Tắt QC

Trắc nghiệm Vật lý 11 Kết nối tri thức bài 5 Động năng, thế năng, sự chuyển hóa năng lượng trong dao động điều hòa

Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Vật lý 11 bài 5 Động năng, thế năng, sự chuyển hóa năng lượng trong dao động điều hòa sách Kết nối tri thức. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết điểm bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Xét một vật chuyển động thẳng biến đổi đều theo phương nằm ngang. Đại lượng nào sau đây không đổi?

  • A. Động năng.
  • B. Cơ năng.
  • C. Thế năng.
  • D. Vận tốc.

Câu 2: Nếu khối lượng của vật giảm đi 2 lần, còn vận tốc của vật tăng lên 4 lần thì động năng của vật sẽ

  • A. tăng lên 2 lần.
  • B. tăng lên 8 lần.
  • C. giảm đi 2 lần.
  • D. giảm đi 8 lần.

Câu 3: Thế năng hấp dẫn là đại lượng

  • A. vô hướng, có thể dương hoặc bằng không.
  • B. vô hướng, có thể âm, dương hoặc bằng không.
  • C. vectơ cùng hướng với vectơ trọng lực.
  • D. vectơ có độ lớn luôn dương hoặc bằng không.

Câu 4: Động năng là đại lượng

  • A. vô hướng, luôn dương.
  • B. vô hướng, có thể dương hoặc bằng không.
  • C. véc tơ, luôn dương.
  • D. véc tơ, luôn dương hoặc bằng không.

Câu 5: Thế năng của con lắc đơn dao động điều hoà

  • A. Bằng với năng lượng dao động khi vật nặng ở biên.
  • B. Cực đại khi vật qua vị trí cân bằng.
  • C. Luôn không đổi vì quỹ đạo của vật được coi là thẳng.
  • D. Không phụ thuộc góc lệch của dây treo

Câu 6: Một con lắc lò xo dao động điều hòa theo phương ngang. Nếu biên đô dao động của con lắc tăng lên gấp đôi thì tần số dao động của con lắc:

  •  A. Giảm 2 lần.
  • B. Không đổi.
  • C. Tăng 2 lần.
  • D. Tăng 4 lần.

Câu 7: Một con lắc lò xo treo thẳng đứng. Khi vật ở vị trí cân bằng lò xo giãn 4 cm. Kích thích cho vật nặng của con lắc dao động điều hòa theo phương thẳng đứng với biên độ 3 cm. Độ giãn cực đại của lò xo khi vật dao động là:

  •  A. 6 cm.
  •  B. 5 cm.
  •  C. 7 cm.
  •  D. 8 cm

Câu 8: Con lắc lò xo treo thẳng đứng. Nâng vật lên đến vị trí lò xo không biến dạng và thả không vận tốc ban đầu thì vật dao động điều hòa theo phương thẳng đứng trùng với trục của lò xo, khi vận tốc của vật là 1 m/s thì gia tốc của vật là 5 m/s2. Lấy gia tốc trọng trường 10 m/s2. Tần số góc có giá trị là:

  • A. 2 rad/s.     
  • B. 3 rad/s.
  • C. 4 rad/s.     
  • D. 5√3 rad/s.

Câu 9: Một con lắc lò xo gồm lò xo nhẹ có độ cứng 100 N/m và vật nhỏ khối lượng m. Con lắc dao động điều hòa theo phương ngang với chu kì T. Biết ở thời điểm t vật có li độ 5 cm, ở thời điểm t + T/4 vật có tốc độ 50 cm/s. Giá trị của m bằng:

  • A. 0,5 kg.     
  • B. 1,2 kg.
  • C. 0,8 kg.     
  • D. 1,0 kg.

Câu 10: Con lắc lò xo gồm vật nhỏ gắn với lò xo nhẹ dao động điều hòa theo phương ngang. Lực kéo về tác dụng vào vật luôn:

  • A. cùng chiều với chiều chuyển động của vật.
  • B. hướng về vị trí biên.
  • C. cùng chiều với chiều biến dạng của lò xo.
  • D. hướng về vị trí cân bằng.

Câu 11:  Một con lắc lò xo dao động điều hòa theo trục x nằm ngang. Lò xo có độ cứng k = 100 N/m. Khi vật có khối lượng m của con lắc đi qua vị trí có li độ x = 4 cm theo chiều âm thì thế năng của con lắc đó là bao nhiêu?

  • A. 8 J.         
  • B. 0,08 J.
  • C. –0,08 J.     
  • D. –8 J.

Câu 12: Một con lắc lò xo gồm một vật nhỏ và lò xo nhẹ có độ cứng 100 N/m. Con lắc dao động đều hòa theo phương ngang với phương trình x = Acos(ωt + φ). Mốc thế năng tại vị trí cân bằng. Khoảng thời gian giữa hai lần liên tiếp con lắc có động năng bằng thế năng là 0,1 s. Lấy π2 = 10. Khối lượng vật nhỏ bằng

  • A. 400 g.     
  • B. 40 g.
  • C. 200 g.     
  • D. 100 g.

Câu 13: Một con lắc đơn gồm sợi dây có khối lượng không đáng kể, không dãn, có chiều dài l và viên bi nhỏ có khối lượng m. Kích thích cho con lắc dao động điều hoà ở nơi có gia tốc trọng trường g. Nếu chọn mốc thế năng tại vị trí cân bằng của viên bi thì thế năng của con lắc này ở li độ góc α có biểu thức là

  • A. mgl(1−sinα). 
  • B. mgl(1−cosα). 
  • C. mgl(cosα−sinα).
  • D. mgl(sinα−cosα)

Câu 14: Tại một vị trí trên Trái Đất, con lắc đơn có chiều dài l1dao động điều hòa với chu kì T1; con lắc đơn có chiều dài l2(l2<l1) dao động điều hòa với chu kì T2. Cũng tại vị trí đó, con lắc đơn có chiều dài l1−l2dao động điều hòa với chu kì là

  • A. T1
  • B. T2
  • C. T1−T2
  • D. T2−T2

Câu 15:  Một con lắc đơn có khối lượng 2 kg và có độ dài 4 m, dao động điều hòa ở nơi có gia tốc trọng trường 9,8 m/s2. Cơ năng dao động của con lắc là 0,2205 J. Biên độ góc của con lắc bằng

  • A. 4,30
  • B. 0,70
  • C. 1,30
  • D. 2,10

Câu 16:  Một con lắc lò xo gồm vật nặng khối lượng 0,4 kg gắn vào đầu lò xo có độ cứng 40 N/m. Người ta kéo quả nặng ra khỏi VTCB một đoạn 4 cm rồi thả nhẹ cho nó dao động. Cơ năng dao động của con lắc là:

  • A. E = 320 J
  • B. E = 6,4.10-2 J
  • C. E = 3,2.10-2 J
  • D. E = 3,2 J

Câu 17: Con lắc lò xo gồm lò xo k và vật m, dao động điều hoà với chu kỳ T = 1 s. Muốn tần số dao động của con lắc là f’ = 0,5 Hz, thì khối lượng của vật m phải là 

  • A. m’ = 2 m.
  • B. m’ = 3 m
  • C. m’ = 4 m
  • D. m’ = 5 m

Câu 18: Một con lắc lò xo gồm quả nặng khối lượng 1kg và một lò xo có độ cứng 1600 N/m. Khi quả nặng ở VTCB, người ta truyền cho nó vận tốc ban đầu bằng 2 m/s. Biên độ dao động của quả nặng là

  • A. A = 5 m.        
  • B. A = 5 cm.        
  • C. A = 0,125 m.        
  • D. A = 0,125 cm.

Câu 19: Một con lắc lò xo đặt nằm ngang gồm vật m và lò xo có độ cứng k=100N/m. Kích thích để vật dao động điều hoà với động năng cực đại 0,5J. Biên độ dao động của vật là

  • A. 50 cm         
  • B. 1cm         
  • C. 10 cm         
  • D. 5cm

Câu 20: Khoảng thời gian ngắn nhất giữa hai lần Ed = Et khi một vật dao động điều hoà là 0,05s. Tần số dao động của vật là:

  • A. 2,5Hz         
  • B. 3,75Hz         
  • C. 5Hz         
  • D. 5,5Hz

Câu 21: Vật dao động điều hoà theo phương trình x = 10sin(4πt + π/2) cm. Thế năng của vật biến thiên tuần hoàn với chu kì là?

  • A. 0,25 s         
  • B. 0,5 s         
  • C. Không biến thiên         
  • D. 1 s

Câu 22: Vật dao động điều hoà theo phương trình x = 10sin(4πt + π/2) cm. Cơ năng của vật biến thiên tuần hoàn với chu kì là?

  • A. 0,25 s         
  • B. 0,5 s         
  • C. Không biến thiên         
  • D. 1 s

Câu 23: Một con lắc lò xo gồm quả cầu nhỏ khối lượng 500 g và lò xo có độ cứng 50 N/m. Cho con lắc dao động điều hòa trên phương nằm ngang. Tại thời điểm vận tốc của quả cầu là 0,1 m/s thì gia tốc của nó là -√3 m/s2. Cơ năng của con lắc là

  • A. 0,02 J     
  • B. 0,05 J     
  • C. 0,04 J     
  • D. 0,01 J.

Câu 24: Một con lắc lò xo mà lò xo nhẹ có độ cứng 100 N/m và vật nhỏ dao động điều hòa. Khi vật có động năng 0,01 J thì nó cách vị trí cân bằng 1 cm. Hỏi khi nó có động năng 0,005 J thì nó cách vị trí cân bằng bao nhiêu?

  • A. 6 cm     
  • B. 4,5 cm     
  • C. √2 cm     
  • D. 3 cm.

Câu 25: Một vật dao động đều hòa dọc theo trục Ox. Mốc thế năng ở vị trí cân bằng. Ở thời điểm độ lớn vận tốc của vật bằng 50% vận tốc cực đại thì tỉ số giữa động năng và cơ năng của vật là: 

  • A. 3/4     
  • B. 1/4     
  • C. 4/3     
  • D. 1/2

Câu 26: Một vật dao động điều hòa với biên độ 6cm. Mốc thế năng ở vị trí cân bằng. Khi vật có động năng bằng 3/4 lần cơ năng thì vật cách vị trí cân bằng một đoạn

  • A. 6 cm     
  • B. 4,5 cm     
  • C. 4 cm     
  • D. 3 cm.

Câu 27: Vật dao động điều hoà với tần số 2,5 Hz. Tại một thời điểm vật có động năng bằng một nửa cơ năng thì sau thời điểm đó 0,05 (s) động năng của vật

  • A. Có thể bằng không hoặc bằng cơ năng.
  • B. Bằng hai lần thế năng.
  • C. Bằng thế năng.
  • D. Bằng một nửa thế năng

Câu 28: Con lắc lò xo dao động điều hòa với phương trình: x = Acosωt. Thời điểm lần thứ hai thế năng bằng 3 lần động năng là

  • A. π/(12ω)     
  • B. 5π/(6ω)     
  • C. 0,25π/ω     
  • D. π/(6ω)

Câu 29: Một con lắc lò xo dao động với tần số góc 20 (rad/s). Tại thời điểm t1 và t2 = t1 + Δt, vật có thế năng (mốc ở vị trí cân bằng của vật) bằng bốn lần động năng. Giá trị nhỏ nhất của Δt là

  • A. 0,111 s     
  • B. 0,046 s     
  • C. 0,500 s     
  • D. 0,750 s

Câu 30: Con lắc lò xo dao động điều hoà theo phương thẳng đứng, mốc thế năng ở vị trí cân bằng, khi thế năng bằng 1/8 động năng thì

  • A.. lực đàn hồi tác dụng lên vật có độ lớn bằng 1/3 lực đàn hồi cực đại.
  • B. tốc độ của vật bằng 1/3 tốc độ cực đại.
  • C. lực đàn hồi tác dụng lên vật có độ lớn bằng 1/9 lực đàn hồi cực đại
  • D. vật cách vị trí tốc độ bằng 0 một khoảng gần nhất là 2/3 biên độ.

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác