Tắt QC

Trắc nghiệm tin học 7 cánh diều học kì II (P4)

Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Tin học 7 cánh diều học kì 2. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

NỘI DUNG TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Đặc tính của phần mềm bảng tính điện tử nói chung và Excel nói riêng là tự động tính toán lại khi số liệu đầu vào thay đổi. Để khai thác đặc tính này, trong công thức tính toán cần dùng đến gì?

  • A. Vừa số liệu trực tiếp vừa địa chỉ ô.

  • B. Số liệu nhập trực tiếp.

  • C. Cần dùng địa chỉ ô chứa số liệu thay cho số liệu trực tiếp.
  • D. Tất cả các ý trên đều sai.

Câu 2: Ví dụ: Trong ô D3 cần viết công thức “=B3 - C3”, tiếp theo trong ô D4 là công thức “=B4 - C4”. Tuy nhiên, ta không phải gõ nhập đi lặp lại từng ô công thức tương tự nhau như vậy. Đó là tính năng gì của Excel?

  • A. Tự động điền công thức.
  • B. Tự động cho ra kết quả.

  • C. Tự động tính toán.

  • D. Tất cả các ý trên đều sai.

Câu 3: Sau khi đánh dấu chọn một ô hoặc một khối ô, trỏ chuột vào điểm góc dưới bên phải, con trỏ chuột sẽ có hình dấu công (+), gọi là tay nắm. Kéo thả chuột từ điểm này sẽ thực hiện được điều gì?

  • A. Sẽ không điền dữ liệu tự động cho một dãy ô liền kề.

  • B. Sẽ copy các nội dung khác vào ô tiếp theo.

  • C. Sẽ điền dữ liệu tự động cho một dãy ô liền kề.
  • D. Sẽ di chuyển các nội dung khác vào ô tiếp theo.

Câu 4: Sắp xếp các bước nhập công thức cho đúng?

1. Nhập biểu thức số học.

2. Nhấn Enter để nhận kết quả.

3. Chọn một ô bất kì trong trang tính.

4. Gõ nhập dấu bằng =

  • A. 4 – 3 – 2 – 1.

  • B. 3 – 4 – 1 – 2.
  • C. 1 – 2 – 3 – 4.

  • D. 2 – 1 – 3 – 4.

Câu 5: Điền vào chỗ chấm:

“Viết công thức trong ô bảng tính là một cách điều khiển tính toán (……..)”.

  • A. Tùy ý.

  • B. Thủ công

  • C. Tự động

  • D. Tự tính toán

Câu 6: Điền vào chỗ chấm (….)

“Địa chỉ ô số liệu trong công thức giống như một (...) và sẽ nhận giá trị là số liệu lấy từ ô đó”.

  • A. tên hàng

  • B. tên hằng

  • C. tên biến
  • D. tên cột

Câu 7: Trong các cách viết hàm dưới đây, cách viết nào là sai?

  • A. =SUM(2,5,7).

  • B. =Sum(A3,C3:F3).

  • C. =SuM(10,15,b2:B10).

  • D. =sum“D2:08”.

Câu 8: Phát biểu nào dưới đây là sai về việc sử dụng hàm trong bảng tính?

  • A. Nhờ các hàm số mà việc tính toán, xử lí dữ liệu được thực hiện đơn giản và thuận tiện hơn.

  • B. Hàm là công thức được viết sẵn để tính toán, xử lí dữ liệu theo quy tắc và nhất định.

  • C. Mỗi hàm số được đặt tên riêng và thể hiện ý nghĩa của hàm.

  • D. Tên hàm phân biệt chữ hoa và chữ thường.

Câu 9: Câu nào không đúng khi nói về đặc điểm của các hàm SUM, AVERAGE, MAX, MIN, COUNT?

  • A. Chỉ tính toán trên các ô tính chứa dữ liệu kiểu số.

  • B. Bỏ qua các ô tính chứa dữ liệu kiểu chữ.

  • C. Bỏ qua các ô tính trống.

  • D. Tính toán trên tất các ô tính chứa dữ liệu kiểu chữ hay ô tính trống.

Câu 10: Chọn khẳng định sai trong các khẳng định sau?

  • A. Các hàm SUM, AVERAGE, MAX, MIN, COUNT chỉ tính toán trên các ô tính chứa dữ liệu kiểu số, bỏ qua các ô tính chứa dữ liệu kiểu chữ, ô tính trống.

  • B. Khi sao chép hay di chuyển hàm, vị trí tương đối giữa các ô tính có địa chỉ là tham số của hàm và ô tính chứa hàm không thay đổi.

  • C. Tương tự như nhập công thức vào ô tính, ta có thể nhập hàm vào ô tính thông qua vùng nhập liệu hoặc trực tiếp tại ô tính.

  • D. Tham số của hàm có thể là các dữ liệu cụ thể, các địa chỉ ô tính, các địa chỉ khối ô tính và thường cách nhau bởi dấu chấm than.

Câu 11: Các viết hàm nào sau đây không đúng?

  • A. SUM(5+A4+A6)
  • B. =MAX (7, 9, B4, D9)

  • C. =MIN(B3:F8)

  • D. =COUNT(E4:E8)

Câu 12: Phát biểu nào sau đây là đúng?

Khi tính toán trên các ô tính:

  • A. Các hàm chỉ tính toán trên các ô tính dữ liệu.

  • B. Các hàm bỏ qua các ô tính có dữ liệu chữ.

  • C. Các hàm bỏ qua các ô tính trống.

  • D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 13: Chọn phát biểu đúng?

  • A. Có thể điều chỉnh độ rộng của cột, không điều chỉnh được chiều cao của hàng.

  • B. Có thể điều chỉnh chiều cao của hàng, không điều chỉnh được độ rộng của cột.

  • C. Có thể điều chỉnh độ rộng của cột và chiều cao của hàng.
  • D. Không thể điều chỉnh độ rộng của cột và chiều cao của hàng.

Câu 14: Trong các câu sau, câu nào đúng:

  • A. Không thể chọn phông, kiểu, cỡ chữ và màu chữ cho dữ liệu trong trang tính.

  • B. Không thể đặt màu nền và căn biên cho các khối ô trong trang tính, chỉ có thể làm điều này trên từng ô.

  • C. Việc sử dụng các công cụ định dạng trang tính có nhiều điểm tương tự như sử dụng công cụ định dạng văn bản trong phần mềm soạn thảo văn bản.
  • D. Không thể điều chỉnh ngắt trang in trong việc chuẩn bị in các trang tính.

Câu 15: Trong các câu dưới đây hãy chọn những giải thích đúng cho lời khuyên “Trước khi in một trang tính hoặc một vùng trang tính nên xem trước trên màn hình kết quả sẽ nhận được khi in”.

  • A. Sự tự động phân chia trang in của phần mềm bảng tính có thể không đúng ý muốn cần kiểm tra lại để điều chỉnh.
  • B. Không xem trước kết quả sẽ được in thì phần mềm bảng tính chưa cho phép in.

  • C. Cần kiểm tra xem trang tính ảnh đất đã nhập đủ dữ liệu chưa.

  • D. Cần xem trước hình thức của bản in để có thể điều chỉnh sao cho kết quả in ra có hình thức đẹp hơn.

Câu 16: Phải xem trước trên màn hình kết quả sẽ nhận được khi thực hiện lệnh in vì:

  • A. Có thể nội dung không chính xác.

  • B. Phần mềm bảng tính đã tự động phân chia các trang in, có thể không phù hợp với ý định của em.
  • C. Cả A và B đều đúng.

  • D. Cả A và B đều sai.

Câu 17: Trong các câu dưới đây, câu nào sai?

  • A. Có thể chọn kiểu phông kiểu cỡ và màu chữ cho dữ liệu trong một khối ô của trang tính.

  • B. Dữ liệu dạng số trong một cột của trang tính luôn được căn biên phải của cột, không thay đổi được.
  • C. Cách định dạng dữ liệu dạng văn bản trong trang tính giống như cách định dạng văn bản trong phần mềm soạn thảo văn bản.

  • D. Định dạng số liệu trong các hàng và cột của trang tính giống như định dạng số liệu trong phần mềm soạn thảo văn bản.

Câu 18: Nhận định nào đúng?

  • A. Trước khi in trang tính phải kiểm tra xem trang tính đã được như ý chưa.
  • B. Khi lưu trang tính sẽ không chỉnh sửa được nữa.

  • C. Không thể lưu lại trang tính với tên khác.

  • D. Một tệp excel chỉ có thể in ra được một bản in.

Câu 19: Khi soạn bài trình chiếu cần chú ý gì?

  • A. Trên trang chiếu phải là một đoạn văn chi tiết đầy đủ thông tin về vấn đề trình bày.

  • B. Nội dung trên các trang chiếu phải ngắn gọn, nên trình bày dưới dạng các gạch đầu dòng và phân cấp theo mức độ chi tiết dần.
  • C. Nên bỏ trang tiêu đề để trình bày bài được ngắn gọn.

  • D. Tất cả các ý trên đều sai.

Câu 20: Công việc nào trong các công việc sau cần sự trợ giúp của phần mềm trình chiếu:

  • A. Soạn thảo một văn bản.

  • B. Tính trung bình cộng của 1 dãy số.

  • C. Xem video trên mạng.

  • D. Giới thiệu về trường của em.

Câu 21: Các trang nội dung của bài trình chiếu thường thể hiện thế nào?

  • A. Các trang trình bày ngắn gọn, xúc tích về từng mục ở trang giới thiệu

  • B. Bắt đầu bằng một trang giới thiệu các mục nội dung chính của bài trình bày

  • C. Phần văn bản cần trình bày dưới dạng gạch đầu dòng và phân cấp theo mức độ khái quát đến chi tiết dần

  • D. Tất cả các nội dung trên

Câu 22: Sử dụng trình chiếu là lựa chọn phổ biến trong những công việc gì?

  • A. Giảng dạy, các buổi họp

  • B. Sinh hoạt chuyên môn

  • C. Giới thiệu sản phẩm

  • D. Tất cả các ý trên

Câu 23: Khẳng định nào sau đây là đúng:

  • A. Phần mềm trình chiếu giúp việc tính toán được dễ dàng hơn.

  • B. Phần mềm trình chiếu hỗ trợ hiệu quả trong tạo bài trình bày sinh động, hấp dẫn trên máy tính.
  • C. Phần mềm trình chiếu hỗ trợ hiệu quả trong việc soạn thảo văn bản.

  • D. Phần mềm trình chiếu hỗ trợ hiệu quả trong việc xem video.

Câu 24: Trong các phát biểu sau, phát biểu nào sai?

  • A. Tìm kiếm nhị phân chia dãy làm hai nửa dài xấp xỉ bằng nhau và chỉ cần tìm kiếm trong một nửa dãy.

  • B. Tìm kiếm nhị phân chia dãy làm hai nửa dài đúng bằng nhau và chỉ cần tìm kiếm trong một nửa dãy.
  • C. Tìm kiếm nhị phân lặp lại việc chia đôi dãy cho đến khi dãy chỉ còn một phần tử.

  • D. Tìm kiếm nhị phân nhanh hơn tìm kiếm tuần tự.

Câu 25: Bài toán nào sau đây áp dụng được thuật toán tìm kiếm nhị phân:

  • A. Cho dãy 1, 3, 5, 6. Tìm vị trí của số 5 trong dãy.

  • B. Cho dãy 1, 5, 3, 6. Tìm vị trí của số 5 trong dãy.

  • C. Cho dãy 6, 5, 4, 3, 2, 1. Hãy tìm xem số 3 có trong dãy này không.

  • D. Cả A và C.

Câu 26: Trong các câu sau, câu nào đúng?

  • A. Tìm kiếm nhị phân chỉ áp dụng được cho dãy đã sắp xếp thứ tự tăng dần.

  • B. Tìm kiếm nhị phân chỉ áp dụng được cho dãy đã sắp xếp thứ tự giảm dần.

  • C. Tìm kiếm nhị phân chỉ áp dụng được cho dãy đã sắp thứ tự.
  • D. Tìm kiếm nhị phân áp dụng được cho dãy bất kì.

Câu 27: Nhận định nào sau đây đúng nhất về thuật toán tìm kiếm nhị phân?

  • A. Chỉ áp dụng tìm kiếm nhị phân với dãy số tăng dần.

  • B. Có thể áp dụng tìm kiếm nhị phân với bất kì dãy số nào.

  • C. Không phải với bất cứ dãy số nào cũng có thể áp dụng được thuật toán tìm kiếm nhị phân. Vì tìm kiếm nhị phân chỉ áp dụng với dãy số đã được sắp xếp tăng dần hoặc giảm dần.
  • D. Chỉ áp dụng tìm kiếm nhị phân với dãy số giảm dần.

Câu 28: Sắp xếp kết quả kiểm tra môn Sinh học theo thứ tự từ thấp đến cao. Dãy đầu vào là gì?

  • A. Điểm kiểm tra môn Toán.

  • B. Điểm kiểm tra môn Sinh.
  • C. Điểm kiểm tra môn Lý.

  • D. Điểm kiểm tra môn Hóa.

Câu 29: Trong các bài toán sau, đâu là bài toán sắp xếp:

  • A. Sắp xếp bảng điểm môn tin của lớp 7C theo thứ tự tăng dần.

  • B. Tìm ra bạn có điểm cao nhất trong bảng điểm môn tin của lớp 7C.

  • C. Sắp xếp bảng điểm môn tin của lớp 7C theo thứ tự giảm dần.

  • D. Cả A và C

Câu 30: Thao tác “đổi chỗ” là một việc làm khi thực hiện sắp xếp chọn dần. Giả sử dãy sắp xếp gồm 10 số. Hãy chọn câu đúng (nhiều đáp án)

  • A. Phải thực hiện 10 lần đổi chỗ.

  • B. Phải thực hiện 9 lần đổi chỗ.

  • C. Tùy theo dãy đầu vào mà số lần đổi chỗ khác nhau.
  • D. Không phải đổi chỗ lần nào nếu dãy cần sắp xếp đã đúng thứ tự mong muốn.

Câu 31: Sắp xếp kết quả kiểm tra môn Tin học theo thứ tự từ cao xuống thấp. Tiêu chí sắp xếp là gì?

  • A. Điểm kiểm tra môn Tin theo thứ tự giảm dần.
  • B. Điểm kiểm tra môn Tin theo thứ tự tăng dần.

  • C. Điểm kiểm tra môn Hóa theo thứ tự giảm dần.

  • D. Điểm kiểm tra môn Hóa theo thứ tự tăng dần.

Câu 32: “Chọn số lớn nhất trong dãy nguồn còn lại” là một bài toán con khi thực hiện sắp xếp chọn dần. Giả sử dãy cần sắp xếp gồm 10 số. Hãy chọn câu đúng:

  • A. Phải giải 10 bài toán con nói trên.

  • B. Phải giải 9 bài toán con nói trên.
  • C. Phải giải 1 bài toán con nói trên.

  • D. Tùy theo dãy đầu vào mà số lần giải bài toán con khác nhau.

Câu 33: Trong một bài toán, thực hiện so sánh và đổi chỗ các cặp phần tử liền kề nếu chúng đúng với thứ tự. Việc làm này đang sử dụng thuật toán nào?

  • A. Thuật toán sắp xếp chọn.

  • B. Thuật toán sắp xếp nổi bọt.
  • C. Thuật toán tìm kiếm tuần tự.

  • D. Thuật toán tìm kiếm nhị phân.

Câu 34: Làm thế nào để cho máy tính biết một dãy đã có thứ tự tăng dần?

  • A. Máy tính phải so sánh lần lượt các cặp số không liền kề cho đến khi không còn cặp liền kề nào trái thứ tự mong muốn.
  • B. Máy tính phải so sánh lần lượt các cặp số liền kề cho đến khi không còn cặp liền kề nào trái thứ tự mong muốn.

  • C. Máy tính phải so sánh lần lượt các cặp số tùy ý cho đến khi không còn cặp tùy ý nào trái thứ tự mong muốn.

  • D. Máy tính phải so sánh lần lượt các cặp số định sẵn cho đến khi không còn cặp này nào trái thứ tự mong muốn.

Câu 35: Hoán đổi vị trí hai phần tử liên tiếp khi chúng không đúng thứ tự là cách sắp xếp của thuật toán nào?

  • A. Nổi bọt.
  • B. Chọn.

  • C. Tìm kiếm tuần tự

  • D. Tìm kiếm nhị phân

Câu 36: Điền vào dấu …trong phát biểu sau: “Trong thuật toán sắp xếp nổi bọt lặp khi có cặp phần tử trái thứ tự mong muốn thì đổi chỗ cho nhau, trái lại thì không cần làm gì. Sau đó …..một vị trí để xét cặp tiếp theo, so sánh và đổi chỗ nếu cần.”

  • A. Dịch sang phải.
  • B. Dịch sang trái.

  • C. Chuyển về vị trí đầu tiên.

  • D. Chuyển đến vị trí cuối cùng.

Câu 37: Khi nào thì việc tìm kiếm tuần tự dò tìm đến phần tử ở cuối dãy?

  • A. Khi đã tìm thấy số ở đó.

  • B. Khi số cần tìm chưa tìm thấy.
  • C. Khi thuật toán kết thúc.

  • D. Khi thuật toán tạm dừng.

Câu 38: Khi nào thì việc tìm kiếm tuần tự được kết thúc giữa chừng của dãy?

  • A. Khi đã tìm thấy số ở đó.
  • B. Khi chưa tìm thấy số ở đó.

  • C. Khi thuật toán kết thúc.

  • D. Khi thuật toán tạm dừng.

Câu 39: Trong các câu sau, những câu nào đúng?

  • A. Có thể chọn phông, kiểu, cỡ và màu chữ cho dữ liệu trong trang tính.
  • B. Không thể đặt màu nền và căn biên cho các khối ô trong trang tính, chỉ có thể làm điều này trên từng ô.

  • C. Việc sử dụng các công cụ định dạng trang tính có nhiều điểm tương tự như sử dụng công cụ định dạng văn bản trong phần mềm soạn thảo văn bản.
  • D. Không thể điều chỉnh ngắt trang in trong việc chuẩn bị in các trang tính.

Câu 40: Tại sao phải định dạng trang tính?

  • A. Hình thức đẹp, dễ nhìn, dễ ghi nhớ, dễ dàng phân biệt và so sánh các miền dữ liệu khác nhau trên trang tính
  • B. Không định dạng trang tính thì sẽ thiếu dữ liệu

  • C. Không định dạng trang tính thì trang tính không hợp lệ

  • D. Cả 3 ý trên


Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác