Câu hỏi tự luận mức độ vận dụng cao Ngữ văn 7 Kết nối bài 2: Văn bản đọc - Gặp lá cơm nếp

4.     VẬN DỤNG CAO (3 câu)

Câu 1: Em có nhận xét gì về tình cảm của tác giả được thể hiện trong bài thơ?

Câu 2:  Em cảm nhận như thế nào về hình ảnh người con trong bài thơ?

Câu 3: Viết đoạn văn (khoảng 5 – 7 câu) nêu cảm nghĩ về tình yêu của người con đối với mẹ trong bài thơ Gặp lá cơm nếp.


Câu 1: 

 Tình cảm của tác giả chắc hẳn cũng giống với người con. Nỗi nhớ quê nhà chẳng thể dừng chân, tim hướng về đó nhưng không thể bước đến vì ngăn chặn quá nhiều lý do. Sự cô đơn ấy cũng khiến chạm khắc vào lòng độc giả, càng thêm thắm thía và tự hào về người mẹ đất nước, quê hương bao la.

Câu 2:  

Người con trong bài thơ là một người lính Trường Sơn, là người đang ngày ngày hành quân. Người con ấy có mẹ già, có quê hương, đất nước. Khi “xa nhà mấy năm”, chắc chắn người con ấy sẽ phải nhớ đến những gì quen thuộc, gần gũi, những gì như điểm nhấn của kí ức. Đó là bát xôi mùa gặt, là hình ảnh mẹ nhặt lá về đun bếp chiều, là cả một không gian quê hương. Người con – chiến sĩ ấy cũng có những tâm tư, tình cảm, nỗi nhớ của một con người, một thi nhân.

Câu 3

Sau khi đọc xong bài thơ Gặp lá cơm nếp của Thanh Thảo, người đọc có thể thấy được tình yêu của người con đối với người mẹ. Đó là “nỗi nhớ thương”, “làm sao quên được”, là tiếng thảng thốt để phải kêu lên: “ôi mùi vị quê hương”, hay ngay cả việc “thèm bát xôi mùa gặt”. Người mẹ hiện lên với những hình ảnh giản dị, tảo tần: “nhặt lá về đun bếp”, “thổi cơm nếp”. Chỉ là những hình ảnh giản dị vậy thôi nhưng nó là hình ảnh gắn bó, quen thuộc với người con suốt thuở chưa “xa nhà đã mấy năm”. Vì vậy mà người con càng nhớ thương mẹ nhiều hơn. “Mẹ già và đất nước/ Chia đều nỗi nhớ thương” nhưng ta có thể thấy hình ảnh mẹ quen thuộc cũng như đất nước, mẹ già và đất nước ở đây như cũng đã hóa làm một, trở thành điều thiêng liêng nhất


Bình luận

Giải bài tập những môn khác