Hãy viết đoạn văn bộc lộ cảm xúc của em khi đọc bài thơ Ông đồ của Vũ Đình Liên

Tuyển tập những bài tập làm văn hay nhất trong chương Ngữ văn lớp 7 bộ cánh diều. Sau đây, mời bạn đọc cùng tham khảo bài: Hãy viết đoạn văn bộc lộ cảm xúc của em khi đọc bài thơ Ông đồ của Vũ Đình Liên

Đề bài : Hãy viết đoạn văn bộc lộ cảm xúc của em khi đọc bài thơ Ông đồ của Vũ Đình Liên

Bài tham khảo 1 : 

Bài thơ Ông đồ của Vũ Đình Liên là một bài thơ ngũ ngôn bình dị mà cô đọng, đầy gợi cảm. Trong bài thơ, tôi ấn tượng nhất với hình ảnh: "Giấy đỏ buồn không thắm/ Mực đọng trong nghiên sầu". Khi đọc hai câu thơ này, người ta dễ dàng nhận thấy ở đây có sử dụng biện pháp tu từ nhân hóa. Vì giấy, mực nghiên là những vật vô tri, vô giác giờ đây lại cũng biết buồn. Vậy là những vật dụng liên quan đến thư pháp, liên quan đến một vẻ đẹp truyền thống của ông cha đã trở thành một điều gì đó thiêng liêng, tinh túy, vì chúng có "hồn". Đấy có lẽ là một trong những nét nghĩa đầu tiên của hai câu thơ này. Vậy còn nét nghĩa thứ hai? Nếu để ý, ta sẽ thấy hai câu thơ chỉ thuần tả cảnh mà không tả người. Cảnh vật ở đây có hồn, như nhuốm màu tâm trạng. Không có một từ ngữ nào nói về con người và trạng thái tâm lí của họ, nhưng "người buồn cảnh có vui đâu bao giờ"! Chính là vì thế, vì người không vui nên cảnh mới buồn. Nói cách khác, bóc lớp nghĩa sử dụng biện pháp nhân hóa, ta sẽ thấy được nghệ thuật tả cảnh ngụ tình. Vậy là chỉ hai câu thơ tưởng như đơn giản, mà có tới hai tầng ý nghĩa. Điều đó đã cho thấy sự cô đọng, gợi cảm trong bài thơ Ông đồ của Vũ Đình Liên.

Bài tham khảo 2 : 

Sau khi em đọc bài thơ này đã hiện lên trong đầu em rất nhiều suy nghĩ. Ông Đồ là một người được coi như một bậc thầy thư pháp đáng để mọi người kính trọng. Nhưng giờ đây, vị thế ông Đồ ngày càng mất dần đi bởi con người đã lãng quên cái gọi là truyền thống tốt đẹp, không một ai ngó ngàng tới thoáng chốc thì chỉ có đôi ba người ghé thăm tiệm ông Đồ mua tranh chữ. Chúng ta thấy xót thương cho số phận ông Đồ nay đã bị rơi vào sự lãng quên của mọi người, cô đơn giữa dòng người mùa xuân nhộn nhịp. Giống như Nguyễn Du đã từng nói : “ Cảnh nào cảnh chẳng đeo sầu/ Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ.” 

Bài tham khảo 3 : 

Bài thơ Ông đồ của Vũ Đình Liên là một bài thơ năm chữ bình dị ghi lại hình ảnh ông đồ. Trong bài thơ, hình ảnh: "Giấy đỏ buồn không thắm/ Mực đọng trong nghiên sầu" gây ấn tượng đối với em. Khi đọc hai câu thơ này, người ta dễ dàng nhận thấy ở đây có sử dụng biện pháp tu từ nhân hóa. Vì giấy, mực nghiên là những vật vô tri, vô giác giờ đây lại cũng biết buồn. Vậy là những vật dụng liên quan đến thư pháp, liên quan đến một vẻ đẹp truyền thống của ông cha đã trở thành một điều gì đó thiêng liêng, tinh túy, vì chúng có "hồn". Đấy có lẽ là một trong những nét nghĩa đầu tiên của hai câu thơ này. Vậy còn nét nghĩa thứ hai? Nếu để ý, ta sẽ thấy hai câu thơ chỉ thuần tả cảnh mà không tả người. Cảnh vật ở đây có hồn, như nhuốm màu tâm trạng. Không có một từ ngữ nào nói về con người và trạng thái tâm lí của họ, nhưng "người buồn cảnh có vui đâu bao giờ"! Chính là vì thế, vì người không vui nên cảnh mới buồn. Nói cách khác, bóc lớp nghĩa sử dụng biện pháp nhân hóa, ta sẽ thấy được nghệ thuật tả cảnh ngụ tình. Hai câu thơ đã khái quát được tâm trạng của ông đồ khi những giá trị xưa cũ dần bị quên lãng.

Bình luận

Giải bài tập những môn khác