Tắt QC

Trắc nghiệm ôn tập Vật lí 11 kết nối tri thức cuối học kì 1( Đề số 1)

Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Vật lí 11 cuối học kì 1 sách kết nối tri thức . Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Sóng cơ học là

  • A: dao động cơ lan truyền trong một môi trường.
  • B: sự lan truyền vật chất theo thời gian.
  • C: sự truyền chuyển động của các phần tử trong một môi trường.
  • D: là một dạng chuyển động đặc biệt của môi trường.

Câu 2: Trong môi trường đàn hồi có một sóng cơ có tần số 10 Hz, tốc độ truyền sóng là 40 cm/s. Hai điểm M và N trên phương truyền sóng dao động cùng pha nhau, giữa chúng chỉ có 2 điểm E và F. Biết rằng, khi E hoặc F có tốc độ dao động cực đại thì tại M tốc độ dao động cực tiểu. Khoảng cách MN là

  • A: 2 cm.
  • B: 3 cm.
  • C: 4 cm.
  • D: 5 cm.

Câu 3: Sóng dọc là

  • A: sóng truyền dọc theo một sợi dây.
  • B: sóng trong đó phương dao động (của các phần tử của môi trường) trùng với phương truyền.
  • C: sóng truyền theo trục tung của trục tọa độ.
  • D: sóng trong đó các phần tử của môi trường dao động theo phương vuông góc với phương truyền sóng.

Câu 4: Phương trình vận tốc của một vật dao động điều hòa là v = 120cos(20t) (cm/s), với t đo bằng giây. Vào thời điểm t = T/6 (T là chu kì dao động) thì vật có li độ là

  • A: 3 cm.
  • B: -3 cm.
  • C: -$3\sqrt{3}$ cm.
  • D: $3\sqrt{3}$cm.

Câu 5: Trong thí nghiệm I-âng về giao thoa ánh sáng, biết a = 0,4 mm; D = 1,2 m nguồn S phát ra bức xạ đơn sắc có λ = 600 nm. Khoảng cách giữa 2 vân sáng liên tiếp trên màn là

  • A: 1,6 mm.
  • B: 1,2 mm.
  • C: 1,8 mm.
  • D: 1,4 mm.

Câu 6: Một sóng cơ lan truyền trong một môi trường với tốc độ 1 m/s và tần số 10 Hz, biên độ sóng không đổi là 4 cm. Khi phần tử vật chất nhất định của môi trường đi được quãng đường 8 cm thì sóng truyền thêm được quãng đường:

  • A: 4 cm.      
  • B: 10 cm.
  • C: 8 cm.      
  • D: 5 cm.

Câu 7: Khi đưa một con lắc đơn lên cao theo phương thẳng đứng (coi chiều dài của con lắc không đổi) thì tần số dao động điều hoà của nó sẽ

  • A: giảm vì gia tốc trọng trường giảm theo độ cao.
  • B: tăng vì chu kỳ dao động điều hoà của nó giảm.
  • C: tăng vì tần số dao động điều hoà của nó tỉ lệ nghịch với gia tốc trọng trường.
  • D: không đổi vì chu kỳ dao động điều hoà của nó không phụ thuộc vào gia tốc trọng trường.

Câu 8: Trong một thí nghiệm về giao thoa sóng trên mặt nước, hai nguồn kết hợp A, B dao động cùng pha, cùng tần số f = 32 Hz. Tại một điểm M trên mặt nước cách các nguồn A, B những khoảng d1 = 28 cm, d2 = 23,5 cm; sóng có biên độ cực đại. Giữa M và đường trung trực AB có 1 dãy cực đại khác. Tốc độ truyền sóng trên mặt nước là

  • A: 32 cm/s.
  • B: 64 cm/s.
  • C: 72 cm/s.
  • D: 91 cm/s.

Câu 9: Trong sự truyền sóng cơ, phát biểu nào sau đây sai?

  • A: Quá trình truyền sóng là quá trình truyền dao động của các phần tử vật chất.
  • B: Phương trình sóng là hàm tuần hoàn theo không gian và tuần hoàn theo thời gian.
  • C: Quá trình truyền sóng là quá trình truyền năng lượng dao động.
  • D: Quá trình truyền sóng là quá trình di chuyển các phần tử vật chất theo phương truyền sóng.

Câu 10: Tác dụng nổi bật của tia hồng ngoại là tác dụng

  • A: quang điện.
  • B: thắp sáng.
  • C: nhiệt.
  • D: hóa học (làm đen phim ảnh).

Câu 11: Trong thí nghiệm I-âng về giao thoa ánh sáng, biết a = 5 mm, D = 2 m. Khoảng cách giữa 6 vân sáng liên tiếp là 1,5 mm. Bước sóng của ánh sáng đơn sắc là

  • A: 0,65 μm.
  • B: 0,71 μm.
  • C: 0,75 μm.
  • D: 0,69 μm.

Câu 12: Một dây đàn dài 0,6 m hai đầu cố định dao động với một bụng độc nhất (ở giữa dây). Bước sóng có giá trị là

  • A: 0,5 m.
  • B: 1,0 m.
  • C: 1,2 m.
  • D: 1,8 m.

Câu 13: Để đo tốc độ âm trong gang, nhà vật lí Pháp Bi – ô đã dùng một ống bằng gang dài 951,25 m. Một người đập một nhát búa vào một đầu ống gang, một người ở đầu kia nghe thấy hai tiếng gõ, một truyền qua gang và một truyền qua không khí trong ống gang; hai tiếng ấy cách nhau 2,5s. Biết tốc độ truyền âm trong không khí là 340 m/s. Tốc độ truyền âm trong gang là

  • A: 31,708 m/s.
  • B: 3170,8 m/s.
  • C: 3,1708 m/s.
  • D: 0,3708 m/s.

Câu 14: Một sợi dây đàn hồi dài 1,2 m có hai đầu cố định. Trên dây đang có sóng dừng. Không kể hai đầu dây, trên dây còn quan sát được hai điểm mà phần tử dây tại đó đứng yên. Biết sóng truyền trên dây với tốc độ 8 m/s. Khoảng thời gian giữa hai lần liên tiếp sợi dây duỗi thẳng là

  • A: 0,025 s.
  • B: 0,05 s.
  • C: 0,07 s.
  • D: 0,09 s.

Câu 15: Tại một điểm trên mặt chất lỏng có một nguồn dao động với tần số 120 Hz, tạo ra sóng ổn định trên mặt chất lỏng. Xét 5 gợn lồi liên tiếp trên một phương truyền sóng về một phía so với nguồn, gợn thứ nhất cách gợn thứ năm 0,5 m. Tốc độ truyền sóng trên mặt chất lỏng là

  • A: 240m/s.     
  • B: 12m/s.
  • C: 15m/s.     
  • D: 300m/s.

Câu 16: Một âm có tần số xác định lần lượt truyền trong nhôm, nước, không khí với tốc độ tương ứng là v1, v2, v3. Nhận định nào sau đây là đúng?

  • A: v1 > v2 > v3
  • B: v2 > v1 > v3
  • C: v3 > v1 > v2
  • D: v1 > v3 > v2

Câu 17: Trên mặt nước, hai nguồn kết hợp A, B dao động cùng phương trình: x = 0,4cos(40πt) cm. Tại một điểm M trên mặt nước cách các nguồn A, B những khoảng lần lượt là 14 cm và 20 cm, luôn đứng yên. Giữa M và đường trung trực của AB có hai dãy cực đại khác. Tốc độ truyền sóng là

  • A: 30 cm/s
  • B: 37 cm/s
  • C: 41 cm/s
  • D: 48 cm/s

Câu 18: Một sóng có chu kì 0,125s thì tần số của sóng này là:

  • A: 8Hz.     
  • B: 4Hz.     
  • C: 16Hz.     
  • D: 10Hz.

Câu 19: Phát biểu nào sau đây là đúng?

  • A: Khi có sóng dừng trên dây đàn hồi thì tất cả các điểm trên dây đều dừng lại không dao động.
  • B: Khi sóng dừng trên dây đàn hồi thì nguồn phát sóng ngừng dao động còn các điểm trên dây vẫn dao động.
  • C: Khi có sóng dừng trên dây đàn hồi thì trên dây chỉ còn sóng phản xạ, còn sóng tới bị triệt tiêu.
  • D: Khi có sóng dừng trên dây đàn hồi thì trên dây có các điểm dao động mạnh xen kẽ với các điểm đứng yên.

Câu 20: Một cái còi phát sóng âm có tần số 1000 Hz chuyển động đi ra xa một người đứng bên đường về phía vách đá với tốc độ 10 m/s. Lấy tốc độ âm trong không khí là 330 m/s. Tần số của âm người đó nghe trực tiếp từ cái còi là

  • A: 970,6 Hz.
  • B: 598,1 Hz.
  • C: 785,9 Hz.
  • D: 992,1 Hz.

 


Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác