Viết bài văn kể về một sự việc có thật liên quan đến nhân vật hoặc sự kiện lịch sử
Tuyển tập những bài tập làm văn hay nhất trong chương Ngữ văn lớp 7 bộ cánh diều. Sau đây, mời bạn đọc cùng tham khảo bài: Viết bài văn kể về một sự việc có thật liên quan đến nhân vật hoặc sự kiện lịch sử
Đề bài : Viết bài văn kể về một sự việc có thật liên quan đến nhân vật hoặc sự kiện lịch sử
Bài tham khảo 1 :
Giặc Nguyên cho sứ thần sang giả vờ mượn đường để xâm chiếm nước ta. Thấy sứ giặc ngang ngược, Trần Quốc Toản vô cùng căm giận. Biết vua họp bàn việc nước dưới thuyền rồng, Quốc Toản quyết đợi gặp nhà vua xin đánh giặc. Đợi mãi không gặp được vua, cậu liều chết xô mấy người lính gác, xăm xăm xuống bến.Gặp vua, Quốc Toản quỳ xuống tâu: Cho giặc mượn đường là mất nước. Xin bệ hạ cho đánh! Nói xong, cậu tự đặt thanh gươm lên gáy, xin chịu tội.Vua cho Quốc Toản đứng dậy, ôn tồn bảo: Quốc Toản làm trái phép nước, lẽ ra phải trị tội. Nhưng còn trẻ mà đã biết lo việc nước, ta có lời khen.Nói rồi, vua bạn cho Quốc Toản một quả cam. Quốc Toản ấm ức bước lên bờ: “vua ban cho cam quý nhưng xem ta như trẻ con, không cho dự bàn việc nước”. Nghĩ đến quân giặc ngang ngược, cậu nghiến răng, hai bàn tay bóp chặt khi trở ra, Quốc Toản xoè tay cho mọi người xem cam quý. Nhưng quả cam đã nát từ bao giờ.
Bài tham khảo 2:
Một trong những trận đánh lịch sử mà em đặc biệt ấn tượng chính là trận đánh trên sông Bạch Đằng năm 938 của Ngô Quyền.Với sự thông minh, tài trí của mình, Ngô Quyền đã lợi dụng địa hình trên sông Bạch Đằng với sự chênh lệch của mực nước khi thủy triều lên xuống. Từ đó, ông cho lính đóng những chiếc cọc gỗ lớn với phần đầu nhọn xuống đáy sông. Để khi nước lên thì không nhìn thấy cọc, nhưng khi nước rút thì những đầu cọc nhọn hoắt đó sẽ nhô lên thành một nơi đáng sợ. Sau đó, Ngô Quyền chỉ huy một nhóm quân ra ứng đối với quân Nam Hán. Quân ta giả vờ thua trận, dụ địch vào bãi cọc và dằng co ở đó. Rồi khi thủy triều rút, bãi cọc nhô lên. Những chiếc thuyền lớn của giặc bị cọc đâm thủng hết và kẹt lại. Quân ta lúc đó mới xông lên, sử dụng những chiếc thuyền nhỏ linh hoạt, đánh giặc thua tan tác. Chiến thắng vẻ vang ấy đến nay vẫn khiến nhân dân ta không thôi tự hào về sự thông minh tài trí của vua Ngô Quyền.
Bài tham khảo 3 :
Thuở bấy giờ, giặc Minh sang đô hộ nước ta. Ở vùng Lam Sơn, có một nghĩa quân nổi dậy chống lại chúng. Trong buổi đầu, lực lượng còn yếu nên nhiều lần thất bại. Thấy vậy, Đức Long Quân quyết định cho nghĩa quân mượn gươm thần để giết giặc. Ở Thanh Hóa có một người làm nghề đánh cá tên là Lê Thận.Một đêm nọ, Thận thả lưới ở một bến vắng như thường lệ và vớt được một thanh sắt tới ba lần. Thận liền đưa thanh sắt lại mồi lửa thì phát hiện ra đó là một lưỡi gươm, liền đem về. Về sau, Thận gia nhập nghĩa quân Lam Sơn. Một lần, bị giặc phục kích, Lê Lợi và các tướng rút mỗi người một ngả. Lúc đi ngang qua một khu rừng, Lê Lợi thấy có ánh sáng trên ngọn cây đa. Ông trèo lên mới biết đó là một cái chuôi gươm nạm ngọc quý giá. Bỗng nhớ đến lưỡi gươm nhà Lê Thận, ông mang chuôi về tra vào lưỡi gươm thì vừa như in. Thanh gươm quý giúp nhuệ khí của nghĩa quân ngày một tăng, đánh đâu thắng đó khiến cho quân Minh kinh hồn bạt vía. Một năm sau khi đuổi giặc Minh, Lê Lợi cưỡi thuyền rồng dạo quanh hồ Tả Vọng thì có con Rùa Vàng không sợ người, nổi lên đòi lại gươm thần, nhà vua bèn trả lại cho Rùa Vàng. Từ đó, hồ Tả Vọng cũng có tên là Hồ Gươm hay hồ Hoàn Kiếm.
Bình luận