Giải siêu nhanh vật lí 11 kết nối Bài 5 Động năng. Thế năng. Sự chuyển hóa năng lượng trong dao động điều hòa

Giải siêu nhanh Bài 5 Động năng. Thế năng. Sự chuyển hóa năng lượng trong dao động điều hòa sách vật lí 11 kết nối tri thức . Bài giải đáp toàn bộ câu hỏi và bài tập trong sách giáo khoa mới. Với phương pháp giải tối giản, hi vọng học sinh sẽ tiếp cận nhanh bài làm mà không phải mất quá nhiều thời gian.


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

III. CƠ NĂNG

Hoạt động trang 21 sgk vật lí 11 kntt

Hình 5.3 là đồ thị động năng và thế năng của một vật dao động điều hòa theo li độ. Hãy phân tích sự chuyển hóa giữa động năng và thế năng bằng đồ thị.

Hình 5.3 là đồ thị động năng và thế năng của một vật dao động điều hòa theo li độ. Hãy phân tích sự chuyển hóa giữa động năng và thế năng bằng đồ thị.

Đáp án:

Khi x = -A: $W_{đ}$ = 0; $W_{t}$ cực đại

Khi x thay đổi từ -A đến 0: $W_{đ}$ tăng dần, $W_{t}$ giảm dần.

Khi x = 0: $W_{t}$ = 0; $W_{đ}$ cực đại

Khi x thay đổi từ 0 đến A: $W_{t}$ tăng dần, $W_{đ}$ giảm dần.

Khi x = A: $W_{đ}$ = 0; $W_{t}$ cực đại

Hoạt động trang 21 sgk vật lí 11 kntt

Hình 5.4 là đồ thị động năng, thế năng và cơ năng của một vật dao động điều hòa theo thời gian.

Hình 5.4 là đồ thị động năng, thế năng và cơ năng của một vật dao động điều hòa theo thời gian.

a) Động năng và thế năng của vật thay đổi như thế nào trong các khoảng thời gian: từ 0 đến  T/4, từ  T/4  đến  T/2, từ  T/2  đến  3T/4, từ  3T/4  đến  T.

b) Tại các thời điểm: t=0; t=T/8; t=T/4; t=3T/8, động năng và thế năng của vật có giá trị như thế nào (tính theo W). Nghiệm lại để thấy ở mỗi thời điểm đó $W_{đ}$+$W_{t}$=W.

Đáp án:

a) 

- Từ 0 đến T/4: Wt giảm từ W đến 0, Wđ tăng từ 0 đến W.

- Từ  T/4  đến  T/2: Wđ giảm từ W đến 0, Wt tăng từ 0 đến W.

- Từ  T/2  đến  3T/4: Wt giảm từ W đến 0, Wđ tăng từ 0 đến W.

- Từ  3T/4  đến T: Wđ giảm từ W đến 0, Wt tăng từ 0 đến W.

b)

- Tại t = 0: $W_{đ}$=0;$W_{t}$=W; $W_{đ}$+$W_{t}$=W.

- Tại t=T/8: $W_{đ}$=$W_{t}$=W/2; $W_{đ}$+$W_{t}$=W.

- Tại t=T/4: $W_{đ}$=W; $W_{t}$=0; $W_{đ}$+$W_{t}$=W.

- Tại t=3T/8:$W_{đ}$=$W_{t}$=W/2; $W_{đ}$+$W_{t}$=W.

IV. CƠ NĂNG CỦA CON LẮC LÒ XO VÀ CON LẮC ĐƠN

Hoạt động trang 22 sgk vật lí 11 kntt

Làm thí nghiệm để xác nhận rằng khi góc lệch $\alpha _{0}\leq 10^{\circ}$ thì chu kì của con lắc đơn gần như không phụ thuộc vào biên độ dao động.

Đáp án:

Xét thế năng của con lắc đơn tại vị trí góc

$W_{t}$=mgl1-cos$\alpha $=mgl.2.$\frac{\alpha }{2}$

Ta có: $\alpha _{0}\leq 10^{\circ}$=> sin$\frac{\alpha }{2}\approx \frac{\alpha }{2}$

=> $W_{t}$=$\frac{1}{2}mgl\alpha ^{2}$=$\frac{1}{2}mgl\frac{s^{2}}{l^{2}}$=$\frac{1}{2}mg\frac{s^{2}}{l}$

Tại biên, $W_{t}$=W => $\frac{1}{2}mg\frac{s^{2}}{l}$=$\frac{1}{2}m\omega ^{2}A^{2}$

=> ω=$\sqrt{\frac{g}{l}}$

T=2π$\sqrt{\frac{l}{g}}$  không phụ thuộc vào biên độ 

Câu hỏi trang 22 sgk vật lí 11 kntt

Hãy chứng minh rằng, khi góc lệch  nhỏ sinα ≈ α rad thì công thức $W_{t}$=mgl(1-cos$\alpha $) trở thành công thức $W_{t}$=$\frac{1}{2}mg\frac{s^{2}}{l}$

Đáp án:

Xét thế năng của con lắc đơn tại vị trí góc $\alpha $

$W_{t}$=mgl(1-cos$\alpha $)=mgl.$\frac{\alpha }{2}$

Ta có: sinα, α=$\frac{s}{l}$

=> $W_{t}$=$\frac{1}{2}mgl\alpha ^{2}$=$\frac{1}{2}mgl\frac{s^{2}}{l^{2}}$=$\frac{1}{2}m\frac{g}{l}s^{2}$

Hoạt động trang 22 sgk vật lí 11 kntt

Một con lắc lò xo có độ cứng k và vật nặng có khối lượng m.

1. Tính chu kì T.

2. Đo chu kì T bằng đồng hồ. So sánh kết quả thu được với kết quả tính ở câu 1.

Đáp án:

1. T=2π$\sqrt{\frac{m}{k}}$

2. Tạo ra con lắc lò xo theo phương thẳng đứng. Dùng đồng hồ bấm giây kết hợp với đếm số chu kì (n) con lắc thực hiện được trong thời gian ∆t tương ứng. 

=> T=$\frac{\Delta t}{n}$

Câu hỏi trang 23 sgk vật lí 11 kntt

Một con lắc lò xo có vật nặng khối lượng 0,4 kg, dao động điều hòa. Đồ thị vận tốc v theo thời gian t như Hình 5.7. Tính:

Một con lắc lò xo có vật nặng khối lượng 0,4 kg, dao động điều hòa. Đồ thị vận tốc v theo thời gian t như Hình 5.7

a) Vận tốc cực đại của vật.

b) Động năng cực đại của vật.

c) Thế năng cực đại của con lắc.

d) Độ cứng k của lò xo.

Đáp án:

a) $v_{max}$ = 0,3 cm/s.

b) $W_{đ max}$=$\frac{1}{2}$m$v_{max}^{2}$=$\frac{1}{2}$.0,4.(0,3.10$^{-2}$)$^{2}$22=1,8.10$^{-6}$ J.

c) $W_{t max}$=$W_{đ max}$=1,8.10$^{-6}$ J.

d) T = 1,2 s => ω=$\frac{2\pi }{T}$≈5,23 rad/s.

Độ cứng k=m$\omega ^{2}$=0,4.5,23$^{2}$≈11 N/m.

Câu hỏi trang 23 sgk vật lí 11 kntt

Một con lắc lò xo gồm lò xo có độ cứng k = 100 N/m, vật nặng có khối lượng m = 200 g, dao động điều hòa với biên độ A = 5cm. Xác định:

a) Li độ của vật tại thời điểm động năng của vật bằng ba lần thế năng của con lắc.

b) Tốc độ của vật khi vật qua vị trí cân bằng.

c) Thế năng của con lắc khi vật có li độ x = -2,5 cm.

Đáp án:

a) Khi $W_{đ}$ = 3$W_{t}$ => W = $W_{t}$ + 3$W_{t}$ = 4$W_{t}$  

<=> $\frac{1}{2}$kA$^{2}$=4.$\frac{1}{2}$kx$^{2}$

→x=$\pm \frac{A}{2}$=$\pm $2,5 cm

b) $v_{max}$=ωA=35,35 cm/s

c) $W_{t}$=$\frac{1}{2}$k$^{2}$=$\frac{1}{2}$.100.0,025$^{2}$=0,03125J

 


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm: Giải siêu nhanh vật lí 11 Kết nối tri thức , giải vật lí 11 KNTT, Giải vật lí 11 Bài 5 Động năng. Thế năng. Sự chuyển hóa năng lượng trong dao động điều hòa

Bình luận

Giải bài tập những môn khác