Trắc nghiệm Vật lý 11 Kết nối tri thức bài 8 Mô tả sóng
Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Vật lý 11 bài 8 Mô tả sóng sách Kết nối tri thức. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết điểm bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
Câu 1: Sóng cơ
A. là dao động lan truyền Trong một môi trường.
- B. là dao động của mọi điểm Trong môi trường.
- C. là một dạng chuyển động đặc biệt của môi trường.
- D. là sự truyền chuyển động của các phần tử Trong môi trường.
Câu 2: Để phân loại sóng ngang và sóng dọc người ta dựa vào
- A. tốc độ truyền sóng và bước sóng.
- B. phương truyền sóng và tần số sóng.
C. phương dao động và phương truyền sóng.
- D. phương dao động và tốc độ truyền sóng.
Câu 3: Sóng dọc là sóng có phương dao động
- A. nằm ngang.
B. trùng với phương truyền sóng.
- C. vuông góc với phương truyền sóng.
- D. thẳng đứng.
Câu 4: Một sóng cơ học lan truyền trên một sợi dây đàn hồi. Bước sóng λ không phụ thuộc vào
- A. tốc độ truyền của sóng.
- B. chu kì dao động của sóng.
- C. thời gian truyền đi của sóng.
D. tần số dao động của sóng.
Câu 5: Phát biểu nào sau đây về đại lượng đặc trưng của sóng cơ học là không đúng?
- A. Chu kỳ của sóng chính bằng chu kỳ dao động của các phần tử dao động.
- B. Tần số của sóng chính bằng tần số dao động của các phần tử dao động.
C. Tốc độ của sóng chính bằng tốc độ dao động của các phần tử dao động.
- D. Bước sóng là quãng đường sóng truyền đi được Trong một chu kỳ.
Câu 6: Chu kì sóng là
A. chu kỳ của các phần tử môi trường có sóng truyền qua.
- B. đại lượng nghịch đảo của tần số góc của sóng
- C. tốc độ truyền năng lượng Trong 1 (s).
- D. thời gian sóng truyền đi được nửa bước sóng.
Câu 7: Bước sóng là
- A. quãng đường sóng truyền Trong 1 (s).
- B. khoảng cách giữa hai điểm có li độ bằng không.
- C. khoảng cách giữa hai bụng sóng.
D. quãng đường sóng truyền đi Trong một chu kỳ.
Câu 8: Sóng ngang là sóng có phương dao động
- A. nằm ngang.
- B. trùng với phương truyền sóng.
C. vuông góc với phương truyền sóng.
- D. thẳng đứng.
Câu 9: Khi một sóng cơ học truyền từ không khí vào nước thì đại lượng nào sau đây không thay đổi?
- A. Tốc độ truyền sóng.
B. Tần số dao động sóng.
- C. Bước sóng.
- D. Năng lượng sóng.
Câu 10: Tốc độ truyền sóng là tốc độ
- A. dao động của các phần tử vật chất.
- B. dao động của nguồn sóng.
C. truyền năng lượng sóng.
- D. truyền pha của dao động.
Câu 11: Tốc độ truyền sóng cơ học giảm dần Trong các môi trường
- A. rắn, khí, lỏng.
- B. khí, lỏng, rắn.
C. rắn, lỏng, khí.
- D. lỏng, khí, rắn.
Câu 12: Tốc độ truyền sóng cơ học tăng dần Trong các môi trường
- A. rắn, khí, lỏng.
B. khí, lỏng, rắn.
- C. rắn, lỏng, khí.
- D. lỏng, khí, rắn.
Câu 13: Tốc độ truyền sóng cơ học phụ thuộc vào
- A. tần số sóng.
B. bản chất của môi trường truyền sóng.
- C. biên độ của sóng.
- D. bước sóng.
Câu 14: Một sóng cơ học lan truyền Trong một môi trường tốc độ v. Bước sóng của sóng này Trong môi trường đó là λ. Chu kỳ dao động của sóng có biểu thức là
- A. T = v/λ
- B. T = v.λ
C. T = λ/v
- D. T = 2πv/λ
Câu 15: Một sóng cơ học lan truyền Trong một môi trường tốc độ v. Bước sóng của sóng này Trong môi trường đó là λ. Tần số dao động của sóng thỏa mãn hệ thức:
A. ƒ = v/λ
- B. ƒ = v.λ
- C. ƒ = λ/v
- D. ƒ = 2πv/λ
Câu 16: Một sóng cơ học có tần số ƒ lan truyền Trong một môi trường tốc độ v. Bước sóng λ của sóng này Trong môi trường đó được tính theo công thức
A. λ = v/ƒ
- B. λ = v.ƒ
- C. λ = ƒ/v
- D. λ = 2πv/ƒ
Câu 17: Sóng cơ lan truyền Trong môi trường đàn hồi với tốc độ v không đổi, khi tăng tần số sóng lên 2 lần thì bước sóng sẽ
- A. tăng 2 lần.
- B. tăng 1,5 lần.
- C. không đổi.
D. giảm 2 lần.
Câu 18: Một sóng lan truyền với tốc độ v = 200 m/s có bước sóng λ = 4 m. Chu kỳ dao động của sóng là
A. T = 0,02 (s).
- B. T = 50 (s).
- C. T = 1,25 (s).
- D. T = 0,2 (s).
Câu 19: Một sóng cơ học lan truyền với tốc độ 320 m/s, bước sóng 3,2 m. Chu kỳ của sóng đó là
A. T = 0,01 (s).
- B. T = 0,1 (s).
- C. T = 50 (s).
- D. T = 100 (s).
Câu 20: Một sóng cơ có tần số 200 Hz lan truyền Trong một môi trường với tốc độ 1500 m/s. Bước sóng của sóng này Trong môi trường đó là
- A. λ = 75 m.
B. λ = 7,5 m.
- C. λ = 3 m.
- D. λ = 30,5 m.
Câu 21: Sóng truyền dọc theo trục Ox có bước sóng 40 cm và tần số 8 Hz. Chu kỳ và tốc độ truyền sóng có giá trị là
A. T = 0,125 (s) ; v = 320 cm/s.
- B. T = 0,25 (s) ; v = 330 cm/s.
- C. T = 0,3 (s) ; v = 350 cm/s.
- D. T = 0,35 (s) ; v = 365 cm/s.
Câu 22: Phương trình dao động sóng tại hai nguồn A, B trên mặt nước là u = 2cos(4πt + π/3) cm. Tốc độ truyền sóng trên mặt nước là v = 0,4 m/s và xem biên độ sóng không đổi khi truyền đi. Chu kỳ T và bước sóng λ có giá trị:
- A. T = 4 (s), λ = 1,6 m.
- B. T = 0,5 (s), λ = 0,8 m.
C. T = 0,5 (s), λ = 0,2 m.
- D. T = 2 (s), λ = 0,2 m.
Câu 23: Phương trình dao động sóng tại điểm O có dạng u = 5cos(200πt) mm. Chu kỳ dao động tại điểm O là
- A. T = 100 (s).
- B. T = 100π (s).
C. T = 0,01 (s).
- D. T = 0,01π (s).
Câu 24: Khi một sóng truyền từ không khí vào nước thì
- A. Năng lượng và tần số không đổi.
B. Bước sóng và tần số không đổi.
- C. Tốc độ và tần số không đổi.
- D. Tốc độ thay đổi, tần số không đổi.
Câu 25: Một người quan sát trên mặt biển thấy chiếc phao nhô lên cao 10 lần Trong 36 (s) và đo được khoảng cách hai đỉnh lân cận là 10 m. Tính tốc độ truyền sóng trên mặt biển.
A. v = 2,5 m/s.
- B. v = 5 m/s.
- C. v = 10 m/s.
- D. v = 1,25 m/s.
Câu 26: Một người quan sát mặt biển thấy có 5 ngọn sóng đi qua trước mặt mình Trong khoảng thời gian 10 (s) và đo được khoảng cách giữa 2 ngọn sóng liên tiếp bằng 5 m. Coi sóng biển là sóng ngang. Tốc độ của sóng biển là
A. v = 2 m/s.
- B. v = 4 m/s.
- C. v = 6 m/s.
- D. v = 8 m/s.
Câu 27: Một người quan sát sóng trên mặt hồ thấy khoảng cách giữa hai ngọn sóng liên tiếp bằng 2 m và có 6 ngọn sóng truyền qua trước mặt Trong 8 (s). Tốc độ truyền sóng nước là
- A. v = 3,2 m/s.
- B. v = 1,25 m/s.
- C. v = 2,5 m/s.
D. v = 3 m/s.
Câu 28: Một điểm A trên mặt nước dao động với tần số 100 Hz. Trên mặt nước người ta đo được khoảng cách giữa 7 gợn lồi liên tiếp là 3 cm. Khi đó tốc độ truyền sóng trên mặt nước là
A. v = 50 cm/s.
- B. v = 50 m/s.
- C. v = 5 cm/s.
- D. v = 0,5 cm/s.
Câu 29: Một người quan sát thấy một cánh hòa trên hồ nước nhô lên 10 lần Trong khoảng thời gian 36 (s). Khoảng cách giữa hai đỉnh sóng kế tiếp là 12 m. Tính tốc độ truyền sóng trên mặt hồ.
A. v = 3 m/s.
- B. v = 3,2 m/s.
- C. v = 4 m/s.
- D. v = 5 m/s.
Câu 30: Một sóng ngang truyền trên một sợi dây rất dài có li độ u = 6 cos(πt + ) cm, d đo bằng cm. Li độ của sóng tại d = 1 cm và t = 1 (s) là
A. u = 0 cm.
- B. u = 6 cm.
- C. u = 3 cm.
- D. u = –6 cm.
Câu 31: Một người quan sát trên mặt biển thấy khoảng cách giữa 5 ngọn sóng liên tiếp bằng 12 m và có 9 ngọn sóng truyền qua trước mắt Trong 5 (s). Tốc độ truyền sóng trên mặt biển là
- A. v = 4,5 m/s.
- B. v = 5 m/s.
- C. v = 5,3 m/s.
D. v = 4,8 m/s.
Câu 32: Một mũi nhọn S được gắn vào đầu A của một lá thép nằm ngang và chạm vào mặt nước. Khi đó lá thép dao động với tần số ƒ = 120 Hz. Nguồn S tạo ra trên mặt nước một dao động sóng, biết rằng khoảng cách giữa 9 gợn lồi liên tiếp là 4 cm. Tốc độ truyền sóng trên mặt nước có giá trị bằng
- A. v = 120 cm/s.
- B. v = 100 cm/s.
- C. v = 30 cm/s.
D. v = 60 cm/s.
Câu 33: Trên mặt nước có một nguồn dao động tạo ra tại điểm O một dao động điều hoà có tần số ƒ = 50 Hz. Trên mặt nước xuất hiện những sóng tròn đồng tâm O cách đều, mỗi vòng cách nhau 3 cm. Tốc độ truyền sóng ngang trên mặt nước có giá trị bằng
- A. v = 120 cm/s.
B. v = 150 cm/s.
- C. v = 360 cm/s.
- D. v = 150 m/s.
Câu 34: Tại một điểm O trên mặt thoáng của một chất lỏng yên lặng ta tạo ra một dao động điều hoà vuông góc với mặt thoáng có chu kì T = 0,5 (s). Từ O có các vòng sóng tròn lan truyền ra xung quanh, khoảng cách hai vòng liên tiếp là 0,5 m. Xem như biên độ sóng không đổi. Tốc độ truyền sóng có giá trị
- A. v = 1,5 m/s.
B. v = 1 m/s.
- C. v = 2,5 m/s.
- D. v = 1,8 m/s.
Câu 35: Một sóng cơ lan truyền Trong một môi trường với tốc độ 1 m/s và tần số 10 Hz, biên độ sóng không đổi là 4 cm. Khi phần tử môi trường đi được quãng đường S cm thì sóng truyền thêm được quãng đường 25 cm. Tính S
- A. S = 10 cm
- B. S = 50 cm
- C. S = 56 cm
D. S = 40 cm.
Câu 36: Đầu A của một sợi dây cao su căng thẳng nằm ngang. được làm cho dao động điều hòa theo phương thẳng đứng với tần số ƒ = 0,5 Hz. Trong thời gian 8 (s) sóng đã đi được 4 cm dọc theo dây. Tốc độ truyền sóng v và bước sóng λ có giá trị là
- A. v = 0,2 cm/s và λ = 0,1 cm.
- B. v = 0,2 cm/s và λ =0,4 cm.
- C. v = 2 cm/s và λ =0,4 cm.
D. v = 0,5 cm/s và λ =1 cm.
Câu 37: Lúc t = 0 đầu O của sợi dây cao su nằm ngang bắt đầu dao động đi lên với chu kỳ 2 s, tạo thành sóng lan truyền trên dây với tốc độ 2 m/s. Điểm M trên dây cách O một khoảng bằng 1,4 m. Thời điểm đầu tiên để M đến điểm cao nhất là
- A. 1,5 s
- B. 2,2 s
- C. 0,25 s
D. 1,2 s
Câu 38: Người ta gây một dao động ở đầu O một dây cao su căng thẳng làm tạo nên một dao động theo phương vuông góc với vị trí bình thường của dây, với biên độ a = 3 cm và chu kỳ T = 1,8 (s). Sau 3 giây chuyển động truyền được 15 m dọc theo dây. Tốc độ truyền sóng trên dây là:
- A. v = 9 m/s.
- B. v = 6 m/s.
C. v = 5 m/s.
- D. v = 3 m/s.
Câu 39: Người ta nhỏ những giọt nước đều đặn xuống một điểm O trên mặt nước phẳng lặng với tốc độ 80 giọt Trong một phút, khi đó trên mặt nước xuất hiện những gợn sóng hình tròn tâm O cách đều nhau. Khoảng cách giữa 4 gợn sóng liên tiếp là 13,5 cm. Tốc độ truyền sóng trên mặt nước là:
A. v = 6 cm/s.
- B. v = 45 cm/s.
- C. v = 350 cm/s.
- D. v = 60 cm/s.
Câu 40: Lúc t = 0 đầu O của sợi dây cao sư nằm ngang bắt đầu dao động đi lên với chu kỳ 2 s biên độ 5 cm, tạo thành sóng lan truyền trên dây với tốc độ 2 m/s. Điểm M trên dây cách O một khoảng bằng 1,4 cm. Thời điểm đầu tiên để M đến điển N thấp hơn vị trí cân bằng 2 cm là
- A. 1,53 s
- B. 2,23 s
C. 1,83 s
- D. 1,23 s
Câu 41: Người ta gây một dao động ở đầu O một dây cao su căng thẳng làm tạo nên một dao động theo phương vuông góc với vị trí bình thường của dây, với biên độ a = 3 cm và chu kỳ T = 1,8 (s). Sau 3 giây chuyển động truyền được 15 m dọc theo dây. Tìm bước sóng của sóng tạo thành truyền trên dây.
A. λ = 9 m.
- B. λ = 6,4 m.
- C. λ = 4,5 m.
- D. λ = 3,2 m.
Câu 42: Tại điểm O trên mặt nước yên tĩnh, có một nguồn sóng dao động điều hoà theo phương thẳng đứng với tần số ƒ = 2Hz. Từ O có những gợn sóng tròn lan rộng ra xung quanh. Khoảng cách giữa 2 gợn sóng liên tiếp là 20cm. Tốc độ truyền sóng trên mặt nước là:
A. 160 (cm/s)
- B. 20 (cm/s)
- C. 40 (cm/s)
- D. 80 (cm/s)
Câu 43: Nguồn phát sóng S trên mặt nước tạo dao động với tần số ƒ = 100 Hz gây ra các sóng tròn lan rộng trên mặt nước. Biết khoảng cách giữa 7 gợn lồi liên tiếp là 3 cm. Vận tốc truyền sóng trên mặt nước bằng bao nhiêu?
- A. 25 cm/s.
- B. 50 cm/s.
C. 100 cm/s.
- D. 150 cm/s.
Câu 44: Một sóng cơ lan truyền Trong một môi trường với tốc độ 1 m/s và tần số 10 Hz, biên độ sóng không đổi là 4 cm. Khi phần tử môi trường đi được quãng đường 8 cm thì sóng truyền thêm được quãng đường bằng
- A. 10 cm
B. 12 cm
- C. 5 cm
- D. 4 cm.
Câu 45: Một sóng cơ lan truyền Trong một môi trường với tốc độ 100 cm/s và tần số 20 Hz, biên độ sóng không đổi là 4 cm. Khi phần tử môi trường đi được quãng đường 72 cm thì sóng truyền thêm được quãng đường bằng
A. 20 cm
- B. 12 cm
- C. 25 cm
- D. 22,5 cm.
Xem toàn bộ: Giải Vật lí 11 Kết nối Bài 8 Mô tả sóng
Nội dung quan tâm khác
Giải bài tập những môn khác
Giải sgk lớp 11 KNTT
Giải sgk lớp 11 CTST
Giải sgk lớp 11 cánh diều
Giải SBT lớp 11 kết nối tri thức
Giải SBT lớp 11 chân trời sáng tạo
Giải SBT lớp 11 cánh diều
Giải chuyên đề học tập lớp 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề toán 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề ngữ văn 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề vật lí 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề hóa học 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề sinh học 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề kinh tế pháp luật 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề lịch sử 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề địa lí 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề mĩ thuật 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề âm nhạc 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề công nghệ chăn nuôi 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề công nghệ cơ khí 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề tin học 11 định hướng Khoa học máy tính kết nối tri thức
Giải chuyên đề tin học 11 định hướng Tin học ứng dụng kết nối tri thức
Giải chuyên đề quốc phòng an ninh 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề học tập lớp 11 chân trời sáng tạo
Giải chuyên đề học tập lớp 11 cánh diều
Trắc nghiệm 11 Kết nối tri thức
Trắc nghiệm 11 Chân trời sáng tạo
Trắc nghiệm 11 Cánh diều
Bộ đề thi, đề kiểm tra lớp 11 kết nối tri thức
Đề thi Toán 11 Kết nối tri thức
Đề thi ngữ văn 11 Kết nối tri thức
Đề thi vật lí 11 Kết nối tri thức
Đề thi sinh học 11 Kết nối tri thức
Đề thi hóa học 11 Kết nối tri thức
Đề thi lịch sử 11 Kết nối tri thức
Đề thi địa lí 11 Kết nối tri thức
Đề thi kinh tế pháp luật 11 Kết nối tri thức
Đề thi công nghệ cơ khí 11 Kết nối tri thức
Đề thi công nghệ chăn nuôi 11 Kết nối tri thức
Đề thi tin học ứng dụng 11 Kết nối tri thức
Đề thi khoa học máy tính 11 Kết nối tri thức
Bộ đề thi, đề kiểm tra lớp 11 chân trời sáng tạo
Bộ đề thi, đề kiểm tra lớp 11 cánh diều
Đề thi Toán 11 Cánh diều
Đề thi ngữ văn 11 Cánh diều
Đề thi vật lí 11 Cánh diều
Đề thi sinh học 11 Cánh diều
Đề thi hóa học 11 Cánh diều
Đề thi lịch sử 11 Cánh diều
Đề thi địa lí 11 Cánh diều
Đề thi kinh tế pháp luật 11 Cánh diều
Đề thi công nghệ cơ khí 11 Cánh diều
Đề thi công nghệ chăn nuôi 11 Cánh diều
Đề thi tin học ứng dụng 11 Cánh diều
Đề thi khoa học máy tính 11 Cánh diều
Bình luận