Hãy viết bài văn thuyết minh về một số quy tắc, luật lệ cho một trong các hoạt động hay trò chơi đã được giới thiệu hoặc các hoạt động hay trò chơi tương tự của địa phương em.

Tuyển tập những bài tập làm văn hay nhất trong chương Ngữ văn lớp 7 bộ cánh diều. Sau đây, mời bạn đọc cùng tham khảo bài: Dựa vào các văn bản đã học (“Ca Huế”, “Hội thi thổi cơm”, “Những nét đặc sắc trên “đất vật” Bắc Giang”). Hãy viết bài văn thuyết minh về một số quy tắc, luật lệ cho một trong các hoạt động hay trò chơi đã được giới thiệu hoặc các hoạt động hay trò chơi tương tự của địa phương em.

Đề bài: Dựa vào các văn bản đã học (“Ca Huế”, “Hội thi thổi cơm”, “Những nét đặc sắc trên “đất vật” Bắc Giang”). Hãy viết bài văn thuyết minh về một số quy tắc, luật lệ cho một trong các hoạt động hay trò chơi đã được giới thiệu hoặc các hoạt động hay trò chơi tương tự của địa phương em.

Bài tham khảo 1:

Từ xa xưa, trò chơi dân gian đã giúp con người, đặc biệt là trẻ em giải trí, thư giãn. Một trong những trò chơi hay và hấp dẫn mà nhiều người sẽ biết đến đó chính là cờ vua.

Trò chơi cờ vua có luật chơi khá đơn giản. Về số lượng người, trò chơi này không bị giới hạn. Tuy nhiên, người chơi phải chia thành hai đội nên tổng số người chơi phải là số chẵn. Mỗi đội thường có từ ba đến năm thành viên. Một người sẽ được chỉ định làm quản trị viên. Không gian chơi thường ở những nơi rộng rãi, thoáng mát và bằng phẳng như sân trường, nhà thi đấu,… Đầu tiên, người chơi sẽ phải chọn một đồ vật làm “cờ”. Đây là hạng mục mà cả hai đội sẽ phải thi đấu. Người chơi có thể dùng khăn đỏ, cành cây … làm “cờ”. Tiếp theo, người chơi sẽ phải vẽ sân chơi. Ở giữa sân chơi vẽ một vòng tròn đường kính khoảng 20-25cm. Ở trung tâm của vòng tròn, đặt đối tượng cờ. Ở mỗi đầu của tòa nhà kẻ hai đường thẳng song song, đối xứng với nhau qua đường tròn, cách đường tròn khoảng 6 đến 7m. Đây là vị trí đứng của mỗi đội.

Sau khi chuẩn bị xong, trò chơi sẽ bắt đầu. Mỗi đội sẽ đứng dọc theo các hàng được cung cấp. Các thành viên lần lượt đếm từ một đến hết và phải nhớ chính xác số của mình. Quản trị viên đứng giữa sân chơi, điều khiển lần lượt hô số lượng người chơi. Khi quản trò gọi ra một số, thành viên của hai đội có số thứ tự tương ứng sẽ được chạy dàn hàng ngang đến vòng tròn giữa sân để giành “cờ”. Admin có thể được phép gọi nhiều số cùng một lúc. Hoặc gọi hai hoặc ba số với nhau. Người cướp được “cờ” đầu tiên phải nhanh chóng chạy về vạch xuất phát của đội mình. Người chơi còn lại phải tìm cách đuổi theo và chạm vào người đang cầm “cờ”. Nhưng hãy chắc chắn rằng chỉ những người chơi có cùng số mới có thể chạm vào nhau. Nếu bạn có thể chạm vào người đó, điểm sẽ thuộc về đội của người chơi đuổi theo. Nếu không, đội nào chụp được cờ về đích an toàn, đội chụp được cờ sẽ được một điểm. Ban quản trị trò chơi tiếp tục tiến hành các trò chơi tiếp theo. Số lượt chơi sẽ có giới hạn. Sau một số lượt nhất định, cộng điểm chiến thắng cho mỗi đội. Đội nào được nhieeuf điểm hơn là đội chiên thắng chung cuộc.

Một số lưu ý khi chơi cướp cờ như: Chỉ những người chơi gọi đúng số của mình mới được chạy lên cướp cờ. Người chơi chạy sai số sẽ trừ một điểm vào số điểm của đội mình. Nếu một người chơi đã vượt qua vạch đích, đừng tiếp tục đánh người đó …

Trò chơi cờ vua giúp rèn luyện khả năng phản xạ, sự linh hoạt và nhanh nhẹn của mỗi người. Không chỉ vậy, trò chơi này còn giúp rèn luyện tinh thần đồng đội và khả năng hợp tác của mỗi người. Đây là một trò chơi rất hấp dẫn, thú vị.

 Bài tham khảo 2:

Đời sống văn hóa của con người Việt Nam từ bao đời nay là vô cùng phong phú và đa dạng. Trước khi có sự xuất hiện của Internet, các hình thức giải trí game online, những trò chơi dân gian luôn dành được sự yêu thích của rất nhiều người. Trong những trò chơi dân gian lâu đời của dân tộc nhất định phải kể đến trò chơi kéo co, một trò chơi đề cao tinh thần đồng đội, sức mạnh tập thể để giành chiến thắng.

 

Kéo co là một trò chơi dân gian của nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Môn thể thao này hay xuất hiện tại các cuộc họp mặt, giao lưu giữa các thôn làng, các lớp, ban ngành, đoàn thể, đặc biệt là các lễ hội truyền thống. Đây được xem là môn thể thao không chỉ dùng sức mà còn dùng trí tuệ để đạt được thành tích cao nhất. Tương tự các trò chơi dân gian khác, để chơi kéo co người chơi cần một vài dụng cụ đơn giản như: dây thừng có chiều dài cỡ 7-15m tùy số lượng người tham gia; dây đỏ để đánh dấu giữa sợi dây thừng và vạch kẻ phân chia ranh giới hai đội.

Về luật chơi thì tại mỗi địa phương, tuỳ thuộc vào quy mô mà có đề xuất những luật đi kèm thêm. Tuy nhiên luật chơi thông thường sẽ  bao gồm những điều sau. Hai đội với số lượng thành viên như nhau, ngang nhau về thể lực để tạo nên sự công bằng. Tất cả các thành viên tham gia sẽ cùng nắm vào dây thừng chuẩn bị từ trước sao cho dây đỏ nằm chính giữa hai đội. Mỗi đội được tự do lựa chọn cách sắp xếp thành viên, vị trí đứng. Khi có tín hiệu của trọng tài, hai đội dùng sức kéo dây thừng về phía mình, đội nào kéo phần dây đỏ lệch về phía mình trước thì sẽ giành chiến thắng. Ngoài ra, có nhiều nơi có thể chọn luật thắng bằng cách vẽ thêm 2 đường thua cuộc ở 2 bên đối xứng với vạch chuẩn. Sợi dây đỏ ở giữa dây thừng của đội nào vượt qua vạch thua cuộc của bên đối thủ là đội thua. Để công bằng, kéo co thường tổ chức 3 lượt đấu, ai dành chiến thắng 2 hiệp sẽ được xem là thắng cuộc. Phần vạch kẻ có thể thêm 2 đường kẻ phụ phân định kéo co qua mức đó mới tính là chiến thắng.

Trò chơi kéo co đã có những luật lệ trò chơi riêng, nhưng để nắm chắc phần thắng thì người  chơi vẫn cần phải nắm chắc những điều sau: thứ nhất, về cách sắp xếp đội hình chuẩn. Kéo co quan trọng lực kéo mạnh, do đó sắp xếp vị trí của các thành viên cũng là cách để tăng thêm sức mạnh. Khi sắp xếp đội hình thì người chơi cần lưu ý: Cả đội chơi có thể đứng so le hoặc cùng đứng về một bên. Tuy nhiên nếu có nhiều người khỏe, trụ cột của đội thì nên đứng về một bên để tập trung lực. Ngoài ra các thành viên đứng giãn đều nhau, tránh va chạm, dẫm đạp lên nhau khi kéo. Người đứng đầu tiên nên là người có sức khỏe tốt, bàn tay to để bám chắc tay và có kinh nghiệm khi chơi kéo co để có thể điều khiển được sợi dây thừng trong quá trình thi đấu. Người đứng cuối cùng giữ vai trò cực kỳ quan trọng và họ sẽ điều hướng dây thừng sao cho thẳng để tập trung lực được tốt nhất. Đứng ở vị trí cuối cần chọn người có một sức khỏe tốt, dáng người cao to và có thể điều hướng dây. Thứ hai đó là về tư thế kéo co. Bên cạnh đội hình người chơi cũng cần có một tư thế vững chắc để có thể tạo được lực nhiều nhất. Tư thế kéo co chuẩn đó là người chơi cần kẹp dây thừng kéo co vào nách thật chặt, chân đứng theo kiểu đứng tấn để có được lực trọng tâm lớn nhất. Nếu người chơi (bạn) thuận tay phải, hãy đứng về bên trái dây co và ngược lại cho tay trái. Ngoài ra, để tăng độ bám đất và hệ số ma sát thì người chơi nên chuẩn bị cho mình một đôi giày vải, có nhiều gân dưới đế và rãnh sâu. Cuối cùng đó là người chơi phải giữ chặt tay và dây kéo. Trong quá trình thi đấu người chơi cần liên tục giữ chặt tay và dây thừng để tạo điểm ma sát giúp dây không bị trượt khỏi tay cũng như là hạn chế trầy xước, chấn thương trong quá trình kéo co. Điều người tham gia cần làm là kéo chân di chuyển cùng lúc với các thành viên trong đội để kéo sợi dây về phía mình. Lưu ý không nên kéo bằng tay người chơi chỉ nên kéo bằng chân.

Đó là những luật lệ và những mẹo giành chiến thắng cho người tham gia trò chơi kéo co. Mong rằng, trò chơi kéo co sẽ còn được phát huy hơn nữa trong các giờ ra chơi, các cuộc thi đua ở các lớp học, trường học để thế hệ trẻ sau này có thể cảm nhận và gìn giữ trò chơi dân gian tuyệt vời này.

 Bài tham khảo 3:

 

Việt Nam là một nước giàu truyền thống văn hóa với những giá trị đời sống tinh thần rất đa dạng phong phú. Trong đó, những trò chơi dân gian cũng được xem như là những nét đẹp văn hóa làm nên bản sắc cho dân tộc Việt Nam. Một trong những trò chơi thú vị và khá phổ biến là trò chơi Chi chi chành chành.

Cách chơi của trò chơi này rất đơn giản. Người chơi có thể từ 3 người trở lên. Chọn một người đứng ra trước xòe bàn tay ra các người khác giơ ngón trỏ ra đặt vào long bàn tay vào. Người xòe bàn tay đọc thật nhanh:

“Chi chi chành chành.

Cái đanh thổi lửa.

Con ngựa chết chương.

Ba vương ngũ đế.

Chấp chế đi tìm

Ù à ù ập.”

Đọc đến chữ “ập” người xòe tay nắm lại, những người khác cố gắng rút tay ra thật nhanh, ai rút không kịp bị nắm trúng thì vào thế chỗ người xòe tay và vừa làm vừa đọc bài đồng dao cho các bạn khác chơi.

Chi chi chành chành là một trò chơi dân gian của những đứa trẻ đất Việt. Trò chơi giúp rèn luyện phản xạ nhanh nhẹn cho các bé và không đòi hỏi phải có sân chơi cũng như cần có quá nhiều người chơi. Trò chơi dân gian ấy đã trở thành một phần trong  kí  ức tuổi thơ của nhiều thế hệ và mong rằng trong thời  đại mới, chi chi chành chành sẽ mãi được gìn giữ.

Bài tham khảo 4:

Nét văn hóa truyền thống của dân tộc Việt Nam được thể hiện qua rất nhiều hình thức, một trong những hình thức đó là các trò chơi dân gian. Từ xưa đến nay, chúng ta được biết đến với rất nhiều những trò chơi dân gian mang đậm nét truyền thống của dân tộc. Bịt mắt bắt dê được xem là một trong các trò chơi có từ lâu đời và vô cùng độc đáo.

Bịt mắt bắt dê là trò chơi đã xuất hiện từ rất lâu. Ngay từ trong những bức tranh cổ, chúng ta còn lưu lại những hình ảnh về một miền kí ức xưa kia với những cô bé, cậu bé chơi trò chơi hay những người lớn cùng nhau đứng trong một vòng tròn, bịt mắt để bắt dê. Như chính cái tên của trò chơi này, đây là trò chơi nhiều người cùng tham gia, bịt mắt để bắt được dê. Chúng ta đặt ra câu hỏi tại sao là "bắt dê" chứ không phải bắt một con vật nào khác. Điều này được lí giải bởi loài dê là loài có tính hiền lành, nhút nhát, linh hoạt và rất thích vận động. Chính vì thế, người bắt được nó đòi hỏi phải có sự tinh ý, nhanh nhẹn, thậm chí là cả chiến thuật nhất định. Mở mắt để bắt dê đã khó, bịt mắt để bắt được dê lại càng khó khăn hơn. Chính vì thế, đây được coi là trò chơi khá khó khăn nhưng lại vô cùng thú vị, hấp dẫn.

Thông thường, theo cách chơi trước kia, đúng nguyên bản của trò chơi, đây là trò chơi thường được tổ chức trong các lễ hội. Với sự tham gia của những người lớn là chủ yếu, đặc biệt là những bạn nam thanh nữ tú tham gia lễ hội. Có hai người chơi chính, họ được bịt mắt để tìm bắt dê. Con dê sẽ được đeo một vật để phát ra được tiếng động giúp cho người tìm dễ nhận biết được. Những người xung quanh không tham gia chơi sẽ đóng vai trò làm khán giả, hò reo cổ vũ người chơi. Tất cả tạo nên một không khí sôi nổi, sinh động và thú vị của lễ hội. Sau một quãng thời gian nhất định, người chơi phải tìm ra được con dê. Nếu cả hai không tìm được, trò chơi kết thúc và nhường lượt chơi cho những người tiếp theo.

Sau này, trò chơi bịt mắt bắt dê có rất nhiều những biến thể khác nhau. Có khi là hai hay nhiều người cùng chơi, họ vẫn bịt mắt nhưng điều khác biệt là không có con dê nào được bắt cả. Một người chơi chính sẽ bắt những người còn lại, những người còn lại hóa thân thành những chú dê, có thể phát ra những tiếng động để người chơi chính dễ tìm thấy. Vì thế, với biến thể này, nhiều đối tượng có thể tham gia chơi, ngay cả trẻ em cũng có thể chơi trò chơi này để rèn luyện tính phán đoán, sự nhanh nhạy và linh hoạt, rèn luyện các giác quan khác nhau. Cũng chính vì tính phổ biến của trò chơi, bịt mắt bắt dê được tổ chức ở rất nhiều địa điểm, những dịp khác nhau. Trong nhà trường, các hội thi, các lễ hội đều có thể tổ chức trò chơi này.

Ngày nay, khi xã hội hiện đại phát triển, khi nhu cầu giải trí, đời sống tinh thần của con người ngày một cao, có rất nhiều những trò chơi hiện đại, tiên tiến ra đời. Vậy nhưng, những trò chơi dân gian, trong đó có trò chơi bịt mắt bắt dê luôn là một phần kí ức của tuổi thơ, luôn là một mảnh kí ức đẹp trong tâm hồn người Việt. Cũng chính vì nét đẹp văn hóa này, chúng ta bắt gặp rất nhiều hình ảnh của trò chơi này trong các tác phẩm nghệ thuật như tranh ảnh hay thơ ca.

Thêm kiến thức môn học

Bình luận

Giải bài tập những môn khác