Tắt QC

Trắc nghiệm tiếng việt 3 cánh diều bài đọc 1 Ngày khai trường

Tổng hợp trắc nghiệm theo từng bài trong bộ sách tiếng việt lớp 3 bộ cánh diều có đáp án. Bộ đề trắc nghiệm giúp học sinh ôn luyện kiến thức rất tốt và làm quen với hình thức thi trắc nghiệm.

Câu 1: Ngày khai trường được diễn ra vào mùa nào trong năm?

  • A. Mùa xuân.
  • B. Mùa hè.
  • C. Mùa thu.
  • D. Mùa đông.

Câu 2: Các bạn nhỏ đi khai trường trong tâm thế như thế nào?

  • A. Hớn hở.
  • B. Mếu máo.
  • C. Buồn bã.
  • D. Kích động.

Câu 3: Các bạn học sinh tới ngày khai trường mang theo cái gì?

  • A. Máy tính.
  • B. Cặp sách.
  • C. Đồ ăn.
  • D. Mèo máy.

Câu 4: Điền từ còn thiếu vào ô trống: Đi đón ngày khai trường/ Vui như là ...

  • A. Đi chơi.
  • B. Đi chợ.
  • C. Đi hội.
  • D. Đi tham quan.

Câu 5: Âm thanh báo hiệu năm học mới bắt đầu là gì?

  • A. Tiếng trống.
  • B. Tiếng chuông.
  • C. Tiếng kèn.
  • D. Tiếng sáo.

Câu 6: Hình ảnh nào báo hiệu năm học mới bắt đầu?

  • A. Học sinh nô đùa dưới sân trường.
  • B. Học sinh đeo kính để nhìn rõ bảng.
  • C. Học sinh đeo kính để nhìn rõ bảng.
  • D. Học sinh đeo khăn quàng đỏ thắm bước vào lớp.

Câu 7: Đâu là hành động của học sinh vào ngày khai trường?

  • A. Cười đùa với các bạn trong lễ chào cờ.
  • B. Nghiêm trang làm lễ chào cờ.
  • C. Cầm tay các bạn làm lễ chào cờ.
  • D. Hát vang bài hát Bé đi học.

Câu 8: Đâu là từ chỉ sự vật trong bài thơ Ngày khai trường?

  • A. Cười đùa.
  • B. Lá cờ.
  • C. Đỏ tươi.
  • D. Reo hò.

Câu 9: Những từ chỉ hoạt động trong bài thơ Ngày khai trường là gì?

  • A. Đi vào lớp.
  • B. Đi về nhà.
  • C. Đi mua đồ ăn.
  • D. Đi đọc truyện.

Câu 10: Đâu không phải là từ chỉ đặc điểm trong bài thơ Ngày khai trường?

  • A. Trong xanh.
  • B. đỏ tươi.
  • C. trẻ.
  • D. Cặp sách.

Câu 11: Màu vàng nắng mới là nắng lúc nào?

  • A. Nắng sớm.
  • B. Nắng giữa trưa.
  • C. Nắng chiều.
  • D. Nắng cuối chiều.

Câu 12: Từ hớn hở được hiểu như thế nào?

  • A. Vừa đi vừa hát những bài hát quen thuộc.
  • B. Chạy nhảy quanh sân trường.
  • C. Vui mừng, lộ rõ ở nét mặt tươi tỉnh, mừng rỡ.
  • D. Vui mừng trong lòng.

Câu 13: Khi gặp lại nhau, các bạn học sinh đã có hành động như thế nào?

  • A. Tay bắt mặt mừng, ôm vai bá cổ.
  • B. Đuổi bắt nhau khắp sân trường.
  • C. Vừa đi vừa ngân nga các bài hát.
  • D. Nắm tay nhau vào lớp học.

Câu 14: Tay bắt mặt mừng là hành động như thế nào?

  • A. Hành động thể hiện sự tức giận khi gặp nhau.
  • B. Hành động thể hiện niềm vui khi gặp nhau.
  • C. Hành động thể hiện nỗi buồn khi gặp nhau.
  • D. Hành động thể hiện sự an ủi khi gặp nhau.

Câu 15: Quốc kỳ của Việt Nam có hình gì?

  • A. Lá cờ đỏ sao xanh.
  • B. Lá cờ xanh sao đỏ.
  • D. Lá cờ vàng sao đỏ.
  • D. Lá cờ đỏ sao vàng.

Câu 16: Cảm xúc của các bạn nhỏ khi bước vào năm học mới là gì?

  • A. Mệt mỏi, chán nản.
  • B. Buồn phiền, ảo não.
  • C. Khó chịu, tức giận.
  • D. Vui tươi, tràn đầy năng lượng.

Câu 17: Các bạn học sinh chuẩn bị những gì cho năm học mới?

  • A. Quần áo mới, sách vở mới, cặp sách mới...
  • B. Máy chơi game mới, quần áo mới...
  • C. Ti vi mới, tủ lạnh mới, sách vở mới.
  • D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 18: Đâu là biểu tượng của Đội thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh?

  • A. Khăn quang vàng.
  • B. Khăn quàng xanh.
  • C. Khăn quàng đỏ.
  • D. Khăn quàng hồng.

Câu 19: Bài thơ Ngày khai trường nói về điều gì?

  • A. Thể hiện nỗi buồn của các bạn học sinh trong ngày khai trường.
  • B. Thể hiện niềm vui của các bạn học sinh trong ngày khai trường.
  • C. Thể hiện sự tức giận của các bạn học sinh trong ngày khai trường.
  • D. Thể hiện chán nản của các bạn học sinh trong ngày khai trường.

Câu 20: Câu thơ “Từng nhóm đứng đo nhau/ Thấy đứa nào cũng lớn” thể hiện điều gì?

  • A. Niềm vui khi thấy mình đã lớn thêm, không còn bé như hồi lớp 1, lớp 2 nữa.
  • B. Niềm vui khi thấy mình đã lớn thêm, đã trở thành đàn anh, đàn chị trong trường.
  • C. Niềm vui khi thấy mình đã thêm một tuổi mới, sắp được bước vào môi trường mới.
  • D. Tất cả các đáp án trên.

 


Xem đáp án

Bình luận

Giải bài tập những môn khác