Trắc nghiệm Vật lý 11 Kết nối tri thức bài 23 Điện trở. Định luật Ohm
Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Vật lý 11 bài 23 Điện trở. Định luật Ohm sách Kết nối tri thức. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết điểm bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
Câu 1: Phát biểu nào sau đây đúng với nội dụng của định luật Ôm?
- A. Cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn tỉ lệ thuận với hiệu điện thế đặt vào hai đầu dây dẫn và với điện trở của dây
- B. Cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn không phụ thuộc vào hiệu điện thế đặt vào hai đầu dây dẫn và điện trở của dây.
C. Cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn tỉ lệ thuận với hiệu điện thế đặt vào hai đầu dây dẫn và tỉ lệ nghịch với điện trở của dây.
- D. Cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn tỉ lệ nghịch với hiệu điện thế đặt vào hai đầu dây dẫn vàtỉ lệ nghịch với điện trở của dây.
Câu 2: Phát biểu nào sau đây là đúng
A. Cường độ dòng điện không những phụ thuộc vào hiệu điện thế mà còn phụ thuộc vào bản thân vật dẫn.
- B. Cường độ dòng điện không phụ thuộc vào hiệu điện thế mà tphuj thuộc vào bản thân vật dẫn.
- C. Cường độ dòng điện chỉ phụ thuộc vào hiệu điện thế mà không phụ thuộc vào bản thân vật dẫn.
- D. Cường độ dòng điện không phụ thuộc vào vào hiệu điện thế và cũng không phụ thuộc vào bản thân vật dẫn.
Câu 3: Trong các công thức sau đây, với U là hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn, I là cường độ dòng điện qua dây dẫn, R là điện trở của dây dẫn, công thức nào là sai?
- A. I=UR.
B. I=U.R.
- C. R=UI.
- D. U=I.R.
Câu 4: Điều nào sau đây là đúng khi nói về điện trở của vật dẫn?
- A. Đại lượng R đặc trưng cho tính cản trở điện lượng của vật gọi là điện trở của vật dẫn.
- B. Đại lượng R đặc trưng cho tính cản trở hiệu điện thế của vật gọi là điện trở của vật dẫn.
C. Đại lượng R đặc trưng cho tính cản trở dòng điện của vật gọi là điện trở của vật dẫn.
- D. Đại lượng R đặc trưng cho tính cản trở electron của vật gọi là điện trở của vật dẫn.
Câu 5: Một bóng đèn xe máy lúc thắp sáng có điện trở 12 Ω và cường độ dòng điện chạy qua dây tóc bóng đèn là 0,5 A. Hiệu điện thế giữa hai đầu dây tóc bóng đèn khi đó là bao nhiêu?
A. U = 6 V.
- B. U = 9 V.
- C. U = 12 V.
- D. Một giá trị khác.
Câu 6: CHo điện trở R = 30 Ω, hiệu điện thế đặt vào hai đầu điện trở là U, cường độ dòng điện chạy qua điện trở là I . Thông tin nào sau đây là đúng?
- A. U = I + 30.
- B. U=I/30.
- C. I = 30.U.
D. 30=U/I.
Câu 7: Đặt vào hai đầu điện trở R một hiệu điện thế U = 12V, thì cường độ dòng điện chạy qua điện trở là 1,5 A. Điện trở R có thể nhận giá trị nào trong các giá trị sau?
- A. R = 12 Ω.
- B. R = 1,5 Ω.
C. R = 8 Ω.
- D. R = Một giá trị khác.
Câu 8: Đặt vào hai đầu điện trở R một hiệu điện thế U = 12V, thì cường độ dòng điện chạy qua điện trở là 1,5 A. Nếu thay điện trở R bằng R' = 24 Ω. thì cường độ dòng điện qua R' có thể là giá trị nào trong các giá trị sau?
- A. I = 12 A.
- B. I = 24 A.
- C. I = 1 A.
D. Một giá trị khác.
Câu 9: Một bóng đèn khi sáng bình thường thì dòng điện qua nó là 0,2 A và hiệu điện thế là 3,6 V. Điện trở bóng đèn khi sáng bình thường là
- A. 16 Ω.
B. 18 Ω.
- C. 20 Ω.
- D. Một giá trị khác.
Câu 10: Một bóng đèn khi sáng bình thường thì dòng điện qua nó là 0,2 A và hiệu điện thế là 3,6 V. Nếu gắn thêm đèn trên vào hai cực của mội nguồn điện có hiệu điện thế 2,4 V thì dòng điện qua bóng đèn là bao nhiêu? Đèn có sáng bình thường không? Chọn phương án đúng trong các phương án sau:
- A. I = 0,133A; đèn sáng bình thường.
B. I = 0,133A; đèn sáng yếu hơn bình thường.
- C. I = 1,33A; đèn sáng mạnh hơn bình thường.
- D. I = 0,331A; đèn sáng yếu hơn bình thường.
Câu 11: Chọn phép đổi đơn vị đúng.
- A. 1Ω = 0,01kΩ = 0,0001MΩ.
B. 0,5MΩ = 500kΩ = 500 000Ω.
- C. 1kΩ = 1 000Ω = 0,01MΩ.
- D. 0,0023MΩ = 230Ω = 0,23kΩ.
Câu 12: Muốn đo hiệu điện thế của một nguồn điện, nhưng không có Vôn kế, một học sinh đã sử dụng một Ampe kế và một điện trở có giá trị R = 200 Ω mắc nối tiếp nhau, biết Ampe kế chỉ 1,2 A. Hỏi hiệu điện thế giữa hai cực nguồn điện bằng bao nhiêu?
- A. U = 1,2 V.
- B. Một giá trị khác.
- C. U = 20 V.
D. U = 240 V.
Câu 13: Hãy sắp đặt theo thứ tự đơn vị của các đại lượng sau: hiệu điện thế, cường độ dòng điện, điện trở.
- A. Ampe, ôm, vôn.
- B. Vôn, ôm, ampe.
C. Vôn, ampe, ôm.
- D. Ôm, vôn, ampe.
Câu 14: Lựa chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống.
…………. của dây dẫn càng nhỏ thì dây dẫn đó dẫn điện càng tốt.
A. Điện trở
- B. Chiều dài
- C. Cường độ
- D. Hiệu điện thế
Câu 15: Một dây dẫn có điện trở 50 Ω chịu được dòng điện có cường độ lớn nhất là 300mA. Hiệu điện thế lớn nhất đặt giữa hai đầu dây dẫn đó là:
- A. 1500V
B. 15V
- C. 60V
- D. 6V
Câu 16: Khi đặt vào hai đầu dây dẫn một hiệu điện thế 12V thì cường độ dòng điện chạy qua nó là 0,5A. Nếu hiệu điện thế đặt vào điện trở đó là 36V thì cường độ dòng điện chạy trong dây dẫn đó là bao nhiêu?
- A. 1A
B. 1,5A
- C. 2A
- D. 2,5A
Câu 17: Cường độ dòng điện chạy qua một bóng đèn là 1,2A khi mắc nó vào hiệu điện thế 12V. Muốn cường độ dòng điện chạy qua bóng đèn tăng thêm 0,3A thì hiệu điện thế giữa hai đầu bóng đèn tăng hoặc giảm bao nhiêu?
- A. tăng 5V
B. tăng 3V
- C. giảm 3V
- D. giảm 2V
Câu 18: Một dây dẫn được mắc vào hiệu điện thế 12V thì cường độ dòng điện chạy qua nó là 0,3A. Nếu giảm hiệu điện thế đặt vào hai đầu dây dẫn đi 4V thì dòng điện qua dây dẫn khi đó có cường độ dòng điện là bao nhiêu?
A. 0,2 A.
- B. 0,5 A.
- C. 1 A.
- D. 0,1 A.
Câu 19: Cho hai dây dẫn có giá trị điện trở là R1 và R2. Hiệu điện thế đặt vào giữa hai đầu mỗi dây dẫn lần lượt là U1 và U2. Biết R2 = 2.R1 và U1 = 2.U2. Khi đưa ra câu hỏi so sánh cường độ dòng điện chạy qua hai dây dẫn đó, bạn A trả lời: “Cường độ dòng điện qua R1 lớn hơn qua R2 2 lần vì U1 lớn hơn U2 2 lần”. Bạn B lại nói rằng: “Cường độ dòng điện qua R1 lớn hơn qua R2 2 lần vì R1 nhỏ hơn R2 2 lần”. Vậy bạn nào đúng? Bạn nào sai?
- A. Cả hai bạn đều đúng.
- B. Bạn A đúng, bạn B sai.
- C. Bạn B đúng, bạn A sai.
D. Cả hai bạn đều sai.
Câu 20: Điện trở R1 = 6 Ω, R2 = 9 Ω, R3 = 15Ω chịu được dòng điện có cường độ lớn nhất tương ứng là I1 = 5A, I2 = 2A, I3 = 3A. Hỏi có thể đặt một hiệu điện thế lớn nhất là bao nhiêu vào hai đầu đoạn mạch gồm 3 điện trở mắc nối tiếp với nhau?
- A. 45V
B. 60V
- C. 93V
- D. 150V
Câu 21: Khi mắc nối tiếp hai điện trở R1 và R2 vào hiệu điện thế 1,2V thì dòng điện chạy qua chúng có cường độ I = 0,12A.
a) Tính điện trở tương đương của đoạn mạch nối tiếp này.
b) Nếu mắc song song hai điện trở nói trên vào hiệu điện thế 1,2V thì dòng điện chạy qua điện trở R1 có cường độ I1 gấp 1,5 lần cường độ I2 của dòng điện chạy qua điện trở R2. Tính điện trở R1 và R2.
A. Rtđ = 10 Ω, R1 = 4V, R2 = 6 Ω
- B. Rtđ = 10Ω , R1 = 6V, R2 = 4 Ω
- C. Rtđ = 2,4Ω , R1 = 4V, R2 = 6 Ω
- D. Rtđ = 2,4Ω , R1 = 6V, R2 = 4 Ω
Câu 22: Cho mạch điện có sơ đồ như hình vẽ:
Trong đó điện trở R1 = 14 , R2 = 8 , R3 = 24 . Dòng điện đi qua R1 có cường độ là I1 = 0,4A. Tính cường độ dòng điện I2, I3 tương ứng đi qua các điện trở R2 và R3.
- A. I2 = 0,1A; I3 = 0,3A
- B. I2 = 3A; I3 = 1A
- C. I2 = 0,1A; I3 = 0,1A
D. I2 = 0,3A; I3 = 0,1A
Câu 23: Cho mạch điện như hình vẽ: R1 = 10Ω, R2 = 6Ω, R3 = 2Ω, R4 = 3Ω, R5 = 4Ω. Cường độ dòng điện qua R3 là 0,5A.
Tính cường độ dòng điện qua R2 ?
A. 3A.
- B. 2,5 A.
- C. 3,5 A.
- D. 2A.
Câu 24: Cho mạch điện như hình vẽ. Trong đó R1 = 8 Ω; R3 = 10 Ω; R2 = R4 = R5 = 20 Ω; I3 = 2 A. Tính UAB ?
- A. 150 V.
- B. 100 V.
- C. 130 V.
D. 160 V.
Câu 25: Cho mạch điện như hình vẽ.
UAB = 75V, R2 = 2R1 = 6Ω, R3 = 9Ω.
Khi cường độ qua CD là 2A thì R4 có giá trị xấp xỉ bằng
- A. 150 Ω
B. 10 Ω
- C. 130 Ω
- D. 5 Ω
Câu 26: Cho mạch điện gồm 3 điện trở mắc nối tiếp nhau . Biết R1 = 6Ω , R2 = 18Ω ,R3 = 16Ω . Hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch U = 52V. Cường độ dòng điện trong mạch có giá trị là:
- A. 14,8A
B. 1,3A
- C. 1,86A
- D. 2,53A
Câu 27: Đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của cường độ dòng điện vào hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn có dạng là:
A. Một đường thẳng đi qua gốc tọa độ
- B. Một đường cong đi qua gốc tọa độ
- C. Một đường thẳng không đi qua gốc tọa độ
- D. Một đường cong không đi qua gốc tọa độ
Câu 28: Cường độ dòng điện qua bóng đèn tỉ lệ thuận với hiệu điện thế giữa hai đầu bóng đèn. Điều đó có nghĩa là nếu hiệu điện thế tăng 1,2 lần thì:
- A. Cường độ dòng điện tăng 2,4 lần.
- B. Cường độ dòng điện giảm 2,4 lần.
- C. Cường độ dòng điện giảm 1,2 lần.
D. Cường độ dòng điện tăng 1,2 lần.
Câu 29: Điện trở R của dây dẫn biểu thị cho:
A. Tính cản trở dòng điện nhiều hay ít của dây
- B. Tính cản trở hiệu điện thế nhiều hay ít của dây
- C. Tính cản trở electron nhiều hay ít của dây
- D. Tính cản trở điện lượng nhiều hay ít của dây.
Câu 30: Đặt vào hai đầu một điện trở (R ) một hiệu điện thế (U = 12V ), khi đó cường độ dòng điện chạy qua điện trở là (1,2A ). Nếu giữ nguyên hiệu điện thế nhưng muốn cường độ dòng điện qua điện trở là (0,8A ) thì ta phải tăng điện trở thêm một lượng là:
- A. 4 Ω
B. 5 Ω
- C. 6 Ω
- D. 7 Ω
Nội dung quan tâm khác
Giải bài tập những môn khác
Giải sgk lớp 11 KNTT
Giải sgk lớp 11 CTST
Giải sgk lớp 11 cánh diều
Giải SBT lớp 11 kết nối tri thức
Giải SBT lớp 11 chân trời sáng tạo
Giải SBT lớp 11 cánh diều
Giải chuyên đề học tập lớp 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề toán 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề ngữ văn 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề vật lí 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề hóa học 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề sinh học 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề kinh tế pháp luật 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề lịch sử 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề địa lí 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề mĩ thuật 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề âm nhạc 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề công nghệ chăn nuôi 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề công nghệ cơ khí 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề tin học 11 định hướng Khoa học máy tính kết nối tri thức
Giải chuyên đề tin học 11 định hướng Tin học ứng dụng kết nối tri thức
Giải chuyên đề quốc phòng an ninh 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề học tập lớp 11 chân trời sáng tạo
Giải chuyên đề học tập lớp 11 cánh diều
Trắc nghiệm 11 Kết nối tri thức
Trắc nghiệm 11 Chân trời sáng tạo
Trắc nghiệm 11 Cánh diều
Bộ đề thi, đề kiểm tra lớp 11 kết nối tri thức
Đề thi Toán 11 Kết nối tri thức
Đề thi ngữ văn 11 Kết nối tri thức
Đề thi vật lí 11 Kết nối tri thức
Đề thi sinh học 11 Kết nối tri thức
Đề thi hóa học 11 Kết nối tri thức
Đề thi lịch sử 11 Kết nối tri thức
Đề thi địa lí 11 Kết nối tri thức
Đề thi kinh tế pháp luật 11 Kết nối tri thức
Đề thi công nghệ cơ khí 11 Kết nối tri thức
Đề thi công nghệ chăn nuôi 11 Kết nối tri thức
Đề thi tin học ứng dụng 11 Kết nối tri thức
Đề thi khoa học máy tính 11 Kết nối tri thức
Bộ đề thi, đề kiểm tra lớp 11 chân trời sáng tạo
Bộ đề thi, đề kiểm tra lớp 11 cánh diều
Đề thi Toán 11 Cánh diều
Đề thi ngữ văn 11 Cánh diều
Đề thi vật lí 11 Cánh diều
Đề thi sinh học 11 Cánh diều
Đề thi hóa học 11 Cánh diều
Đề thi lịch sử 11 Cánh diều
Đề thi địa lí 11 Cánh diều
Đề thi kinh tế pháp luật 11 Cánh diều
Đề thi công nghệ cơ khí 11 Cánh diều
Đề thi công nghệ chăn nuôi 11 Cánh diều
Đề thi tin học ứng dụng 11 Cánh diều
Đề thi khoa học máy tính 11 Cánh diều
Bình luận