Tắt QC

Trắc nghiệm Vật lý 11 Kết nối tri thức bài 7 Bài tập sự chuyển đổi năng lượng của dao động điều hòa

Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Vật lý 11 bài 7 Bài tập sự chuyển đổi năng lượng của dao động điều hòa sách Kết nối tri thức. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết điểm bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

 Câu 1: Trong dao động điều hòa của một vật thì tập hợp ba đại lượng nào sau đây là không thay đổi theo thời gian

  • A. Vận tốc, lực, năng lượng toàn phần. 
  • B. Biên độ, tần số, gia tốc.
  • C. Biên độ, tần số, năng lượng toàn phần. 
  • D. Gia tốc, chu kỳ, lực.

Câu 2: Trong dao động điều hòa

  • A. Khi gia tốc cực đại thì động năng cực tiểu.
  • B. Khi lực kéo về cực tiểu thì thế năng cực đại.
  • C. Khi động năng cực đại thì thế năng cũng cực đại.
  • D. Khi vận tốc cực đại thì pha dao động cũng cực đại.

Câu 3: Một vật dao động điều hoà với chu kỳ T, động năng của vật biến đổi theo thời gian

  • A. Tuần hoàn với chu kỳ T. 
  • B. Tuần hoàn với chu kỳ 2T.
  • C. Với một hàm sin hoặc cosin. 
  • D. Tuần hoàn với chu kỳ T/2.

Câu 4: Phát biểu nào sau đây về động năng và thế năng trong dao động điều hoà là sai?

  • A. Thế năng đạt giá trị cực tiểu khi độ lớn gia tốc của vật đạt giá trị cực tiểu.
  • B. Động năng đạt giá trị cực đại khi vật chuyển động qua vị trí cân bằng.
  • C. Thế năng đạt giá trị cực đại khi tốc độ của vật đạt giá trị cực đại.
  • D. Động năng đạt giá trị cực tiểu khi vật ở một trong hai vị trí biên.

Câu 5: Một vật có khối lượng m dao động điều hòa với biên độ A. Khi chu kì tăng 3 lần thì năng lượng của vật sẽ

  • A. Tăng 3 lần. 
  • B. Giảm 9 lần. 
  • C. Tăng 9 lần. 
  • D. Giảm 3 lần.

Câu 6: Trong dao động điều hòa, ở vị trí nào thì động năng của con lắc có giá trị gấp n lần thế năng?

  • A. 
  • B.  
  • C. 
  • D. 

Câu 7: Một chất điểm dao động điều hòa không ma sát. Khi vừa ra khỏi vị trí cân bằng một đoạn S, động năng của chất điểm là 1,8 J. Đi tiếp một đoạn S nữa thì động năng chỉ còn 1,5 J và nếu đi thêm một đoạn S nữa thì động năng bây giờ là? Biết rằng vật chưa đổi chiều chuyển động.

  • A. 0,9 J. 
  • B. 1,0 J. 
  • C. 0,8 J. 
  • D. 1,2 J.

Câu 8: Hai con lắc lò xo giống hệt nhau đặt trên cùng mặt phẳng nằm ngang. Con lắc thứ nhất và con lắc thứ hai dao động điều hòa cùng pha với biên độ lần lượt là 3A và A. Chọn mốc thế năng của mỗi con lắc tại vị trí cân bằng của nó. Khi động năng của con lắc thứ nhất là 0,72 J thì thế năng của con lắc thứ hai là 0,24 J. Khi thế năng của con lắc thứ nhất là 0,09 J thì động năng của con lắc thứ hai là

  • A. 0,31 J. 
  • B. 0,01 J. 
  • C. 0,08 J. 
  • D. 0,32 J.

Câu 9: Một vật nhỏ dao động điều hòa dọc theo trục Ox. Khi vật cách vị trí cân bằng một đoạn 2 cm thì động năng của vật là 0,48 J. Khi vật cách vị trí cân bằng một đoạn 6 cm thì động năng của vật là 0,32 J. Biên độ dao động của vật bằng

  • A. 8 cm. 
  • B. 14 cm. 
  • C. 10 cm. 
  • D. 12 cm.

Câu 10: Phát biểu nào sau đây sai về cơ năng của con lắc lò xo dao động điều hòa theo phương ngang? Cơ năng của một con lắc lò xo nằm ngang bằng:

  • A.Tổng động năng của vật nhỏ và thế năng đàn hồi của lò xo tại cùng một thời điểm
  • B.động năng của vật nhỏ ở vị trí cân bằng.
  • C. thế năng đàn hồi của lò xo tại vị trí biên.
  • D. tổng động năng của vật nhỏ ở vị trí cân bằng và thế năng đàn hồi ở vị trí biên.

Câu 11: Một vật nhỏ khối lượng 100 g dao động theo phương trình x=8cos10t (x tính bằng cm, t tính bằng s). Động năng cực đại của vật bằng

  • A. 32 mJ.
  • B. 16 mJ.
  • C. 64 mJ.
  • D. 128 mJ.

Câu 12: Hình vẽ dưới đây là đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của thế năng đàn hồi Wđh của một con lắc lò xo vào thời gian t. Khối lượng vật nặng là 400 g. Lấy π2=10.

Biên độ dao động là:

  • A. 2,5 cm.
  • B. 1 cm.
  • C. 4 cm.
  • D. 2 cm.

Câu 13: Một con lắc lò xo khối lượng 120 g, độ cứng 30 N/m, dao động điều hòa theo phương ngang. Tại li độ x=3 cm, vật có vận tốc v=50 cm/s. Tại vị trí cân bằng vật nhỏ có động năng bằng 

  • A.28,5 mJ.
  • B. 29,5 mJ.
  • C. 26,5 mJ.
  • D. 27,5 mJ.

Câu 14: Một vật nhỏ khối lượng 100 g dao động điều hòa với chu kì 0,2 s và cơ năng là 0,18 J (mốc thế năng tại vị trí cân bằng). Lấy π2=10. Tại li độ x =  cm, tỉ số động năng và thế năng là

  • A. 4.
  • B. 3.
  • C. 2.
  • D. 1.

Câu 15: Một con lắc lò xo gồm một vật nhỏ và lò xo có độ cứng 20 N/m dao động điều hòa với chu kì 2 s. Khi pha dao động là π2 thì vận tốc của vật là v =  cm/s. Lấy π2=10. Khi vật qua vị trí có li độ x=3π cm thì động năng của con lắc là

  • A.0,36 J.
  • B. 0,72 J.
  • C. 0,03 J.
  • D. 0,18 J.

Câu 16: Một chất điểm dao động điều hòa có vận tốc cực đại 60 cm/s và gia tốc cực đại là 2π m/s2. Chọn mốc thế năng tại vị trí cân bằng. Thời điểm ban đầu (t=0), chất điểm có vận tốc 30 cm/s và thế năng đang tăng. Chất điểm có gia tốc bằng π m/s2 lần đầu tiên ở thời điểm 

  • A. 0,35 s.
  • B. 0,15 s.
  • C. 0,10 s.
  • D. 0,25 s

Câu 17: Một con lắc lò xo đang dao động điều hòa. Hình dưới đây là đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của động năng Wđ của con lắc theo thời gian t.

Hiệu t2–t1 có giá trị gần nhất với giá trị nào sau đây?

  • A. 0,27 s.
  • B. 0,24 s.
  • C. 0,22 s.
  • D. 0,20 s

Câu 18: . Hai con lắc lò xo giống hệt nhau đặt trên cùng mặt phẳng nằm ngang. Con lắc thứ nhất và con lắc thứ hai dao động điều hòa cùng pha với biên độ lần lượt là 3A và A. Chọn mốc thế năng của mỗi con lắc tại vị trí cân bằng của nó. Khi động năng của con lắc thứ nhất là 0,72 J thì thế năng của con lắc thứ hai là 0,24 J. Khi thế năng của con lắc thứ nhất là 0,09 J thì động năng của conlắc thứ hai là:

  • A. 0,32 J.
  • B. 0,08 J.
  • C. 0,01 J.
  • D. 0,31 J.

Câu 19: Một chất điểm dao động điều hòa. Khi vừa rời khỏi vị trí cân bằng một đoạn a thì động năng của chất điểm giảm liên tục đến 5,208 mJ. Tiếp tục đi thêm một đoạn 2a thì động năng giảm liên tục đến 3,608 mJ. Nếu tiếp tục đi thêm một đoạn 3a thì động năng của chất điểm là:

  • A. 2,008 mJ.
  • B. 5,699 mJ.
  • C. 5,016 mJ.
  • D. 1,536 mJ

Câu 20: Một con lắc lò xo có độ cứng k = 50N.m dao ddoognj điều hào với chiều dài quỹ đạo là 10 cm. Cơ năng dao động của con lắc lò xo là:

  • A.0,0125 J
  • B. 0,25 J
  • C. 0,0325 J
  • D. 0,0625 J

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác