Tắt QC

Trắc nghiệm Vật lí 12 Kết nối bài 24: Công nghiệp hạt nhân (P2)

Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm Vật lí 12 kết nối tri thức bài 24: Công nghiệp hạt nhân (P2) có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Năng lượng tỏa ra trong các phản ứng hạt nhân thường được chuyển hóa thành năng lượng nào?

  • A. Nhiệt năng.
  • B. Điện năng.
  • C. Hóa năng.
  • D. Cơ năng.

Câu 2: Hệ thống khai thác năng lượng hạt nhân có thể hoạt động trong bao lâu thì cần bổ sung nhiên liệu?

  • A. Trong thời gian ngắn.
  • B. Trong thời gian dài.
  • C. Trong khoảng vài tiếng.
  • D. Hàng ngày.

Câu 3: Bộ phận chính của nhà máy điện hạt nhân là gì?

  • A. Lò phản ứng hạt nhân.
  • B. Đường vào của nước làm mát.
  • C. Tháp làm mát.
  • D. Bộ phận sinh hơi.

Câu 4: Việc xử lí chất thải hạt nhân đòi hỏi điều gì?

  • A. Công nghệ phức tạp với chi phí thấp.
  • B. Công nghệ phức tạp với chi phí thấp.
  • C. Công nghệ đơn giản với chi phí thấp
  • D. Công nghệ phức tạp với chi phí cao.

Câu 5: Vật liệu chứa chất thải hạt nhân cần có đặc điểm gì?

  • A. Cần có độ bền rất cao.
  • B. Cần chịu được nhiệt độ cao.
  • C. Có tính đàn hồi.
  • D. Có thể thấm nước.

Câu 6: Trong nhà máy điện hạt nhân có dùng phản ứng phân hạch TRẮC NGHIỆM có công suất 500 000 kW và hiệu suất là 40%. Tính lượng TRẮC NGHIỆM dùng trong 1 năm. Biết năng lượng tỏa ra của 1 kg TRẮC NGHIỆM là 8,96.1013 J.

  • A. 440 kg.
  • B. 440 tấn.
  • C. 309 kg.
  • D. 3,09 tấn.

Câu 7: Một bệnh nhân điều trị ung thư bằng tia γ lần đầu tiên điều trị trong 10 phút. Sau 5 tuần điều trị lần 2. Hỏi trong lần 2 phải chiếu xạ trong thời gian bao lâu để bệnh nhân nhận được tia γ như lần đầu tiên. Cho chu kỳ bán rã T = 70 ngày và coi Δt << T

  • A. 17 phút.
  • B. 20 phút.
  • C. 14 phút.
  • D. 10 phút.

Câu 8: Đâu không phải ứng dụng phóng xạ hạt nhân trong công nghệ sinh học và trong bảo quản thực phẩm?

  • A. Sử dụng hỗ trợ nghiên cứu gây đột biến gene.
  • B. Cây trồng đột biến gene ảnh hưởng xấu tới môi trường.
  • C. Phương pháp đánh dấu phóng xạ được sử dụng trong nghiên cứu sinh học, nông nghiệp, lâm nghiệp.
  • D. Một số loại thực phẩm chiếu xạ có thể bị thay đổi hương vị.

Câu 9: Bộ phận nào sau đây không có trong nhà máy điện hạt nhân?

  • A. Lò phản ứng.
  • B. Máy phát điện.
  • C. Máy biến áp.
  • D. Tua bin.

Câu 10: Vì sao vật liệu chứa chất thải hạt nhân cần có độ bền rất cao?

  • A. Vì chu kì bán rã của một số đồng vị của hạt nhân đã qua sử dụng là rất lớn.
  • B. Vì chất thải hạt nhân có nhiệt độ cao, có thể ảnh hưởng tới môi trường.
  • C. Vì chất thải hạt nhân nếu bị thấm nước sẽ bị phát tán vào môi trường.
  • D. Vì chất thải hạt nhân cần được xử lí sau thời gian dài.

Câu 11: Đâu không phải ưu điểm của nhà máy điện hạt nhân?

  • A. Có thể hoạt động trong thời gian dài mà không cần bổ sung nhiên liệu.
  • B. Năng lượng tỏa ra trong phản ứng hạt nhân thường được chuyển hóa thành điện năng.
  • C. Chi phí xử lí chất thải thấp.
  • D. Không trực tiếp phát khí thải ô nhiễm môi trường.

Câu 12: Máy xạ trị thường sử dụng nguồn phóng xạ TRẮC NGHIỆM có chu kì bán rã là 5,3 năm. Để đáp ứng đúng các tiêu chí y học để điều trị bệnh, thiết bị sẽ bắt buộc phải bảo dưỡng để hiệu chỉnh lại chùm tia chiếu xạ trước khi độ phóng xạ giảm đi 7% và phải thay nguồn phóng xạ mới khi độ phóng xạ giảm đi 50%. Các kĩ sư thiết kế máy xạ trị cần thiết lập lịch bảo dưỡng sau bao lâu?

  • A. 5,3 tháng.
  • B. 6,6 tháng.
  • C. 3,6 tháng.
  • D. 4,8 tháng.

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác