Tắt QC

Trắc nghiệm ôn tập Vật lí 11 kết nối tri thức cuối học kì 1

Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Vật lí 11 cuối học kì 1 sách kết nối tri thức . Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Một nguồn phát sóng cơ dao động theo phương trình u=4cos(4$\pi $t-$\frac{\pi }{4}$) (cm). Biết dao động tại hai điểm gần nhau nhất trên cùng một phương truyền sóng cách nhau 0,5 m có độ lệch pha là $\frac{\pi }{3}$. Tốc độ truyền sóng đó là

  • A: 3 m.
  • B: 6 m.
  • C: 9 m.
  • D: 12 m.

Câu 2: Trong môi trường đàn hồi có một sóng cơ có tần số 10 Hz, tốc độ truyền sóng là 40 cm/s. Hai điểm M và N trên phương truyền sóng dao động cùng pha nhau, giữa chúng chỉ có 2 điểm khác dao động ngược pha với M. Khoảng cách MN là

  • A: 6 cm.
  • B: 8 cm.
  • C: 11 cm.
  • D: 23 cm.

Câu 3: Tốc độ truyền sóng trong một môi trường đồng tính và đẳng hướng phụ thuộc vào

  • A: bản chất môi trường.
  • B: nhiệt độ môi trường.
  • C: biên độ sóng.
  • D: bản chất và nhiệt độ của môi trường.

Câu 4: Một sóng cơ học lan truyền dọc theo một đường thẳng với biên độ không đổi, phương trình sóng tại nguồn O là u = Acos2πt/T. Một điểm M cách nguồn O bằng 7/6 bước sóng ở thời điểm t = 1,5T có li độ –3 (cm). Biên độ sóng A là:

  • A: 6 (cm).      
  • B: 5 (cm).
  • C: 4 (cm).      
  • D: 3√3 (cm).

Câu 5: Một sợi dây dài 1m, hai đầu cố định và rung với hai bó sóng thì bước sóng của dao động là

  • A: 0,5 m.
  • B: 1,0 m.
  • C: 1,2 m.
  • D: 1,5 m.

Câu 6: Một sóng cơ truyền trong một môi trường có u = Acos(ωt = 0,5πx)(cm) (x tính bằng m). Sóng này có bước sóng bằng

  • A: 1 cm
  • B: 4 cm
  • C: 1 m
  • D: 4 m

Câu 7: Tại sao người thợ hàn hồ quang phải cần “mặt nạ” che mặt, mỗi khi cho phóng hồ quang?

  • A: Bức xạ phát ra từ hồ quang điện lúc hàn điện chứa rất nhiều tia tử ngoại có thể làm hỏng giác mạc của mắt và gây ung thư da.
  • B: Bức xạ phát ra từ hồ quang điện lúc hàn điện chứa rất nhiều tia hồng ngoại có thể làm nóng cơ thể.
  • C: Bức xạ phát ra từ hồ quang điện lúc hàn điện chứa rất nhiều tia tử ngoại có thể làm ion hóa không khí xung quanh thợ hàn.
  • D: Bức xạ phát ra từ hồ quang điện lúc hàn điện chứa rất nhiều tia hồng ngoại có thể kích thích các phản ứng hóa học không có ích trong cơ thể con người.

Câu 8: Một sóng hình sin lan truyền trên trục Ox. Trên phương truyền sóng, khoảng cách ngắn nhất giữa hai điểm mà các phần tử môi trường tại hai điểm đó dao động ngược pha nhau là 0,4 m. Bước sóng của sóng này là:

  • A: 0,4 cm.      
  • B: 0,8 cm.
  • C: 0,8 m.      
  • D: 0,4 m.

Câu 9: Một con lắc lò xo đang dao động điều hòa. Cơ năng của con lắc là

  • A: tổng động năng và thế năng của nó.
  • B: hiệu động năng và thế năng của nó.
  • C: tích của động năng và thế năng của nó.
  • D: thương của động năng và thế năng của nó.

Câu 10: Một sóng âm truyền trong không khí với tốc độ 340 m/s và bước sóng 34 cm. Tần số của sóng này là

  • A: 100 Hz
  • B: 1000 Hz
  • C: 200 Hz
  • D: 2000 Hz

Câu 11: Hai nguồn phát sóng S1, S2 trên mặt chất lỏng dao động theo phương vuông góc với bề mặt chất lỏng với cùng tần số 50 Hz và cùng pha ban đầu, coi biên độ sóng không đổi. Trên đoạn thẳng S1S2, ta thấy hai điểm cách nhau 9 cm dao động với biên độ cực đại. Biết tốc độ truyền sóng trên mặt chất lỏng có giá trị 1,5 m/s<v<2,25 m/s. Tốc độ truyền sóng là

  • A: 1,5 m/s.
  • B: 1,6 m/s.
  • C: 1,7 m/s.
  • D: 1,8 m/s.

Câu 12: Một người quan sát sóng trên mặt hồ thấy có 5 đỉnh sóng đều đặn qua trước mặt trong 6s. Biết khoảng cách giữa 3 đỉnh sóng liên tiếp bằng 1,8m. Tốc độ truyền sóng trên mặt hồ là

  • A: 0,75m/s.     
  • B: 0,6m/s.
  • C: 0,5m/s.     
  • D: 0,4m/s.

Câu 13: Trong thí nghiệm I-âng về giao thoa ánh sáng, các khe sáng được chiếu bằng ánh sáng đơn sắc. Khoảng cách giữa hai khe là 2 mm, khoảng cách từ hai khe đến màn là 4 m. Khoảng cách giữa 5 vân sáng liên tiếp đo được là 4,8 mm. Toạ độ của vân sáng bậc 3 là

  • A: ± 9,6 mm.
  • B: ± 4,8 mm.
  • C: ± 3,6 mm.
  • D: ± 2,4 mm.

Câu 14: Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về sóng điện từ?

  • A: Sóng điện từ là sóng ngang.
  • B: Khi sóng điện từ lan truyền, vectơ cường độ điện trường luôn vuông góc với vectơ cảm ứng từ.
  • C: Khi sóng điện từ lan truyền, vectơ cường độ điện trường luôn cùng phương với vectơ cảm ứng từ.
  • D: Sóng điện từ lan truyền được trong chân không.

Câu 15: Một sóng điện từ có tần số 60 GHz thì có bước sóng trong chân không là

  • A: 5 mm.
  • B: 5 cm.
  • C: 500 μm.
  • D: 50 μm.

Câu 16: Trong một thí nghiệm tạo vân giao thoa trên mặt nước, người ta dùng hai nguồn dao động đồng pha có tần số 50 Hz và đo được khoảng cách giữa hai vân cực tiểu liên tiếp nằm trên đường nối liền hai tâm dao động là 2 mm. Bước sóng và tốc độ truyền sóng có giá trị là

  • A: 4 mm; 200 mm/s.
  • B: 2 mm; 200 mm/s.
  • C: 4 mm; 100 mm/s.
  • D: 2 mm; 100 mm/s.

Câu 17: Sóng dọc truyền được trong các môi trường

  • A: rắn và lỏng.
  • B: lỏng và khí.
  • C: rắn, lỏng và khí.
  • D: rắn, lỏng, khí và chân không.

Câu 18: Một con lắc lò xo có độ cứng 15 N/m và vật nặng có khối lượng 150 g. Tại thời điểm t, li độ và tốc độ của vật nặng lần lượt là 8 cm và 60 cm/s. Chọn gốc tính thế năng tại vị trí cân bằng. Cơ năng của dao động là

  • A: 0,25 J.
  • B: 0,675 J.
  • C: 0,5 J.
  • D: 0,075 J.

Câu 19: Tia hồng ngoại

  • A: có khả năng đâm xuyên rất mạnh.
  • B: có thể kích thích một số chất phát quang.
  • C: chỉ được phát ra từ các vật bị nung nóng có nhiệt độ trên 5000C.
  • D: mắt người không nhìn thấy được.

Câu 20: Trên một sợi dây dài 90 cm có sóng dừng. Kể cả 2 nút ở hai đầu dây thì trên dây có 10 nút sóng. Biết tần số của sóng truyền trên dây là 200 Hz. Sóng truyền trên dây có tốc độ là

  • A: 25 m/s.
  • B: 40 m/s.
  • C: 57 m/s.
  • D: 68 m/s.

 


Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác