Câu hỏi tự luận mức độ vận dụng Ngữ văn 7 Kết nối bài 2: Văn bản đọc - Gặp lá cơm nếp

3.     VẬN DỤNG (6 câu)

Câu 1: Em có nhận xét gì về cách dùng từ gặp trong nhan đề bài thơ Gặp lá cơm nếp?

Câu 2: Chỉ ra các biện pháp tu từ trong những câu sau và nêu tác dụng:

  1. Mỗi lần gió về lại cảm giác mình mất một cái gì đó không rõ ràng, không giải thích được, như ai đó đuổi theo đằng sau, tôi gấp rãi ăn, gấp rãi nói, gấp rãi cười, gấp rãi khi ngày bắt đầu rụng xuống.
  2. Thoạt đầu, âm thanh ấy sẽ sàng từng giọt tinh tang, thoáng và e dè, như ai đó đứng đằng xa ngoắc tay nhẹ một cái, như đang ngại ngần không biết người xưa có còn nhớ ta không.

Câu 3: Ta thường gặp những cụm từ như mùi vị thức ăn, mùi vị trái chín, mùi vị của nước giải khát,… Nghĩa của mùi vị trong những trường hợp đó có giống với nghĩa của mùi vị trong cụm từ mùi vị quê hương hay không? Vì sao?

Câu 4: Hãy nêu nhận xét về hoàn cảnh đã gợi nhắc người con nhớ về mẹ của mình. Trong kí ức của người con, hình ảnh mẹ hiện lên như thế nào?

Câu 5: Trong khổ thơ thứ ba, người con thể hiện những tình cảm, cảm xúc gì? Vì sao những tình cảm, cảm xúc ấy lại cùng trào dâng trong tâm hồn người con khi “gặp lá cơm nếp”?

Câu 6: Em ấn tượng nhất với hình ảnh nào trong bài thơ? Vì sao?


Câu 1: 

Cách dùng từ gặp trong nhan đề bài thơ Gặp lá cơm nếp là cách dùng từ sáng tạo và mang giá trị nghệ thuật của tác giả. Thường từ “gặp” dùng để chỉ cuộc gặp gỡ giữa người với người nhưng ở đây lại dùng trong trường hợp “gặp lá cơm nếp”. Đây là dụng ý đầy nghệ thuật của tác giả nhằm nhấn mạnh sự vật, sự việc được nhắc tới trong câu.

Câu 2: 

- Các biện pháp tu từ trong câu:

+ Điệp từ: không, gấp rãi.

+ Liệt kê: không rõ ràng, không giải thích được; gấp rãi ăn, gấp rãi nói, gấp rãi cười, gấp rãi khi ngày bắt đầu rụng xuống.

+ So sánh: cảm giác của nhân vật “tôi” khi gió về như ai đó đuổi theo đằng sau.

- Tác dụng: Các biện pháp tu từ trong câu có tác dụng làm tăng tính nhạc, tạo giá trị gợi hình, gợi cảm cho câu văn. Bên cạnh đó, những biện pháp này còn có tác dụng nhấn mạnh những cảm xúc, trạng thái chờ đón của tác giả khi gió mùa về.

b.

- Các biện pháp tu từ trong câu:

+ Điệp từ: như.

+ So sánh: so sánh âm thanh của tiếng gió như ai đó đứng đằng xa ngoắc tay nhẹ một cái, như đang ngại ngần không biết người xưa có còn nhớ ta không.

- Tác dụng: Các biện pháp tu từ trong câu có tác dụng làm tăng tính nhạc, tạo giá trị gợi hình, gợi cảm cho câu văn. Bên cạnh đó, những biện pháp này còn có tác dụng nhấn mạnh những cảm xúc, sự chuyển động của thiên nhiên và những cảm nhận tinh tế của tác giả trước thiên nhiên đất trời

Câu 3: 

- Nghĩa của mùi vị trong những trường hợp mùi vị thức ăn, mùi vị trái chín, mùi vị của nước giải khát,… không giống với nghĩa của mùi vị trong cụm từ mùi vị quê hương. 

+ Trong những trường hợp mùi vị thức ăn, mùi vị trái chín, mùi vị của nước giải khát:từ “mùi vị” dùng để nói về hương vị của món ăn mà người nói đã dùng vị giác, khứu giác để cảm nhận vị ngon của món ăn đó.

+ Trong trường hợp mùi vị quê hương: từ “mùi vị” dùng để nói về cảm nhận bằng trái tim, tâm hồn của tác giả đối với quê hương thân yêu của mình.

Câu 4: 

– Hoàn cảnh đã gợi nhắc người con nhớ về mẹ của mình: xa nhà đã mấy năm, đi hành quân buổi chiều. Buổi chiều tà là lúc người người, nhà nhà chuẩn bị bữa tối, là lúc con người ta dễ đói, người đi xa dễ nhớ nhà, nhớ người và nhớ những cảnh vật thân thương.

– Trong kí ức của người con, hình ảnh mẹ hiện lên với những sinh hoạt giản dị, đời thường: nhặt lá về đun bếp, thổi cơm nếp.

Câu 5: 

– Trong khổ thơ thứ ba, người con thể hiện những tình cảm, cảm xúc nhớ thương quê hương, mẹ già, đất nước. Nỗi nhớ ấy da diết, khắc khoải: “ôi”, “làm sao quên được”, “nỗi nhớ thương”.

– Những tình cảm, cảm xúc ấy lại cùng trào dâng trong tâm hồn người con khi “gặp lá cơm nếp” vì lá cơm nếp gợi nhắc đến bát xôi mùa gặt, gợi nhắc đến hình ảnh người mẹ nhặt lá đun bếp buổi chiều, gợi nhắc đến không gian làng quê Việt Nam bình dị, gần gũi, thân thương.

Câu 6: 

Em ấn tượng nhất là hình ảnh người con nhớ nhung hương vị quê hương, mùi xôi quen thuộc. Em không ấn tượng vì nó là chủ đề chính, mà em ấn tượng vì nó thể hiện rõ được cảm xúc của mỗi con người của đất nước. Sự hi sinh dũng cảm, tình mẫu tử bao la để sống được như ngày hôm nay rất vất vả, tự ta phải cảm nhận và trân trọng.


Bình luận

Giải bài tập những môn khác