Tắt QC

Trắc nghiệm Vật lý 11 Kết nối tri thức bài 11 Sóng điện từ

Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Vật lý 11 bài 11 Sóng điện từsách Kết nối tri thức. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết điểm bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về sóng điện từ?

  • A. Điện tích dao động không thể bức xạ sóng điện từ.
  • B. Tốc độ của sóng điện từ trong chân không nhỏ hơn nhiều lần so với tốc độ của ánh sáng trong chân không.
  • C. Tần số của sóng điện từ bằng 2 lần tần số dao động của điện tích.
  • D. Khi một điện tích điểm dao động thì sẽ có điện từ trường lan truyền trong không gian dưới dạng sóng

Câu 2: Phát biểu nào sau đây sai khi nói về sóng điện từ?

  • A. Sóng điện từ là điện từ trường lan truyền trong không gian.
  • B. Sóng điện từ không lan truyền được trong chân không.
  • C. Sóng điện từ là sóng ngang.
  • D. Dao động của điện từ trường và từ trường trong sóng điện từ luôn đồng pha nhau

Câu 3: Sóng vô tuyến nào sau đây không bị phản xạ ở tần điện li?

  • A. Sóng trung
  • B. Sóng ngắn
  • C. Sóng cực ngắn
  • D. Sóng dài

Câu 4: Sóng điện từ có tần số f = 300 MHz thuộc loại

  • A. sóng dài
  • B. sóng trung
  • C. sóng ngắn
  • D. sóng cực ngắn

Câu 5: Để truyền các tín hiệu truyền hình vô tuyến, người ta thường dùng các sóng điện từ có bước sóng vào khoảng

  • A. 1 km đến 3 km
  • B. vài trăm mét
  • C. 50 m trở lên
  • D. dưới 10 m

Câu 6: Đặc điểm nào sau đây là đặc điểm chung giữa sóng điện từ và sóng cơ:

  • A. Có vận tốc lan truyền phụ thuộc vào môi trường truyền sóng.
  • B. Truyền được trong chân không.
  • C. Mang năng lượng tỉ lệ với lũy thừa bậc 4 của tần số sóng.
  • D. Đều là sóng dọc.

Câu 7: Khi nói về sóng điện từ, phát biểu nào sau đây sai?

  • A. Sóng điện từ chỉ truyền được trong môi trường vật chất đàn hồi
  • B. Sóng điện từ bị phản xạ khi gặp mặt phân cách giữa hai môi trường
  • C. Sóng điện từ lan truyền trong chân không với tốc độ 3.108 m/s
  • D. Sóng điện từ là sóng ngang và truyền được trong chân không

Câu 8: Sóng điện từ và sóng âm khi truyền từ không khí vào thủy tinh thì tần số:

  • A. sóng điện từ giảm, còn sóng âm tăng.
  • B. cả hai sóng đều không đổi.
  • C. sóng điện từ tăng, còn sóng âm giảm.
  • D. cả hai sóng đều giảm.

Câu 9: họn phát biểu đúng:

  • A. Sóng điện từ cũng giống sóng cơ và chỉ truyền được trong môi trường vật chất.
  • B. Trong sóng điện từ thì điện trường và từ trường tại một điểm dao động đồng pha.
  • C. Trong chân không, các sóng điện từ truyền đi với vận tốc khác nhau.
  • D. Trong sóng điện từ thì điện trường và từ trường tại một điểm dao động cùng phương.

Câu 10: Phát biểu nào sau đây là sai? Sóng điện từ và sóng cơ:

  • A. đều tuân theo quy luật phản xạ.
  • B. đều mang năng lượng.
  • C. đều truyền được trong chân không.
  • D. đều tuân theo quy luật giao thoa.

Câu 11: Những nguồn nào sau đây phát ra tia Rơn-ghen?

(I) Chiếc bàn là nung nóng.

(II) Ngọn nến.

(III) Con đom đóm.

(IV) Màn ảnh của mày thu hình.

  • A. Chỉ (I).
  • B. Chỉ (IV).
  • C. (I) và (II).
  • D. (II) và (III).

Câu 12: Khi nói về tia tử ngoại, phát biểu nào sau đây sai?

  • A. Hồ quang điện và các vật có nhiệt độ trên 3000ºC là các vật phát ra tia tử ngoại rất mạnh.
  • B. Tia tử ngoại có bản chất là sóng điện từ có bước sóng nằm trong khoảng từ tia tím đến tia X.
  • C. Tia tử ngoại là những bức xạ không nhìn thấy được có bước sóng nhỏ hơn tia tím (λ < 0,38μm).
  • D. Thủy tinh và nước trong suốt đối với tia tử ngoại.

Câu 13: Đáp án câu phát biểu đúng trong các câu sau

  • A. Tia hồng ngoại có tác dụng nhiệt, tia tử ngoại còn gọi là tia lạnh nên không có tác dụng nhiệt.
  • B. Các bức xạ điện từ có tính chất khác nhau là do chúng có bước sóng khác nhau.
  • C. Tia hồng ngoại, tia tử ngoại đều có khả năng đâm xuyên mạnh nên có khả năng ion hóa không khí.
  • D. Tia gamma, tia tử ngoại, tia Rơn-ghen đều là các sóng điện từ có bước sóng ngắn từ 10-10m đến 10-12m.

Câu 14: Tia tử ngoại không có tác dụng và công dụng nào sau đây?

  • A.    Tác dụng rất mạnh lên kính ảnh
  • B.    Gây ra các hiệu ứng quang hóa, quang hợp
  • C.    Có tác dụng sinh học, hủy diệt tế bào, khử trùng
  • D.    Dùng để sấy khô các sản phẩm nông, công nghiệp

Câu 15: Tia Ron-ghen:

  • A.    Có tác dụng nhiệt mạnh, có thể dùng để sấy khô hoặc sưởi ấm
  • B.    Chỉ gây ra hiện tượng quang điện cho các tế bào quang diện có Catot là bằng kim loại kiềm
  • C.    Không đi qua được lớp dày vài mm, nên người ta dùng chì để làm màn chắn bảo vệ trong kỹ thuật dung tia Ron-ghen
  • D.    Không tác dụng lên kính ảnh

Câu 16: Đáp án phát biểu sai:

Tia hồng ngoại:

  • A.    Có tác dụng ion hóa không khí
  • B.    Có tác dụng nổi bật là tác dụng nhiệt
  • C.    Có tác dụng lên một số loại kính ảnh
  • D.    Có bản chất là song điện từ

Câu 17: Chọn phát biểu đúng về sóng điện từ.

  • A. Sóng điện từ là sóng dọc.
  • B. Sóng điện từ lan truyền được trong điện môi nhưng không lan truyền được trong chân không.
  • C. Sóng điện từ là điện từ trường lan truyền trong không gian.
  • D. Sóng điện từ có vectơ cường độ điện trường và vectơ cảm ứng từ luôn cùng phương với nhau.

 Câu 18: Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về sóng điện từ?

  • A. Khi sóng điện từ gặp mặt phân cách giữa hai môi trường thì nó có thể bị phản xạ, khúc xạ.
  • B. Sóng điện từ truyền được trong chân không.
  • C. Sóng điện từ là sóng ngang nên nó chỉ truyền được trong chất rắn.
  • D. Trong sóng điện từ thì dao động của điện trường và của từ trường tại một điểm luôn đồng pha nhau.

Câu 19: Sóng điện từ dùng trong thông tin vũ trụ là

  • A. sóng ngắn.
  • B. sóng dài.
  • C. sóng trung.
  • D. sóng cực ngắn.

Câu 20: Tìm câu sai khi nói về vai trò của tầng điện li trong việc truyền sóng vô tuyến trên mặt đất?

  • A. Sóng ngắn bị hấp thụ một ít ở tầng điện li.
  • B. Sóng trung và sóng dài đều bị tầng điện li phản xạ với mức độ như nhau.
  • C. Sóng ngắn phản xạ mạnh ở tầng điện li.
  • D. Sóng cực ngắn không bị tầng điện li hấp thụ hay phản xạ.

Câu 21: Từ Trái Đất, các nhà khoa học điều khiển các xe tự hành trên Mặt Trăng nhờ sử dụng các thiết bị thu phát sóng vô tuyến. Sóng vô tuyến được dùng trong ứng dụng này thuộc dải:

  • A. sóng trung.
  • B. sóng cực ngắn.
  • C. sóng ngắn.
  • D. sóng dài.

Câu 22: Khi nói về sóng vô tuyến phát biểu nào sau đây là sai?

  • A. Sóng cực ngắn không truyền được trong chân không.
  • B. Sóng ngắn có tần số lớn hơn tần số sóng dài cực đại.
  • C. Sóng cực ngắn được dùng trong thông tin vũ trụ.
  • D. Sóng dài được dùng để thông tin dưới nước.

Câu 23: Một sóng điện từ có tần số 100 MHz truyền với tốc độ 3.1083.108m/s có bước sóng là:

  • A. 300 m.      
  • B. 0,3 m.        
  • C. 30 m.        
  • D. 3 m.

Câu 24: Một mạch dao động lí tưởng LC được dùng làm mạch chọn sóng của một máy thu vô tuyến. Cuộn cảm có độ tự cảm không đổi, tụ điện có điện dung C thay đổi được. Nếu điều chỉnh điện dung của tụ đến giá trị C=C1hay C=C2thì thu được sóng điện từ có bước sóng tương ứng là λ1và λ2. Nếu điều chỉnh điện dung của tụ đến giá trị C=4C1+9C2thì máy thu được sóng có bước sóng 51 m. Nếu điều chỉnh điện dung của tụ đến giá trị C=9C1+C2thì máy thu được sóng có bước sóng 39 m. Các bước sóng λ1 và λ2 có giá trị lần lượt là:

  • A. 12 m và 15 m.
  • B. 15 m và 12 m.
  • C. 16 m và 19 m.
  • D. 19 m và 16 m.

Câu 25: Sóng điện từ và sóng cơ học không có chung tính chất nào dưới đây?

  • A. Phản xạ.
  • B. Truyền được trong chân không.
  • C. Mang năng lượng.
  • D. Khúc xạ.

Câu 26: Những sóng nào sau đây không phải là sóng điện từ?

  • A. Sóng phát ra từ loa phóng thanh.
  • B. Sóng của đài phát thanh (sóng radio).
  • C. Sóng của đài truyền hình (sóng tivi).
  • D. Ánh sáng phát ra từ ngọn nến đang cháy.

Câu 27: Sóng điện từ dùng trong thông tin liên lạc dưới nước là

  • A. sóng ngắn.
  • B. sóng dài.
  • C. sóng trung.
  • D. sóng cực ngắn.

Câu 28: Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về sóng điện từ?

  • A. Điện tích dao động không thể bức xạ sóng điện từ.
  • B. Tốc độ của sóng điện từ trong chân không nhỏ hơn nhiều lần so với tốc độ của ánh sáng trong chân không.
  • C. Tần số của sóng điện từ bằng 2 lần tần số dao động của điện tích.
  • D. Khi một điện tích điểm dao động thì sẽ có điện từ trường lan truyền trong không gian dưới dạng sóng.

Câu 29: Phát biểu nào sau đây sai khi nói về sóng điện từ?

  • A. Sóng điện từ là điện từ trường lan truyền trong không gian.
  • B. Sóng điện từ không lan truyền được trong chân không.
  • C. Sóng điện từ là sóng ngang.
  • D. Dao động của điện từ trường và từ trường trong sóng điện từ luôn đồng pha nhau

Câu 30: Sóng vô tuyến nào sau đây không bị phản xạ ở tần điện li?

  • A. Sóng trung
  • B. Sóng ngắn
  • C. Sóng cực ngắn
  • D. Sóng dài

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác