Sau khi học bài thơ “Những cánh buồm” (Hoàng Trung Thông), có bạn cho rằng: Hình ảnh cánh buồm trong bài thơ tượng trưng cho khát vọng vươn xa của người con. Lại có bạn cho rằng: Chủ đề bài thơ ấy ca ngợi trí tưởng tượng của em nhỏ. Ý kiến của em như thế

Tuyển tập những bài tập làm văn hay nhất trong chương Ngữ văn lớp 7 bộ cánh diều. Sau đây, mời bạn đọc cùng tham khảo bài: Viết đoạn văn (khoảng 5-7 câu) kể lại sự việc bầy chim chìa vôi bay lên khỏi bãi sông bằng lời của một trong hai nhân vật Mon hoặc Mèn (ngôi kể thứ nhất) trong đoạn trích Bầy chim chìa vôi - Nguyễn Quang Thiều

Sau khi học bài thơ “Những cánh buồm” (Hoàng Trung Thông), có bạn cho rằng: Hình ảnh cánh buồm trong bài thơ tượng trưng cho khát vọng vươn xa của người con. Lại có bạn cho rằng: Chủ đề bài thơ ấy ca ngợi trí tưởng tượng của em nhỏ. Ý kiến của em như thế nào?

Tham khảo 1:

Trong những tiết học trước chúng ta đã cúng nhau tìm hiểu văn bản Những cánh buồm của Hoàng Trung Thông. Đây là một bài thơ hay đặc sắc về tình cha con. Trong văn bản xuất hiện hình ảnh cánh buồm, và có ý kiến trái chiều về hình ảnh này: ý kiến thứ nhất hình ảnh cánh buồm tượng trưng cho khát vọng vươn xa của người con. Ý kiến thứ hai hình ảnh cánh buồm tượng trưng cho những ước mơ chưa đạt được của người cha. Vậy theo các bạn ý kiến nào đúng? Các bạn hãy lắng nghe ý kiến của mình và cùng trao đổi nhé!

Trước hết chúng ta nhận thấy cả hai ý kiến nêu ra đều nói về hình ảnh “cánh buồm”. Cánh buồm dựa vào sức gió để vươn ra ngoài khơi xa, giúp con người khám phá và chinh phục thiên nhiên. Cánh buồm xuất hiện trong văn bản gắn với cả người con và người cha, đều thể hiện khát vọng của con người vươn cao, vươn xa. Tuy nhiên ở hai ý kiến có sự khác nhau: ý kiến đầu cánh buồm tượng trưng cho khát vọng vươn xa của người con. Ý kiến thứ hai hình ảnh cánh buồm tượng trưng cho những ước mơ chưa đạt được của người cha. Nếu chúng ta đọc hai khổ thơ cuối riêng rẽ nhau thì ý kiến nào cũng đúng. Nhưng chúng ta đặt trong chỉnh thể bài thơ thì hai ý kiến này có ý đúng nhưng chưa thật đầy đủ và chuẩn xác.

Theo em, khi nhận xét về hình ảnh cánh buồm, chúng ta cần xem xét tới ngữ cảnh cũng như xem xét trong chỉnh thể bài thơ. Chúng ta cần khẳng định với nhau rằng cánh buồm ở đây là hình ảnh ẩn dụ. Bản chất cánh buồm là dựa vào sức gió để vươn xa, qua đó thể hiện khát vọng vươn xa của con người. Ở khổ thơ thứ tư, cánh buồm xuất hiện trong ước muốn của người con “cha mượn cho con buồm trắng/ để đi…” thể hiện mong muốn, khao khát chinh phục khám phá thiên nhiên của người con. Còn ở khổ thơ cuối, qua lời giãi bày của người cha “cha gặp lại mình trong tiếng ước mơ con”, chúng ta cũng thấy được ước muốn, khao khát chinh phục thiên nhiên của người cha chưa thực hiện được.

Như vậy, khi đặt hình ảnh cánh buồm trong chỉnh thể bài thơ cùng với ngữ cảnh em xin đưa ra ý kiến của mình: hình ảnh cánh buồm vừa thể hiện khát vọng vươn xa của người con vừa thể hiện được những ước mơ chưa đạt được của người cha.

Tham khảo 2:

Những cánh buồm của Hoàng Trung Thông là một bài thơ giàu chất suy tư, trầm lắng trong từng nhịp thơ, thấm thì như tiếng vỗ êm đềm của đại dương, nhưng vẫn huyền diệu trong hình ảnh thơ hai cha con với những hoài bảo trong sáng như một huyền thoại. Hoàng Trung Thông gửi gắm ước mơ được bay xa tới những vùng trời mơ ước của hai thế hệ trong hình tượng cánh buồm căng phồng lao đi trên mặt biển trong hơi gió chứ không phải trong các con thuyền đồ sộ.. Đây là một bài thơ hay đặc sắc về tình cha con. Tuy nhiên, có ý kiến trái chiều về hình ảnh này, có người cho rằng hình ảnh cánh buồm tượng trưng cho khát vọng vươn xa của người con. Ý kiến khác lại cho rằng hình ảnh cánh buồm tượng trưng cho những ước mơ chưa đạt được của người cha. Em đồng tình với ý kiến thứ nhất cho rang hình ảnh cánh buồm tượng trưng cho khát vọng vươn xa của người con.

Nguyên nhân đầu tiên, ta nhận thấy điểm chung của hai ý kiến đều nói về hình ảnh “cánh buồm”. Cánh buồm trong văn bản gắn với cả người con và người cha, đều thể hiện khát vọng của con người vươn cao, vươn xa, giống như dựa vào sức gió để vươn ra ngoài khơi xa, giúp con người khám phá và chinh phục thiên nhiên.

Nếu chỉ đọc hai khổ thơ cuối, nhiều người có thể cho rằng ý kiến nào cũng có phần đúng. Tuy nhiên, khi đọc cả bài thơ, em cảm thấy hai ý kiến chưa thật sự hoàn toàn đúng.

Đối với hình ảnh cánh buồm, chúng ta cần phân tích ngữ cảnh cũng như xem xét trong chỉnh thể bài thơ. Trước tiên, cánh buồm ở đây chính là hình ảnh ẩn dụ. Bản chất cánh buồm là dựa vào sức gió để vươn xa, qua đó thể hiện khát vọng vươn xa của con người. Ở khổ thơ thứ tư, cánh buồm xuất hiện trong ước muốn của người con “cha mượn cho con buồm trắng/ để đi…” thể hiện mong muốn, khao khát chinh phục khám phá thiên nhiên của người con. Còn ở khổ thơ cuối, qua lời giãi bày của người cha “cha gặp lại mình trong tiếng ước mơ con”, chúng ta cũng thấy được ước muốn, khao khát chinh phục thiên nhiên của người cha chưa thực hiện được.

Do đó, khi đặt hình ảnh cánh buồm trong chỉnh thể bài thơ cùng với ngữ cảnh em xin đưa ra ý kiến của mình: hình ảnh cánh buồm vừa thể hiện khát vọng vươn xa của người con vừa thể hiện được những ước mơ chưa đạt được của người cha.

Tham khảo 3:

Thơ đích thực nói lên thật xúc động niềm vui, nỗi đau của con người. Thơ hay diễn tả được ước mơ, khát vọng về hạnh phúc của đồng loại. Bài thơ “Những cánh buồm” của Hoàng Trung Thông là một bài thơ hay. Cánh buồm là một biểu tượng. Bài thơ vừa ca ngợi tình cha - con, vừa nói lên ước mơ và hạnh phúc của thiếu nhi, người chủ tương lai của đất nước. Tuy nhiên, khi đọc bài thơ, nhiều người cho rằng hình ảnh cánh buồm tượng trưng cho khát vọng vươn xa của người con. Số còn lại cho rằng hình ảnh cánh buồm tượng trưng cho những ước mơ chưa đạt được của người cha. Ý kiến nào mới thật sự chính xác? Chúng ta cùng tìm câu trả lời bên trong bài thơ:

Cánh buồm dựa vào sức gió để vươn ra ngoài khơi xa, giúp con người khám phá và chinh phục thiên nhiên. Cả hai ý kiến đều nói về cánh buồm, một hình ảnh ẩn dụ trong bài thơ:

Theo cánh buồm đi mãi đến nơi xa

Sẽ có cây, có cửa, có nhà

Vẫn là đất nước của ta

Những nơi đó cha chưa hề đi đến

Hình ảnh “cánh buồm” trong đoạn thơ tượng trưng cho lí tưởng cách mạng và sức mạnh của thời đại mà Đảng và Bác Hồ sẽ nâng cánh ước mơ cho thế hệ trẻ Việt Nam đi tới mọi chân trời. Hoàng Trung Thông đã sử dụng hình thức đối thoại tâm tình để nói lên mơ ước tốt đẹp của tuổi trẻ Việt Nam. Các điệp từ: “sẽ có... có... có”, và từ “vẫn là” đã khẳng định niềm tin mạnh mẽ vào ước mơ sẽ trở thành hiện thực.

“Cánh buồm xa”, “buồm trắng” ở đoạn cuối tượng trưng cho khát vọng lên đường của con, của thế hệ trẻ để hiến dâng và phục vụ, để lao động và sáng tạo xây dựng Tổ quốc phồn vinh:

“Con lại trỏ cánh buồm xa, nói khẽ:

Cha mượn cho con buồm trắng nhé,

Để con đi...”

Cánh buồm xuất hiện trong văn bản gắn với cả người con và người cha, đều thể hiện khát vọng của con người vươn cao, vươn xa. Bản chất cánh buồm là dựa vào sức gió để vươn xa, qua đó thể hiện khát vọng vươn xa của con người. Ở khổ thơ thứ tư, cánh buồm xuất hiện trong ước muốn của người con “cha mượn cho con buồm trắng/ để đi…” thể hiện mong muốn, khao khát chinh phục khám phá thiên nhiên của người con. Còn ở khổ thơ cuối, qua lời giãi bày của người cha “cha gặp lại mình trong tiếng ước mơ con”, chúng ta cũng thấy được ước muốn, khao khát chinh phục thiên nhiên của người cha chưa thực hiện được.

Tóm lại, khi đặt hình ảnh cánh buồm trong chỉnh thể bài thơ cùng với ngữ cảnh em xin đưa ra ý kiến của mình: hình ảnh cánh buồm vừa thể hiện khát vọng vươn xa của người con vừa thể hiện được những ước mơ chưa đạt được của người cha.

Tham khảo 4:

Hình ảnh cánh buồm trong bài thơ Những cánh buồm của Hoàng Trung Thông là hình ảnh mang tính biểu tượng để lại nhiều suy tư trong tâm tưởng người đọc. Có hai ý kiến khác nhau khi đi lý giải về hình ảnh này. Có bạn cho rằng: Hình ảnh cánh buồm trong bài thơ tượng trưng cho khát vọng vươn xa của người con. Lại có ý kiến khác: Hình ảnh cánh buồm tượng trưng cho những ước mơ chưa đạt được của người cha.

Điểm giống nhau của hai ý kiến đó là đều nói rằng hình ảnh cánh buồm dùng để chỉ ước mơ. Có điều, nếu ý kiến thứ nhất cho rằng hình ảnh cánh buồm tượng trưng cho khát vọng vươn xa của người con thì luồng ý kiến thứ hai lại suy tư khác. Cụ thể, ý kiến này khẳng định hình ảnh cánh buồm tượng trưng cho những ước mơ chưa đạt được của người cha.

Đối với ý kiến thứ nhất, người nói rất có lý khi cho rằng hình ảnh cánh buồm tượng trưng cho khát vọng người con. Điều đó được thể hiện rất rõ qua những lời nói, hành động của cậu bé trong bài:

“Con lại trỏ cánh buồm xa nói khẽ:

Cha mượn cho con buồm trắng nhé,

Để con đi…”

Cậu dùng hành động kết hợp với lời nói nhỏ nhẹ như sợ cảnh vật giật mình, làm phá tan không gian thanh bình. Lời đề nghị rất ngây ngô, cậu muốn mượn “buồm trắng” để thỏa mong ước khám phá thế giới bao la rộng lớn ngoài kia. Như vậy, cánh buồm ở đây chính là phương tiện, là cánh cửa mở ra những hoài bão lớn lao của đứa con nhỏ.

Tuy nhiên, nói như vậy không có nghĩa là luồng ý kiến thứ hai hoàn toàn không có căn cứ. Cánh buồm cũng thể hiện những ước mơ xưa cũ của người cha. Điều đó được thể hiện rõ ràng qua hai câu thơ:

“Lời của con hay tiếng sóng thầm thì

Hay tiếng lòng cha từ một thời xa thẳm”

Lời nói gián tiếp và câu hỏi tu từ thể hiện sự không chắc chắn nơi người cha, rằng câu nói vừa rồi là của con, của sóng hay của chính lòng mình. Cánh buồm kiêu hãnh ngoài biển khơi thể hiện khao khát được đi xa để khám phá, hay cũng chính là nơi chất chứa hình cha thuở trước. Như vậy, người cha đã thấy mình trong chính ước mơ của con nhỏ.

Như vậy, hai ý kiến trên đều đúng và có thể bổ sung cho nhau để hợp thành một ý hoàn chỉnh, nói lên ý nghĩa của hình ảnh cánh buồm trong bài thơ Những cánh buồm của Nguyễn Trung Thông.

Tham khảo 5:

Theo em, cả hai ý kiến trên đều đúng. Bài thơ “Mây và sóng” của Ta-go vừa ca ngợi tình mẫu tử thiêng liêng, vừa ca ngợi trí tưởng tượng ngây thơ, trong sáng của các em nhỏ.

- Ý thứ nhất được thể hiện qua câu nói: “Mẹ mình đang đợi mình ở nhà.”, “Làm sao có thể rời mẹ mà đến được?”, “Buổi chiều mẹ luôn muốn mình ở nhà, làm sao có thể rời mẹ mà đi được?”. Nó thể hiện ý chí kiên định của người con. Dù bên ngoài kia có biết bao cám dỗ, bao cuộc vui thật hay, thú vị, người con vẫn không quên rằng mẹ vẫn ở nhà đợi mình, vẫn yêu thương và hết mực chăm lo cho mình. Đó là tình cảm mẫu tử thiêng liêng đã đánh bại những cuộc vui tầm thường ngoài kia.

- Ý thứ hai được thể hiện rõ nét qua cuộc đối thoại giữa con và người trên đám mây, người trong sóng và giữa hai mẹ con. Trí tưởng tượng là vô hạn, người con nhìn lên bầu trời, thấy những đám mây đang trôi, tưởng tượng nó đang nô đùa và muốn được chơi cùng, hay nhìn thấy sóng biển, em cũng muốn được đi ra ngoài khơi xa, ngắm nhìn thế giới ngoài kia. Nhưng vì không muốn rời xa mẹ mình, em đã nghĩ đến một trò chơi khác, cái mà không phải rời xa mẹ và vẫn có thể thỏa mãn bản thân. Ngay cả những trò chơi hay những cuộc hội thoại, đó đều là sự tưởng tượng chứa đầy sự ngây thơ, vô tư của đứa trẻ.

Bình luận

Giải bài tập những môn khác