Đề số 2: Đề kiểm tra KHTN 8 Cánh diều bài 40 Quần xã sinh vật
ĐỀ 2
(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)
Câu 1: Hiện tượng số lượng cá thể của một quần thể bị số lượng cá thể của quần thể khác trong quần xã kìm hãm là hiện tượng nào sau đây?
- A. Khống chế sinh học
- B. Cạnh tranh giữa các loài
- C. Hỗ trợ giữa các loài
- D. Hội sinh giữa các loài
Câu 2: Tập hợp nào sau đây không phải là quần xã sinh vật?
- A. Một khu rừng
- B. Một hồ tự nhiên
- C. Một đàn chuột đồng
- D. Một ao cá
Câu 3: Quan hệ chặt chẽ giữa hai hay nhiều loài mà tất cả các loài tham gia đều có lợi là mối quan hệ
- A. cộng sinh.
- B. hội sinh.
- C. ức chế – cảm nhiễm.
- D. kí sinh.
Câu 4: Chỉ số thể hiện mật độ cá thể của từng loài trong quần xã là
- A. Độ đa dạng
- B. Độ nhiều
- C. Độ thường gặp
- D. Độ tập trung
Câu 5: Quần xã sinh vật là
- A. tập hợp nhiều quần thể sinh vật thuộc các loài khác nhau, cùng sống trong một khoảng không gian xác định và chúng ít quan hệ với nhau.
- B. tập hợp nhiều quần thể sinh vật, cùng sống trong một khoảng không gian xác định và chúng có quan hệ chặt chẽ với nhau.
- C. tập hợp các quần thể sinh vật thuộc các loài khác nhau, cùng sống trong một khoảng không gian và thời gian xác định, chúng có mối quan hệ gắn bó với nhau như một thể thống nhất.
Câu 6: Quá trình biến đổi tuần tự của quần xã, từ dạng khởi đầu được thay thế bằng các quần xã khác nhau và cuối cùng dẫn đến một quần xã ổn định, được gọi là
- A. Biến đổi số lượng cá thể sinh vật
- B. Diễn thế sinh thái
- C. Điều hoà mật độ cá thể của quần xã
- D. Cân bằng sinh thái
Câu 7: Số lượng các loài trong quần xã thể hiện chỉ số nào sau đây
- A. Độ nhiều, độ đa dạng, độ tập trung
- B. Độ đa dạng, độ thường gặp, độ tập trung
- C. Độ thường gặp, độ nhiều, độ tập trung
- D. Độ đa dạng, độ thường gặp, độ nhiều
Câu 8: Ở rừng nhiệt đới Tam Đảo, thì loài đặc trưng là
- A. cá cóc
- B. cây cọ
- C. cây sim
- D. bọ que
Câu 9: Sự phân tầng theo phương thẳng đứng trong quần xã sinh vật có ý nghĩa
- A. tăng hiệu quả sử dụng nguồn sống, tăng sự cạnh tranh giữa các quần thể.
- B. giảm mức độ cạnh tranh giữa các loài, giảm khả năng tận dụng nguồn sống.
- C. giảm mức độ cạnh tranh giữa các loài, nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn sống.
- D. tăng sự cạnh tranh giữa các loài, giảm khả năng tận dụng nguồn sống.
Câu 10: Lưới thức ăn của một quần xã sinh vật trên cạn được mô tả như sau: Các loài cây là thức ăn của sâu đục thân, sâu hại quả, chim ăn hạt, côn trùng cánh cứng ăn vỏ cây và một số loài động vật ăn rễ cây. Chim sâu ăn côn trùng cánh cứng, sâu đục thân và sâu hại quả. Chim sâu và chim ăn hạt đều là thức ăn của chim ăn thịt cỡ lớn. Động vật ăn rễ cây là thức ăn của rắn, thú ăn thịt và chim ăn thịt cỡ lớn. Phân tích lưới thức ăn trên cho thấy
- A. Chim ăn thịt cỡ lớn có thể là bậc dinh dưỡng cấp 2, cũng có thể là bậc dinh dưỡng cấp 3.
- B. Chuỗi thức ăn dài nhất trong lưới thức ăn này có tối đa 4 mắt xích.
- C. Nếu số lượng động vật ăn rễ cây bị giảm mạnh thì sự cạnh tranh giữa chim ăn thịt cỡ lớn và rắn gay gắt hơn so với sự cạnh tranh giữa rắn và thú ăn thịt.
- D. Các loài sâu đục thân, sâu hại quả, động vật ăn rễ cây và côn trùng cánh cứng có ổ sinh thái trùng nhau hoàn toàn.
Câu hỏi | Câu 1 | Câu 2 | Câu 3 | Câu 4 | Câu 5 |
Đáp án | A | C | A | B | C |
Câu hỏi | Câu 6 | Câu 7 | Câu 8 | Câu 9 | Câu 10 |
Đáp án | B | D | B | C | B |
Bình luận