Tắt QC

Trắc nghiệm Vật lý 11 Kết nối tri thức bài 14 Bài tập về sóng

Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Vật lý 11 bài 14 Bài tập về sóng sách Kết nối tri thức. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết điểm bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

 

 Câu 1: Sóng cơ:

  • A. là dao động cơ lan truyền trong một môi trường.
  • B. là dao động của mọi điểm trong môi trường.
  • C. là một dạng chuyển động đặc biệt của môi trường.
  • D. là sự truyền chuyển động của các phần tử trong môi trường.

Câu 2: Nhận xét nào sau đây là đúng

  • A. Khi có sóng truyền trên mặt nước thì các phần tử dao động trên mặt nước sẽ dao động cùng một trạng thái.
  • B. Khi có sóng truyền trên mặt nước thì các phần tử trên mặt nước sẽ dao động cùng một tần số.
  • C. Khi có sóng truyền trên mặt nước thì các phần tử dao động trên mặt nước sẽ dao động cùng một biên độ.
  • D. Khi có sóng truyền trên mặt nước thì các phần tử dao động trên mặt nước sẽ dao động cùng một vận tốc.

Câu 3: Trong sự truyền sóng cơ, phát biểu nào sau đây sai?

  • A. Quá trình truyền sóng là quá trình truyền dao động của các phần tử vật chất.
  • B. Phương trình sóng là hàm tuần hoàn theo không gian và tuần hoàn theo thời gian.
  • C. Quá trình truyền sóng là quá trình truyền năng lượng dao động.
  • D. Quá trình truyền sóng là quá trình di chuyển các phần tử vật chất theo phương truyền sóng.

Câu 4: Để phân loại sóng ngang và sóng dọc người ta dựa vào

  • A. tốc độ truyền sóng và bước sóng.
  • B. phương truyền sóng và tần số sóng.
  • C. phương dao động và phương truyền sóng.
  • D. phương dao động và tốc độ truyền sóng.

Câu 5: Sóng dọc là sóng có phương dao động

  • A. nằm ngang.
  • B. trùng với phương truyền sóng.
  • C. vuông góc với phương truyền sóng.
  • D. thẳng đứng.

Câu 6: Sóng dọc là sóng cơ

  • A. chỉ truyền được trong chất rắn và bề mặt chất lỏng.
  • B. truyền được trong chất rắn, chất lỏng, chất khí và chân không.
  • C. truyền được trong chất rắn, chất lỏng và chất khí.
  • D. không truyền được trong chất rắn.

Câu 7: Trong sóng cơ, sóng dọc không truyền được trong môi trường

  • A. chất rắn.     
  • B. chất khí.
  • C. chân không.     
  • D. chất lỏng.

Câu 8: Sóng ngang là sóng cơ có phương dao động

  • A. nằm ngang.
  • B. trùng với phương truyền sóng.
  • C. vuông góc với phương truyền sóng.
  • D. thẳng đứng.

Câu 9: Khi nói về sóng cơ, phát biểu nào sau đây đúng?

  • A. Sóng dọc truyền được trong các chất rắn, lỏng, khí và chân không.
  • B. Sóng ngang là sóng cơ truyền theo phương nằm ngang.
  • C. Sóng ngang truyền được trên bề mặt chất lỏng và trong chất rắn.
  • D. Sóng dọc là sóng cơ truyền theo phương thẳng đứng.

Câu 10: Chu kì sóng là

  • A. chu kỳ dao động của các phần tử môi trường có sóng truyền qua.
  • B. đại lượng nghịch đảo của tần số góc của sóng
  • C. tốc độ truyền năng lượng trong 1 (s).
  • D. thời gian sóng truyền đi được nửa bước sóng.

Câu 11: Bước sóng là

  • A. quãng đường sóng truyền trong 1 (s).
  • B. khoảng cách giữa hai điểm có li độ bằng không.
  • C. khoảng cách giữa hai bụng sóng.
  • D. quãng đường sóng truyền đi trong một chu kỳ.

Câu 12: Tốc độ truyền sóng là tốc độ

  • A. dao động của các phần tử vật chất.
  • B. dao động của nguồn sóng.
  • C. truyền năng lượng sóng.
  • D. truyền pha của dao động.

Câu 13: Khi nói về sóng cơ, phát biểu nào sau đây đúng?

  • A. Vận tốc truyền sóng là vận tốc dao động của phần tử vật chất.
  • B. Bước sóng là quãng đường sóng truyền được trong một một giây
  • C. Khi có sóng truyền qua các phần tử vật chất sẽ di chuyển theo phương truyền sóng.
  • D. Bước sóng là khoảng cách ngắn nhất giữa hai điểm dao động cùng pha trên cùng một phương truyền sóng

Câu 14: Khi nói về các đại lượng đặc trưng của sóng cơ học, phát biểu nào sau đây là sai?

  • A. Tần số của sóng là tần số dao động của các phần tử dao động.
  • B. Vận tốc của sóng bằng vận tốc dao động của các phần tử dao động.
  • C. Bước sóng là quãng đường sóng truyền đi được trong một chu kỳ.
  • D. Chu kỳ của sóng chính bằng chu kỳ dao động của các phần tử dao động sóng.

Câu 15: Sóng cơ lan truyền trong môi trường đàn hồi với tốc độ v không đổi, khi tăng tần số sóng lên 2 lần thì bước sóng sẽ

  • A. tăng 2 lần.     
  • B. tăng 1,5 lần.
  • C. không đổi.     
  • D. giảm 2 lần.

Câu 16: Trong sóng cơ, khoảng cách giữa hai điểm gần nhau nhất trên một phương truyền sóng và dao động cùng pha gọi là

  • A. chu kì sóng.     
  • B. tần số truyền sóng.
  • C. bước sóng.     
  • D. vận tốc truyền sóng.

Câu 17: Một sóng cơ hình sin truyền trong một môi trường. Xét trên một hướng truyền sóng, khoảng cách giữa hai phần tử môi trường

  • A. dao động cùng pha là một phần tư bước sóng
  • B. gần nhau nhất dao động cùng pha là một bước sóng
  • C. dao động ngược pha là một phần tư bước sóng
  • D. gần nhau nhất dao động ngược pha là một bước sóng

Câu 18: Sóng cơ có tần số 50 Hz truyền trong môi trường với vận tốc 160 m/s. Ở cùng một thời điểm, hai điểm gần nhau nhất trên một phương truyền sóng có dao động cùng pha với nhau, cách nhau

  • A. 3,2m.     
  • B. 2,4m     
  • C. 1,6m     
  • D. 0,8m.

Câu 19: Một sóng có chu kì 0,125s thì tần số của sóng này là:

  • A. 8Hz.     
  • B. 4Hz.     
  • C. 16Hz.     
  • D. 10Hz.

Câu 20: Một sóng hình sin có tần số 450 Hz, lan truyền với tốc độ 360 m/s. Khoảng cách giữa hai điểm gần nhau nhất trên cùng một phương truyền sóng mà các phần tử môi trường tại hai điểm đó dao động ngược pha nhau là

  • A. 0,8 m.     
  • B. 0,4 m.     
  • C. 0,4 cm.     
  • D. 0,8 cm.

Câu 21: Một người quan sát sóng trên mặt hồ thấy có 5 đỉnh sóng đều đặn qua trước mặt trong 6s. Biết khoảng cách giữa 3 đỉnh sóng liên tiếp bằng 1,8m. Tốc độ truyền sóng trên mặt hồ là

  • A. 0,75m/s.     
  • B. 0,6m/s.
  • C. 0,5m/s.     
  • D. 0,4m/s.

Câu 22: Tại một điểm trên mặt chất lỏng có một nguồn dao động với tần số 120 Hz, tạo ra sóng ổn định trên mặt chất lỏng. Xét 5 gợn lồi liên tiếp trên một phương truyền sóng về một phía so với nguồn, gợn thứ nhất cách gợn thứ năm 0,5 m. Tốc độ truyền sóng trên mặt chất lỏng là

  • A. 240m/s.     
  • B. 12m/s.
  • C. 15m/s.     
  • D. 300m/s.

Câu 23: Sóng truyền dọc theo trục Ox có bước sóng 40 cm và tần số 8 Hz. Chu kỳ và tốc độ truyền sóng có giá trị là

  • A. T = 0,125 (s) ; v = 320 cm/s.
  • B. T = 0,25 (s) ; v = 330 cm/s.
  • C. T = 0,3 (s) ; v = 350 cm/s.
  • D. T = 0,35 (s) ; v = 365 cm/s.

Câu 24: Trên mặt nước ba nguồn sóng u1 = 2acosωt, u2 = 3acosωt, u3 = 4acosωt đặt tại A, B và C sao cho tam giác ABC vuông cân tại C và AB = 12 cm. Biết biên độ sóng không đổi và bước sóng lan truyền 2 cm. Điểm M trên đoạn CO (O là trung điểm AB) cách O một đoạn ngắn nhất bằng bao nhiêu thì nó dao động với biên độ 9a.

  • A. 1,1 cm.      
  • B. 0,93 cm
  • C. 1,75 cm.     
  • D. 0,57 cm.

Câu 25: Một sóng cơ học lan truyền trên một sợi dây đàn hồi rất dài. Quan sát tại 2 điểm M và N trên dây cho thấy, khi điểm M ở vị trí cao nhất hoặc thấp nhất thì điểm N qua vị trí cân bằng và ngược lại khi N ở vị trí cao nhất hoặc thấp nhất thì điểm M qua vị trí cân bằng. Độ lệch pha giữa hai điểm đó là:

  • A. số nguyên 2π.
  • B. số lẻ lần π.
  • C. số lẻ lần π/2.
  • D. số nguyên lần π/2.

Câu 26: Một sóng cơ lan truyền trong một môi trường với tốc độ 1 m/s và tần số 10 Hz, biên độ sóng không đổi là 4 cm. Khi phần tử vật chất nhất định của môi trường đi được quãng đường 8 cm thì sóng truyền thêm được quãng đường:

  • A. 4 cm.     
  • B. 10 cm.
  • C. 8 cm.     
  • D. 5 cm. 

Câu 27: Một sóng cơ lan truyền trong một môi trường với tốc độ 1 m/s và tần số 10 Hz, biên độ sóng không đổi là 4 cm. Khi phần tử vật chất nhất định của môi trường đi được quãng đường S thì sóng truyền thêm được quãng đường 25 cm. Giá trị S bằng:

  • A. 24 cm.     
  • B. 25 cm.
  • C. 56 cm.     
  • D. 40 cm.

Câu 28: Sóng cơ lan truyền trên mặt nước dọc theo chiều dương của trục Ox với bước sóng λ, tốc độ truyền sóng là v và biên độ a gắn với trục tọa độ như hình vẽ. Tại thời điểm t1 sóng có dạng nét liền và tại thời điểm t2 sóng có dạng nét đứt. Biết AB = BD và vận tốc dao động của điểm C là vC = -0,5πv. Tính góc OCA.

  • A. 106,1°.     
  • B. 107,3°.
  • C. 108,4°.     
  • D. 109,9°

Câu 29: Sóng cơ có tần số 80 Hz lan truyền trong một môi trường với tốc độ 4 m/s. Dao động của các phần tử vật chất tại hai điểm trên một phương truyền sóng cách nguồn sóng những đoạn lần lượt 31 cm và 33,5 cm, lệch pha nhau góc:

  • A. π/2.     
  • B. π.
  • C. 2π.     
  • D. π/3.

Câu 30: Một sóng cơ học lan truyền dọc theo một đường thẳng với biên độ không đổi, phương trình sóng tại nguồn O là u = Acos2πt/T. Một điểm M cách nguồn O bằng 7/6 bước sóng ở thời điểm t = 1,5T có li độ –3 (cm). Biên độ sóng A là:

  • A. 6 (cm).     
  • B. 5 (cm).
  • C. 4 (cm).     
  • D. 3√3 (cm).

Câu 31: Hai điểm M và N nằm trên cùng một phương truyền sóng có phương trình dao động lần lượt là uM = 4cosωt (cm) và uN = 4sinωt (cm). Khoảng cách MN bằng một số

  • A. nguyên lần bước sóng.
  • B. bán nguyên lần bước sóng.
  • C. nguyên lần nửa bước sóng.
  • D. bán nguyên lần nửa bước sóng.

Câu 32: Sóng lan truyền từ nguồn O dọc theo một đường thẳng với biên độ không đổi. Ở thời điểm t = 0, điểm O đi qua vị trí cân bằng theo chiều dương. Một điểm cách nguồn một khoảng bằng 1/4 bước sóng có li độ 5 cm ở thời điểm 1/2 chu kì. Biên độ của sóng là:

  • A.    1 cm
  • B.    5 cm
  • C.    10 cm
  • D.   15 cm

Câu 33: Một sóng hình sin lan truyền trên trục Ox. Trên phương truyền sóng, khoảng cách ngắn nhất giữa hai điểm mà các phần tử môi trường tại hai điểm đó dao động ngược pha nhau là 0,4 m. Bước sóng của sóng này là:

  • A. 0,4 cm.     
  • B. 0,8 cm.
  • C. 0,8 m.     
  • D. 0,4 m.

Câu 34: Phương trình dao động của một nguồn phát sóng có dạng u = acos(20πt) cm. Trong khoảng thời gian 0,225 (s) sóng truyền được quãng đường

  • A. bằng 0,225 lần bước sóng.
  • B. bằng 2,25 lần bước sóng.
  • C. bằng 4,5 lần bước sóng.
  • D. bằng 0,0225 lần bước sóng.

Câu 35: Hiện tượng giao thoa sóng là

  • A. giao thoa của hai sóng tại một một điểm trong môi trường.
  • B. sự tổng hợp của hai dao động điều hoà.
  • C. sự tạo thành các vân hình parabol trên mặt nước.
  • D. hai sóng kết hợp khi gặp nhau tại một điểm có thể tăng cường hoặc triệt tiêu nhau.

Câu 36: Trong thí nghiệm về hiện tượng sóng trên mặt nước, nếu gọi bước sóng là λ, thì khoảng cách giữa n vòng tròn sóng (gợn nhô) liên tiếp nhau sẽ là

  • A. (n - 1) λ.     
  • B. (n + 1) λ.
  • C. n λ.     
  • D. 0,5 λ.

Câu 37: Trong thí nghiệm giao thoa Y – âng về giao thoa ánh sáng với ánh sáng đơn sắc, nếu tăng khoảng cách giữa hai khe S1 và S2 thì hệ vân giao thoa thu được trên màn có:

  • A. khoảng vân tăng
  • B. số vân tăng
  • C. hệ vân chuyển động dãn ra hai phía so với vân sáng trung tâm
  • D. số vân giảm.

Câu 38: Chiếu ánh sáng đơn sắc vào hai khe của thí nghiệm giao thoa ánh sáng Y – âng cách nhau 1 mm thì trên màn phía sau hai khe, cách mặt phẳng chứa hai khe 1,3 m ta thu được hệ vân giao thoa, khoảng cách từ vân trung tâm đến vân sáng bậc 5 là 4,5 mm. Ánh sáng chiếu tới thuộc vùng màu:

  • A. đỏ      
  • B. vàng
  • C. lục     
  • D. tím

Câu 39: Trong thí nghiệm Y –âng về giao thoa ánh sáng với ánh sáng đơn sắc, khoảng cách từ mặt phẳng chứa hai khe đến màn quan sát D = 1,2 m. Khoảng vân đo được trên màn là i = 0,8 mm. Để khoảng vân đo được bằng 1,2 mm, ta cần dịch chuyển màn quan sát một khoảng là:

  • A. 1,2 m ra xa mặt phẳng chứa hai khe
  • B. 0,6 m ra xa mặt phẳng chứa hai khe
  • C. 0,3 m lại gần mặt phẳng chứa hai khe
  • D. 0,9 m lại gần mặt phẳng chứa hai khe

Câu 40: Trong thí nghiệm Y –âng về giao thoa ánh sáng, chiếu đồng thời hai bức xạ đơn sắc có λ1 = 0,6 µ và λ2 = 0,4 µm vào khe Y – âng. Khoảng giữa hai khe a = 1 mm. Khoảng cách từ hai khe đến màn D = 2 m. Khoảng cách ngắn nhất giữa các vị trí trên màn có hai vân sáng trùng nhau là:

  • A. 4,8 mm     
  • B. 3,2 mm
  • C. 2,4 mm     
  • D. 9,6 mm

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác