Tắt QC

Trắc nghiệm Vật lý 11 Kết nối tri thức bài 19 Thế năng điện

Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Vật lý 11 bài 19 Thế năng điện sách Kết nối tri thức. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết điểm bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Phát biểu nào sau đây không phải đặc điểm của lực điện tác dụng lên một điện tích dương đặt trong điện trường đều là:

  • A. Điểm đặt tại điện tích điểm.
  • B. Phương song song với các đường sức từ.
  • C. Ngược chiều với .
  • D. Độ lớn F = qE.

Câu 2: Biểu thức tính công của lực điện trong điện trường đều là:

  • A. A = qE.
  • B. A = qEd.
  • C. A = qd.
  • D. A = Fd.

Câu 3: Công của lực điện trong sự di chuyển của điện tích q trong điện trường từ điểm M đến điểm N không phụ thuộc vào yếu tố nào sau đây?

  • A. Điện tích q.
  • B. Độ lớn của cường độ điện trường.
  • C. Vị trí của điểm M và điểm N.
  • D. Hình dạng đường đi từ điểm M đến điểm N.

Câu 4: Công của lực điện không phụ thuộc vào

  • A. cường độ của điện trường.
  • B. hình dạng của đường đi.                         
  • C. độ lớn điện tích bị dịch chuyển.
  • D. vị trí điểm đầu và điểm cuối đường đi.

Câu 5: Phát biểu nào sau đây là không đúng?

  • A. Công của lực điện bằng độ giảm thế năng của điện tích trong điện trường.
  • B. Biểu thức tính công của lực điện trong điện trường đều là: A = Ed.
  • C. Điện trường tĩnh là một trường thế.
  • D. Công của lực điện tác dụng lên một điện tích không phụ thuộc vào dạng đường đi của điện tích mả chỉ phụ thuộc vào vị trí điểm đầu và điểm cuối của đoạn đường đi trong điện trường.

Câu 6:  Lực điện trường là:

  • A. Lực thế
  • B. Lực hấp dẫn
  • C. Lực đàn hồi
  • D. Lực ma sát

Câu 7: Công thức xác định công của lực điện trường làm dịch chuyển điện tích q trong điện trường đều E là A = qEd, trong đó d là

  • A. khoảng cách giữa điểm đầu và điểm cuối.
  • B. khoảng cách giữa hình chiếu điểm đầu và hình chiếu điểm cuối lên một đường sức.
  • C. độ dài đại số của đoạn từ hình chiếu điểm đầu đến hình chiếu điểm cuối một đường sức.
  • D. độ dài đại số của đoạn từ hình chiếu điểm đầu đến hình chiếu điểm cuối lên một đường sức tính theo chiều đường sức điện.

Câu 8: Công của lực điện trường làm dịch chuyển điện tích q trong điện trường đều E là A = Fscos, trong đólà góc giữa hướng của đường sức và hướng của độ dời s. Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về mối quan hệ giữa góc và công của lực điện?

 900 thì A >0

  • A. α < 900 thì A >0
  • B. α > 900 thì A <0
  • C. điện tích dịch chuyển ngược chiều một đường sức thì A = F.s.
  • D. điện tích dịch chuyển dọc theo chiều một đường sức thì A = F.s.

Câu 9: Thế năng của điện tích trong điện trường đặc trưng cho

  • A. khả năng tác dụng lực của điện trường.   
  • B. khả năng sinh công của điện trường.
  • C. phương chiều của cường độ điện trường.
  • D. độ lớn nhỏ của vùng không gian có điện trường.

Câu 10: Tìm phát biểu sai

  • A. Thế năng của điện tích q đặt tại điểm M trong điện trường W= q.VM.
  • B. Công của lực điện bằng độ giảm thế năng của điện tích trong điện trường.
  • C. Thế năng của điện tích q đặt tại điểm M trong điện trường không phụ thuộc điện tích q.
  • D. Thế năng của điện tích q đặt tại điểm M trong điện trường đặc trưng cho khả năng sinh công của điện trường tại điểm đó.

Câu 11: Công của điện trường khác 0 trong khi điện tích dịch chuyển

  • A. hết quỹ đạo là đường cong kín trong điện trường.
  • B. hết một quỹ đạo tròn trong điện trường.
  • C. giữa hai điểm khác nhau trên đường thẳng cắt các đường sức.
  • D. trên đường thẳng vuông góc với các đường sức trong điện trường đều.

Câu 12: Nếu chiều dài đường đi của điện tích trong điện trường tăng 2 lần thì công của lực điện trường

  • A. tăng 2 lần.
  • B. giảm 2 lần.                                             
  • C. không thay đổi.
  • D. chưa đủ dữ kiện để xác định.

Câu 13: Khi điện tích dịch chuyển dọc theo một đường sức trong một điện trường đều, nếu giữ nguyên lực tác dụng lên điện tích và quãng đường dịch chuyển tăng 4 lần thì công của lực điện trường

  • A. tăng 4 lần.                 
  • B. tăng 2 lần.                 
  • C. không đổi.                 
  • D. giảm 2 lần.

Câu 14: Khi điện tích dịch chuyển dọc theo một đường sức trong một điện trường đều, nếu giữ nguyên lực tác dụng lên điện tích và quãng đường dịch chuyển giảm 2 lần thì công của lực điện trường

  • A. tăng 4 lần.                 
  • B. tăng 2 lần.                 
  • C. không đổi.                 
  • D. giảm 2 lần.

Câu 15: Khi điện tích dịch chuyển dọc theo một đường sức trong một điện trường đều, nếu giữ nguyên lực tác dụng lên điện tích và quãng đường dịch chuyển tăng 3 lần thì công của lực điện trường

  • A. tăng 2 lần.                 
  • B. tăng 3 lần.                 
  • C. không đổi.                 
  • D. giảm 3 lần.

Câu 16: Khi điện tích dịch chuyển dọc theo một đường sức trong một điện trường đều, nếu giữ nguyên lực tác dụng lên điện tích và quãng đường dịch chuyển giảm 3 lần thì công của lực điện trường

  • A. tăng 3 lần.                 
  • B. tăng 2 lần.                 
  • C. không đổi.                 
  • D. giảm 3 lần.

Câu 17: Nếu điện tích dịch chuyển trong điện trường sao cho thế năng của nó tăng thì công của của lực điện trường

  • A. âm.                 
  • B. dương.   
  • C. bằng không.      
  • D. chưa đủ dữ kiện để xác định.

Câu 18:  Dưới tác dụng của lực điện trường, một điện tích q > 0 di chuyển được một đoạn đường s trong điện trường đều theo phương hợp với E góc α. Trong trường hợp nào sau đây, công của lực điện trường lớn nhất?

  • A. α = 0°.                       
  • B. α = 45°.      
  • C. α = 60°.                     
  • D. α = 90°.      

Câu 19: Dưới tác dụng của lực điện trường, một điện tích q > 0 di chuyển được một đoạn đường s trong điện trường đều theo phương hợp với góc α. Trong trường hợp nào sau đây, công của lực điện trường nhỏ nhất?

  • A. α = 0°.             
  • B. α = 180°.      
  • C. α = 60°.            
  • D. α = 90°.      

Câu 20: Công của lực điện trường dịch chuyển một điện tích 5.10-6 C dọc theo chiều một đường sức trong một điện trường đều 1000 V/m trên quãng đường dài 0,5m là

  • A. 25.10-3 J.                   
  • B. 5.10-3 J. 
  • C. 2,5.10-3 J.                  
  • D. 5.10-4 J. 

Câu 21: Công của lực điện trường dịch chuyển một điện tích 2μC dọc theo chiều một đường sức trong một điện trường đều 1000 V/m trên quãng đường dài 1 m là

  • A. 2 mJ.                        
  • B. 1 mJ.
  • C. 1000 J.                      
  • D. 2000 J.

Câu 22: Công của lực điện trường dịch chuyển một điện tích 5.10-6 C ngược chiều một đường sức trong một điện trường đều 1000 V/m trên quãng đường dài 0,5 m là

  • A. -2,5.10-3 J. 
  • B. -5.10-3 J. 
  • C. 2,5.10-3 J. 
  • D. 5.10-3 J. 

Câu 23: Công của lực điện trường dịch chuyển một điện tích - 5μC ngược chiều một đường sức trong một điện trường đều 1000 V/m trên quãng đường dài 1 m là

  • A. 5000 J.            
  • B. – 5000 J.         
  • C. 5 mJ.                         
  • D. – 5 mJ.

Câu 24: Cho điện tích dịch chuyển giữa 2 điểm cố định trong một điện trường đều với cường độ điện trường 100 V/m thì công của lực điện trường là 50 mJ. Nếu cường độ điện trường là 200 V/m thì công của lực điện trường dịch chuyển điện tích giữa hai điểm đó là

  • A. 200 mJ.     
  • B. 100 mJ.     
  • C. 50 mJ.      
  • D. 150 mJ.

Câu 25: Cho điện tích q1 = 5μC dịch chuyển giữa 2 điểm cố định trong một điện trường đều thì công của lực điện trường là 50 mJ. Nếu một điện tích q2 = 10μC dịch chuyển giữa hai điểm đó thì công của lực điện trường khi đó là

  • A. 200 mJ.                     
  • B. 20 mJ.    
  • C. 500 mJ.                     
  • D. 100 mJ.

Câu 26: Một electron chuyển động dọc theo đường sức của một điện trường đều. Cường độ điện trường E = 1000 V/m. Vận tốc ban đầu của electron là 3.105 m/s, khối lượng của elctron là 9,1.10-31kg. Tại lúc vận tốc bằng không thì nó đã đi được đoạn đường bao nhiêu ?

  • A. 0,26 mm.      
  • B. 2,6 mm.      
  • C. 26 mm.      
  • D. 260 mm.

Câu 27: Tìm phát biểu sai

  • A. Thế năng của điện tích q đặt tại điểm M trong điện trường đặc trưng cho khả năng sinh công của điện trường tại điểm đó
  • B. Thế năng của điện tích q đặt tại điểm M trong điện trường WM = q.VM
  • C. Công của lực điện bằng độ giảm thế năng của điện tích trong điện trường
  • D. Thế năng của điện tích q đặt tại điểm M trong điện trường không phụ thuộc điện tích q

Câu 28: Một điện tích điểm q di chuyển trong một điện trường từ điểm C đến điểm D thì lực điện sinh công 1,2J. Nếu thế năng của điện tích q tại D là 0,4J thì thế năng của nó tại C là :

  • A. -1,6J
  • B. 1,6J
  • C. 0,8J
  • D. -0,8J

Câu 29: Một electron bay với động năng 410eV (1eV = 1,6.10-19J) từ một điểm có điện thế V1 = 600V theo hướng đường sức điện. Hãy xác định điện thế tại điểm mà ở đó electron dừng lại. Cho qe = -1,6.10-19C , me = 9,1.10-31kg?

  • A. 190V
  • B. 790V
  • C. 1100V
  • D. 250V

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác