Câu hỏi tự luận mức độ nhận biết Ngữ văn 7 Kết nối bài 2: Văn bản đọc - Gặp lá cơm nếp
1. NHẬN BIẾT (7 câu)
Câu 1: Nêu một vài nét về tác giả Thanh Thảo.
Câu 2: Nêu xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác của bài thơ “Gặp lá cơm nếp”
Câu 3: Theo em, bài thơ được viết theo thể loại gì và phương thức biểu đạt chính bài thơ là gì?
Câu 4: Bài thơ được chia làm mấy phần và nội dung chính mỗi bài là gì?
Câu 5: Nội dung chính của bài thơ là gì?
Câu 6: Nhận xét về hình thức bài thơ.
Câu 7: Theo em, thể thơ năm chữ có tác dụng gì trong việc thể hiện cảm xúc của nhà thơ?
Câu 1:
- Thanh Thảo tên khai sinh là Hồ Thành Công, sinh năm 1945
- Quê quán: huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi
- Tác phẩm chính: Những người đi tới biển, Dấu chân qua trảng cỏ, Những ngọn sóng mặt trời, Khối vuông rubic, Từ một đến một trăm... Ngoài ra, ông còn viết báo, tiểu luận, phê bình văn học và nhiều thể loại khác
- Phong cách thơ Thanh Thảo:
+ Thơ Thanh Thảo là tiếng nói của người tri thức nhiều suy tư, trăn trở về các vấn đề xã hội và thời đại.
+ Thơ ông có sự cách tân vô cùng độc đáo, mới lạ cả về nội dung và hình thức thể hiện. Tuy nhiên, ông cũng có không ít những bài thơ đời thường, giản dị, nhất là khi viết về người lính, về mẹ
Câu 2:
Tác phẩm Gặp lá cơm nếp được trích trong tập thơ Dấu chân qua trảng cỏ, sáng tác năm 1978, xuất bản NXB Hội Nhà văn, Hà Nội năm 2015
Câu 3:
- Thể thơ: 5 chữ
- PTBD: biểu cảm
Câu 4:
Bố cục gồm 2 phần:
+ Phần 1: Hai khổ thơ đầu: Mùi hương cơm nếp và hình ảnh người mẹ trong tâm trí tác giả
+ Phần 2: Hai khổ thơ cuối: Nỗi nhớ thương mẹ và đất nước của tác giả
Câu 5:
Bài thơ "Gặp lá cơm nếp" được viết lên từ nỗi nhớ, tình yêu mà nhà thơ dành cho mẹ. Bài thơ đã để lại nhiều cảm xúc trong lòng độc giả.
Câu 6:
- Số tiếng: 5 tiếng / dòng
- Gieo vần: Chân
- Ngắt nhịp: Linh hoạt, biến tấu trên nền nhịp 2/3
- Chia khổ: 4 khổ, trong đó 1 khổ đặc biệt (khổ cuối)
Câu 7:
Thể thơ năm chữ đã góp phần thể hiện cảm xúc của nhà thơ trọn vẹn, thành công. Bởi thể thơ năm chữ ở đây có cách ngắt nhịp linh hoạt, phù hợp với tình cảm, cảm xúc được thể hiện trong bài thơ
Bình luận