Trắc nghiệm tiếng việt 3 cánh diều bài đọc 4: bài tập làm văn
Tổng hợp trắc nghiệm theo từng bài trong bộ sách tiếng việt lớp 3 bộ cánh diều có đáp án. Bộ đề trắc nghiệm giúp học sinh ôn luyện kiến thức rất tốt và làm quen với hình thức thi trắc nghiệm.
Câu 1: Đâu là cách viết đúng tên nhân vật:
- A. Cô_li_a.
- B. Cô;li;a.
- C. Cô.li.a.
D. Cô-li-a.
Câu 2: Cô giáo giao cho các bạn bài tập gì?
- A. Bài giải toán.
B. Bài tập làm văn.
- C. Bài quan sát cây.
- D. Bài tập đọc.
Câu 3: Cô giáo yêu cầu học sinh viết bài về đề gì?
A. Em đã làm gì để giúp đỡ mẹ.
- B. Một kỉ niệm đáng nhớ của em với gia đình.
- C. Một chuyện em cảm thấy xấu hổ nhất.
- D. Một hoạt động bổ ích mà em từng tham gia.
Câu 4: Chi tiết nào thể hiện sự lúng túng của Cô-li-a khi làm bài?
- A. Ngồi ngay ngắn đọc đề bài.
B. Loay hoay một lúc mới bắt đầu viết.
- C. Suy nghĩ và viết các ý chính ra nháp.
- D. Tập trung làm bài.
Câu 5: Việc đầu tiên Cô-li-a viết khi giúp đỡ mẹ là gì?
- A. Gấp quần áo và trông em.
- B. Lau nhà và quét sân.
C. Quét nhà và rửa bát đĩa.
- D. Giặt quần áo và nấu cơm.
Câu 6: Mẹ Cô-li-a đã nhờ Cô-li-a việc gì?
A. Giặt áo sơ mi và quần áo lót.
- B. Lau dọn đồ đạc.
- C. Đi chợ mua đồ ăn.
- D. Mang cơm sang cho bà ngoại.
Câu 7: Khi được mẹ nhờ giúp đỡ các công việc trong gia đình, Cô-li-a đã có thái độ như thế nào?
- A. Không nhận lời mẹ.
B. Vui vẻ nhận lời.
- C. Vui vẻ từ chối.
- D. Vui vẻ nhờ người khác.
Câu 8: Cậu bé muốn làm gì để mẹ đỡ vất vả?
- A. Học tập thật tốt.
- B. Ngoan ngoãn.
C. Giúp mẹ làm nhiều việc hơn.
- D. Đi chơi cùng các bạn.
Câu 9: Dấu ngoặc kép được kí hiệu như thế nào?
A. “”.
- B. ?
- C. !.
- D. ;.
Câu 10: Đâu không phải là tác dụng của dấu ngoặc kép?
- A. Đánh dấu một câu ghi lại lời nói của nhân vật.
- B. Đánh dấu lời đối thoại của các nhân vật.
C. Đánh dấu một câu ghi lại ý nghĩa của nhân vật.
- D. Đánh dấu một câu được trích nguyên văn.
Câu 11: Khăn mùi soa là loại khăn như thế nào?
- A. Khăn dùng để lau bàn.
B. Khăn bỏ túi dùng để lau mặt, lau tay.
- C. Khăn dùng để lau bát đĩa.
- D. Khăn dùng để rửa mặt.
Câu 12: Viết lia lại được hiểu là hành động viết như thế nào?
- A. Viết rất chậm và liên tục.
- B. Viết chậm và hay nghỉ.
- C. Viết nhanh và hay nghỉ
D. Viết rất nhanh và liên tục.
Câu 13: Tại sao Cô-li-a lại lúng túng khi viết bài văn?
- A. Vì Cô-li-a không biết viết văn.
B. Vì Cô-li-a không hay giúp đỡ mẹ việc nhà.
- C. Vì Cô-li-a không nhớ được hết những việc mình giúp mẹ.
- D. Vì Cô-li-a không hiểu đề bài là gì.
Câu 14: Để kéo dài bài văn, Cô-li-a đã làm gì?
- A. Viết thêm về những kỉ niệm của hai mẹ con.
- B. Viết thêm về những lời khen mà mẹ dành cho bạn ấy.
- C. Viết thêm về những món quà mà mẹ tặng cho bạn ấy.
D. Viết thêm về những việc mà bạn ấy chưa làm
Câu 15: Tại sao Cô-li-a lại vui vẻ nhận lời mẹ giao việc nhà.
- A. Vì Cô-li-a muốn giúp đỡ mẹ.
B. Vì đó là những việc mà Cô-li-a đã viết ở trong bài.
- C. Vì Cô-li-a không muốn mẹ vất vả.
- D. Tất cả các đáp án trên.
Câu 16: Ý nghĩa của câu chuyện trong bài “Bài tập làm văn” là gì?
- A. Học phải đi đôi với thực hành.
- B. Giúp đỡ mọi người lúc khó khăn.
C. Lắng nghe, chia sẻ với bố mẹ.
- D. Chủ động các công việc ở lớp.
Câu 17: Đâu là công việc các em có thể làm để giúp đỡ bố mẹ?
- A. Gấp quần áo giúp bố mẹ.
- B. Lau nhà giúp bố mẹ.
- C. Dọn cơm giúp bố mẹ.
D. Tất cả các đáp án trên.
Câu 18: Dấu ngoặc kép trong câu: Mẹ hỏi tôi “Hôm nay con làm bài kiểm tra thế nào có tác dụng như thế nào?
A. Đánh dấu một câu ghi lại lời nói của nhân vật.
- B. Đánh dấu lời đối thoại của các nhân vật.
- C. Đánh dấu một câu ghi lại ý nghĩa của nhân vật.
- D. Đánh dấu một câu được trích nguyên văn.
Câu 19: Sau bài viết văn, Cô-li-a đã thay đổi như thế nào?
- A. Cậu bé không muốn giúp đỡ mẹ làm việc nhà.
B. Cậu bé vui vẻ giúp đỡ mẹ làm việc nhà.
- C. Cậu bé nhờ em trai làm các việc nhà giúp mình.
- D. Câu bé khó chịu khi mẹ nhờ giúp việc nhà.
Câu 20: Sau bài đọc, em học thêm được điều gì bổ ích:
- A. Lắng nghe, quan tâm đến bố mẹ.
B. Thường xuyên chia sẻ, tâm sự với bố mẹ.
- C. Giúp đỡ bố mẹ là nghĩa vụ của chúng ta.
- D. Trẻ em không cần làm việc nhà.
Bình luận