Có người cho rằng sự việc và con người được kể trong văn bản “ Bạch tuộc” (Véc-nơ) hoặc “Chất làm gì” (Bret-bơ-ry) là không có thực, một số người lại cho là có thực. Em có ý kiến như thế nào?

Tuyển tập những bài tập làm văn hay nhất trong chương Ngữ văn lớp 7 bộ cánh diều. Sau đây, mời bạn đọc cùng tham khảo bài: Có người cho rằng sự việc và con người được kể trong văn bản “ Bạch tuộc” (Véc-nơ) hoặc “Chất làm gì” (Bret-bơ-ry) là không có thực, một số người lại cho là có thực. Em có ý kiến như thế nào?

Đề bài : Có người cho rằng sự việc và con người được kể trong văn bản “ Bạch tuộc” (Véc-nơ) hoặc “Chất làm gì” (Bret-bơ-ry) là không có thực, một số người lại cho là có thực. Em có ý kiến như thế nào?

Bài tham khảo 1: 

“Hai vạn dặm dưới đáy biển” là một cuốn tiểu thuyết giả tưởng hiện đại nổi tiếng của tác giả Jules Gabriel Verne. Đến với cuốn tiểu thuyết này người đọc sẽ phải sửng sốt trước những kì quan dưới đáy biển mà tác giả miêu tả qua ô cửa phòng khách của thuyền trưởng Nê-mô trên chiếc tàu ngầm Nau-ti-lux. Cuốn sách không chỉ dành cho lứa tuổi thiếu nhi mà còn dành cho mọi thế hệ người đọc. Có người cho rằng sự việc và con người được kể trong văn bản "Bạch tuộc" (Véc-nơ) là không có thực, một số người lại cho là có thực, tạo nên nhiều ý kiến trái chiều.

Văn bản Bạch tuộc kể về cuộc chiến giữa các thủy thủ với những con bạch tuộc khổng lồ. Có người cho là sự việc và con người được kể trong văn bản Bạch tuộc không có thật, một số người cho là có thực. Sự việc có thực đó là đoàn thủy thủ gặp những con bạch tuộc ở biển khơi. Không có thực là những chi tiết nhà văn đã tưởng tượng ra trận chiến ác liệt giữa đoàn thủy thủ với những con bạch tuộc khổng lồ. Con bạch tuộc dài chừng 8m, có 8 râu dài uốn cong, hàm răng nhọn rung lên bần bật, thân hình là khối thịt tầm 20, 25 tấn. Con tàu lặn dưới biển hai, ba nghìn mét rồi nổi lên gần mặt biển năm trăm mét… là những chi tiết không có thật

Sự việc và con người trong văn bản là do nhà văn tưởng tượng ra nhưng liên quan đến chuyện thực về những nguy hiểm trong lòng biển cả, về lòng dũng cảm của con người, về mơ ước và khao khát có những con tàu ngầm hiện đại. Ngày nay mơ ước chế tạo những con tàu ngầm hiện đại đã trở thành hiện thực.

Như vậy sự việc và con người được nói đến trong văn bản Bạch tuộc vừa có thực lại vừa do nhà văn tưởng tượng ra. Điều này làm nên những nét vô cùng đặc biệt trong văn bản “Bạch tuộc” nói riêng và cả tác phẩm “Hai vạn dặm dưới đáy biển” nói chung.

Bài tham khảo 2 : 

Trước hết, văn bản "Chất làm gỉ" kể lại cuộc hội thoại giữa viên đại tá với anh trung sĩ trẻ. Anh trung sĩ bày tỏ nguyện vọng về cuộc sống không có chiến tranh. Đại tá cho rằng ý kiến của anh là một mộng tưởng ngớ ngẩn, hão huyền. Sau khi anh rời khỏi, những cỗ máy và vũ khí chiến tranh dần tan biến. Biết được sự việc xảy ra, viên đại tá gào to qua điện thoại ép buộc lính gác phải trói được anh trung sĩ bằng mọi cách trong lúc ông đến đó.

Các bạn có thể thấy đấy, câu chuyện về một loại chất làm gỉ khiến cho những khẩu súng, những chiếc máy bay, xe tăng là sự việc không có thực. Những chi tiết ấy được xây dựng dựa trên trí tưởng tượng của nhà văn về một loại chất có khả năng phá hủy vũ khí và cỗ máy chiến tranh. Nhưng câu chuyện viễn tưởng này lại xuất phát từ những điều có thật trong cuộc sống. Đó là ước mơ và khát vọng của con người về cuộc sống hòa bình. Dù truyện ngắn đã sáng tác khá lâu trước khi con người đạt được thành tựu khoa học rực rỡ như bây giờ nhưng nó vẫn có sức sống đến tận hôm nay. Ở thời điểm hiện tại, hợp chất có tác dụng phá hủy, bào mòn kim loại không còn là điều bất khả thi. Song trong bối cảnh tất cả các quốc gia trên thế giới đều đang cố gắng củng cố tiềm lực quốc phòng và chạy đua vũ trang như hiện nay thì khát vọng về một thế giới hòa bình vẫn là ước muốn chung của toàn thể nhân loại.

Bài tham khảo 3 :

Đoạn trích "Bạch tuộc" kể về cuộc chiến đấu với những con bạch tuộc khổng lồ của giáo sư A-rôn-nác, anh giúp việc Công-xây và thợ săn cá voi Nét-len. Kết cục của cuộc chiến là lũ bạch tuộc đều bỏ mạng dưới tay của những thuyền viên trên tàu, còn Nê-mô thì ứa lệ khi chứng kiến người đồng hương của mình bị bạch tuộc nuốt xuống biển.

Như các bạn có thể thấy chuyến phiêu lưu của đoàn thám hiểm và cuộc chiến đấu với con bạch tuộc khổng lồ là câu chuyện không có thực. Bởi nó được sáng tạo dựa trên trí tưởng tượng của nhà văn. Tuy nhiên, sự vật, sự việc, con người của ông đều bắt nguồn từ những quan sát từ đời sống như loài bạch tuộc, đảo, quần đảo, các loại tảo,... ở đại dương và tiến bộ của khoa học. Bên cạnh đó, nó còn phản ánh về những hiểm nguy mà con người phải đối mặt nơi biển cả, về lòng dũng cảm và khát vọng chế tạo ra những chiếc tàu ngầm hiện đại có khả năng lặn sâu dưới nước. Ngày nay, ước mơ ấy đã trở thành hiện thực và là tiền đề để con người giải mã những bí ẩn nằm dưới đáy đại dương. Đọc đoạn trích "Bạch tuộc", mình không khỏi cảm thấy choáng ngợp trước sự hùng vĩ của thiên nhiên và khâm phục trước tài năng bậc nhất của tác giả.

Bình luận

Giải bài tập những môn khác