Tắt QC

Trắc nghiệm tiếng việt 3 cánh diều bài đọc 2: thả diều

Tổng hợp trắc nghiệm theo từng bài trong bộ sách tiếng việt lớp 3 bộ cánh diều có đáp án. Bộ đề trắc nghiệm giúp học sinh ôn luyện kiến thức rất tốt và làm quen với hình thức thi trắc nghiệm.

Câu 1: Ai là tác giả của bài thơ “Thả diều”?

  • A. Nguyễn Khải.
  • B. Xuân Quỳnh.
  • C. Trần Đăng Khoa.
  • D. Hoàng Ngọc Tuấn.

Câu 2: Từ ngữ nào thể hiện các bạn nhỏ chơi thả diều vào buổi tối?

  • A. No gió.
  • B. Hạt cau.
  • C. Gặt hái.
  • D. Sao trời.

Câu 3: Các bạn nhỏ chơi thả diều ở đâu?

  • A. Cánh đồng.
  • B. Trường học.
  • C. Nhà ăn.
  • D. Công viên.

Câu 4: Cánh diều được so sánh với hình ảnh nào?

  • A. Vầng trăng.
  • B. Bàn học.
  • C. Cặp sách.
  • D. Bầu trời.

Câu 5: Đâu không phải là hình ảnh so sánh của cánh diều?

  • A. Hạt cau.
  • B. Cánh thuyền.
  • C. Dòng sông.
  • D. Cánh đồng.

Câu 6: Đâu không phải là từ so sánh?

  • A. Như.
  • B. Không.
  • C. Là.
  • D. Hay.

Câu 7: Đâu là câu có hình ảnh so sánh?

  • A. Cánh diều no gió.
  • B. Nó trong tiếng ngần.
  • C. Trôi trên sông Ngân.
  • D. Diều là hạt cau.

Câu 8: Đâu không phải từ miêu tả âm thanh của cánh diều?

  • A. Trong ngần.
  • B. Chơi vơi.
  • C. Ầm ầm.
  • D. Xanh lúa.

Câu 9: Em có thể sáng tạo những hình nào để làm cánh diều?

  • A. Chú chim.
  • B. Máy bay.
  • C. Mặt trăng.
  • D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 10: Dấu gạch ngang được thay thế cho từ gì?

  • A. Từ so sánh.
  • B. Từ để hỏi.
  • C. Từ khẳng định.
  • D. Từ giải thích.

Câu 11: Câu thơ “Diều em – lưỡi liềm” được hiểu như thế nào?

  • A. Diều giống như chiếc lưỡi liềm.
  • B. Diều không phải chiếc lưỡi liềm.
  • C. Diều được làm từ chiếc lưỡi liềm.
  • D. Diều được trang trí hình chiếc lưỡi liềm.

Câu 12: Trong ngần diễn tả sắc độ như thế nào?

  • A. Rất trong.
  • B. Có chút bụi bận.
  • C. Có màu xanh lá.
  • D. Có mùi thơm.

Câu 13: Dòng sông Ngân được hiểu là dòng sông như thế nào?

  • A. Dòng sông nằm ở thủ đô Hà Nội.
  • B. Dòng sông có nhiều ngôi sao sáng.
  • C. Dòng sông có nhiều ngôi sao sáng tạo thành, vắt ngang qua bầu trời đầy sao.
  • D. Dòng sông trong tưởng tượng của tác giả.

Câu 14: Lưỡi liềm có hình như thế nào?

  • A. Giống vầng trăng khuyết.
  • B. Tròn.
  • C. Vuông.
  • D. Tam giác.

Câu 15: Lưỡi liềm dùng để làm gì?

  • A. Chặt củi.
  • B. Nấu cơm.
  • C. Gặt lúa.
  • D. Quét nhà.

 

Câu 16: Điều gì giúp cánh diều bay cao?

  • A. Gió thổi cánh diều bay cao.
  • B. Ánh nắng chiếu làm cánh diều bay cao.
  • C.  Những hạt mưa làm diều bay cao hơn.
  • D. Tiếng vỗ tay của các bạn giúp diều bay cao hơn.

Câu 17: Đâu là từ ngữ diễn tả sự vui vẻ của những bạn nhỏ chơi thả diều?

  • A. Reo vang.
  • B. Lưỡi liềm.
  • C. Sông Ngân.
  • D. Chiếc thuyền.

Câu 18: Mùa gặt hái trong bài thơ “Thả diều” là mùa nào trong năm?

  • A. Mùa xuân.
  • B. Mùa hè.
  • C. Mùa thu.
  • D. Mùa đông.

 

Câu 19: Đâu là nơi không được phép chơi diều?

  • A. Ở nơi có nhiều dây điện.
  • B. Ở nơi có nhiều đất trống.
  • C. Ở nơi có người lớn quan sát.
  • D. Ở nơi có nhiều bãi cỏ.

Câu 20: Khi chơi diều, em nêu chú ý điều gì?

  • A. Có người lớn bên cạnh để đảm bảo an toàn.
  • B. Không chơi ở nơi có nhiều phương tiện đi lại.
  • C. Tránh chơi ở những nơi có nhiều kênh, rạch.
  • D. Tất cả các đáp án trên.

 


Xem đáp án

Bình luận

Giải bài tập những môn khác