Câu hỏi tự luận mức độ thông hiểu Ngữ văn 7 Kết nối bài 2: Văn bản đọc - Gặp lá cơm nếp
2. THÔNG HIỂU (5 câu)
Câu 1: Hình ảnh người mẹ trong kí ức người con hiện lên như thế nào?
Câu 2: Mùi xôi đã khiến cho tác giá/ nhân vật nhớ đến ai? Vì sao?
Câu 3: Tình cảm của người con dành cho mẹ và quê hương, đất nước được thể hiện như thế nago?
Câu 4: Nêu nhận xét về cách kết hợp giữa các từ trong hai dòng thơ Mẹ già và đất nước/ Chia đều nỗi nhớ thương. Theo em, hiệu quả của cách kết hợp đó là gì?
Câu 5: Nêu cách hiểu của em về cụm từ “thơm suốt đường con” trong khổ thơ sau:
Mẹ ở đâu, chiều nay
Nhặt lá về đun bếp
Phải mẹ thổi cơm nếp
Mà thơm suốt đường con.
Câu 1:
- Để có bát xôi mùa gặt thơm mùi nếp mới là những chắt chiu dành dụm của mẹ dành cho con.
- Gạo nếp được đồ lên cầu kì để được thơm ngon hơn.
- Mẹ nhặt từng chiếc lá về để đun nên việc nấu còn khó khăn gấp bội.
- Mẹ là người tần tảo, chăm lo cuộc sống gia đình.
- Mẹ rất yêu thương các con.
- Mẹ rất giản dị, mộc mạc, chất phác.
Câu 2:
- Mùi xôi khiến tác giả - nhân vật con nhớ đến mẹ:
+ Thắc mắc mẹ ở đâu lúc này
+ Nhớ hình ảnh mẹ nhặt lá, đun bếp, thổi xôi
+ Cảm giác hương thơm lan tỏa đến tận bước chân người lính
- Vì: Nỗi nhớ mẹ, nhớ xôi nếp mẹ nấu của người lính đã lớn đến mức chỉ cần ngửi thấy mùi hương lá cơm nếp, những làn khói trắng ban chiều mà tác giả đã hình dung được hình ảnh của mẹ cùng những kí ức tươi đẹp ấu thơ.
Câu 3:
Chàng trai đã thể hiện tình cảm của mình khi nhớ mùi xôi mẹ vẫn hay làm, nhớ những ngày tháng còn đi trên con đường quê hòa bình. Nhờ mùi vị xôi cũng có thể hiểu mùi vị xôi còn là mùi vị của quê hương đất nước, chàng trai nhớ nhung chia đều nỗi thương của mình cho cả đất nước và mẹ.
Câu 4:
Cách kết hợp giữa các từ ngữ trong hai dòng thơ trên tạo nên mối liên kết chặt chẽ giữa các câu. Từ “đất nước” kết hợp với từ “mẹ già” trong mối tương quan ngang hàng, tạo nên dòng cảm xúc sâu xa, lắng đọng mà tác giả muốn gửi đến bạn đọc. Cả mẹ già và đất nước đều quan trọng và đều gợi nên những nỗi nhớ, niềm thương trong lòng người quân nhân
Câu 5:
Cụm từ “thơm suốt đường con” trong khổ thơ trên là một cách nói ẩn ý. “Thơm suốt đường con” ở đây có thể hiểu là nỗi nhớ, tình yêu mà tác giả dành cho món ăn dân dã ở quê và tình cảm dành cho mẹ mình
Bình luận