. Đường phân định vùng biển của một nước với vùng biển quốc tế.
Câu 2: Khí hậu biển đảo nước ta mang tính chất:
- A. Nhiệt đới ôn hoà
- B. Nhiệt đới gió mùa
- C. Ôn đới cận cực
- D. Ôn đới nóng ẩm
Câu 3: Trình bày các điều kiện thuận lợi cho phát triển tổng hợp kinh tế biển ở nước ta.
- A. Tài nguyên khoáng sản, dầu mỏ, khí tự nhiên ít
- B. Nguồn lợi sinh vật: Phong phú, giàu thành phần loài; nhiều loài có giá trị kinh tế cao, loài quý hiếm,...
- C. Có nhiều bãi tắm rộng, phong cảnh đẹp, khí hậu tốt; đảo,... thuận lợi cho phát triển xây dựng cảng
- D. Có nhiều vùng biển kín, cửa sông thuận lợi phát triển du lịch
Câu 4: Câu nào sau đây không đúng?
- A. Lãnh hải là vùng biển có chiều rộng 12 hải lí tính từ đường cơ sở ra phía biển. Ranh giới ngoài của lãnh hải là biên giới quốc gia trên biển của Việt Nam.
- B. Vùng tiếp giáp lãnh hải là vùng biển tiếp liền và nằm ngoài lãnh hải Việt Nam, có chiều rộng 12 hải lí tính từ ranh giới ngoài của lãnh hải.
- C. Vùng đặc quyền kinh tế là vùng biển tiếp liền và nằm ngoài lãnh hải Việt Nam, hợp với lãnh hải thành một vùng biển có chiều rộng 200 hải lí tính từ đường cơ sở.
- D. Thềm lục địa Việt Nam là vùng nước được bao bọc bởi nội thuỷ và lãnh hải Việt Nam, trên toàn bộ phần kéo dài tự nhiên của lãnh thổ đất liền, các đảo và quần đảo của Việt Nam cho đến mép ngoài của rìa lục địa.
Câu 5: Theo Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 và Luật Biển Việt Nam năm 2012, Việt Nam không có vùng biển nào sau đây?
- A. Nội thuỷ
- B. Lãnh hải
- C. Vùng thềm lục địa
- D. Vùng tiếp giáp biển quốc tế
Câu 6: Nước nào sau đây không có chung Biển Đông với Việt Nam?
- A. Trung Quốc
- B. Myanmar
- C. Philippines
- D. Brunei
Câu 7: Các nguồn tài nguyên thiên nhiên ở vùng biển nước ta:
- A. Sinh vật Biển Đông giàu thành phần loài và có năng suất sinh học cao, nhất là ở vùng xa bờ
- B. Vùng ven biển nước ta cần thuận lợi cho nghề làm muối, nhất là ven biển Bắc Bộ, nơi có nhiệt độ cao, nhiều nắng, lại chỉ có một số sông nhỏ để ra biển
- C. Sinh vật Biển Đông giàu thành phần loài và có năng suất sinh học cao, nhất là ở vùng ven bờ
- D. Ven các đảo, nhất là Phú Quốc có nguồn tài nguyên quý giá là các rạn san hô cùng đông đảo các loài sinh vật khác
Câu 8: Biển Đông có diện tích là bao nhiêu?
- A. Khoảng 1.1 triệu $km^2$
- B. Khoảng 3,44 triệu $km^2$
- C. Khoảng 6 triệu $km^2$
- D. Khoảng 20 triệu $km^2$
Câu 9: Biển Đông là:
- A. Một biển thuộc Thái Bình Dương, trải rộng từ khoảng vĩ độ 3°N đến vĩ độ 26°B và từ khoảng kinh độ 100°Đ đến kinh độ 121°Đ.
- B. Một biển thuộc Thái Bình Dương, trải rộng từ khoảng vĩ độ 30°N đến vĩ độ 76°B và từ khoảng kinh độ 10°Đ đến kinh độ 51°Đ.
- C. Một biển tách biệt, trải rộng từ khoảng vĩ độ 3°N đến vĩ độ 26°B và từ khoảng kinh độ 100°Đ đến kinh độ 121°Đ.
- D. Một biển tách biệt, trải rộng từ khoảng vĩ độ 30°N đến vĩ độ 76°B và từ khoảng kinh độ 10°Đ đến kinh độ 51°Đ.
Câu 10: Câu nào sau đây là đúng?
- A. Địa hình thềm lục địa có sự tiếp nối với địa hình trên đất liền: nông và bằng phẳng ở phía bắc và phía nam, hẹp và sâu ở miền Trung.
- B. Địa hình đảo: Ngoài quần đảo Tây Sa và quần đảo Nam Sa, nước ta có hệ thống đảo ven bờ phân bố tập trung ở vùng biển Quảng Ninh, Hải Phòng, Khánh Hoà, Kiên Giang.
- C. Các đảo ven bờ có diện tích lớn nhất là Cô Tô (Kiên Giang), Phú Quý (Hải Phòng), …
- D. Ở phía bắc, đặc biệt trong vùng biển Đà Nẵng – Thừa Thiên Huế các đảo, quần đảo thường có cấu tạo từ đá vôi với các dạng địa hình các-xtơ.
(Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)
Câu hỏi | Câu 1 | Câu 2 | Câu 3 | Câu 4 | Câu 5 |
Đáp án | C | B | B | D | D |
Câu hỏi | Câu 6 | Câu 7 | Câu 8 | Câu 9 | Câu 10 |
Đáp án | B | C | B | A | A |
Bình luận