Tắt QC

Trắc nghiệm tiếng việt 3 cánh diều bài đọc 3 Bạn mới

Tổng hợp trắc nghiệm theo từng bài trong bộ sách tiếng việt lớp 3 bộ cánh diều có đáp án. Bộ đề trắc nghiệm giúp học sinh ôn luyện kiến thức rất tốt và làm quen với hình thức thi trắc nghiệm.

Câu 1: Vào giờ ra chơi, các bạn học sinh đang chơi trò chơi nào?

  • A. Nhảy dây.
  • B. Xếp hình.
  • C. Đuổi bắt.
  • D. Kéo co.

Câu 2: Khi thấy A-i-a thơ thẩn ngoài sân, thầy giáo đã làm gì?

  • A. Bảo các bạn chơi cùng A-i-a.
  • B. Khích lệ, động viên để A-i-a dũng cảm hơn.
  • C. Phạt các bạn vì không chơi với A-i-a.
  • D. Gọi A-i-a vào làm bài tập.

Câu 3: Vì sao A-i-a không tham gia chơi cùng nhóm nào?

  • A. Vì A-i-a vừa mới chuyển tới nên chưa quen được bạn nào.
  • B. Vì A-i-a vừa mới chuyển tới nên còn phải học nhiều hơn các bạn.
  • C. Vì A-i-a không thích chơi với bạn nào trong lớp cả.
  • D. Vì A-i-a thấy mệt trong người nên đã xuống phòng y tế.

Câu 4: Các bạn trong lớp cư xử với A-i-a như thế nào?

  • A. Các bạn không muốn chơi với A-i-a vì cô bé thông minh quá.
  • B. Các bạn không muốn chơi với A-i-a vì cô bé chạy nhanh quá.
  • C. Các bạn không muốn chơi với A-i-a vì cô bé chạy chậm quá.
  • D. Các bạn không muốn chơi với A-i-a vì cô bé láu cá quá

Câu 5: Khi nhìn thấy các bức tranh A-i-a, các bạn trong trường đã làm gì?

  • A. Chỉ trích bức tranh.
  • B. Chê bai bức tranh.
  • C. Sao chép bức tranh.
  • D. Bàn tán xôn xao.

Câu 6: Thầy giáo đã giúp A-i-a lấy lại tự tin như thế nào?

  • A. Thầy bảo A-i-a và các bạn cùng nhau vẽ tranh.
  • C. Thầy bảo A-i-a và các bạn cùng nhau múa hát.
  • C. Thầy đem nhưng bài thơ mà A-i-a viết để đọc cho các bạn nghe.
  • D. Thầy đem những bức tranh mà A-i-a vẽ lên để các bạn chiêm ngưỡng.

Câu 7: Các bức tranh của A-i-a được treo ở đâu?

  • A. Trên các thanh sát ở cửa sổ.
  • B. Bức tường dọc hành lang.
  • C. Cuối lớp học.
  • D. Bảng tin ngoài cổng trường.

Câu 8: A-i-a đã chinh phục các bạn bằng?

  • A. Phong cách.
  • B. Tài năng.
  • C. Hành động.
  • D. Lời nói.

Câu 9: Lời nói của nhân vật được đặt trong dấu câu nào?

  • A. Dấu chấm.
  • B. Dấu hỏi.
  • C. Dấu chấm than.
  • D. Dấu ngoặc kép.

Câu 10: Tét-su-ô đến gặp A-i-a để bảo điều gì?

  • A. Ngày mai, cậu làm bài tập hộ tớ nhé!.
  • B. Ngày mai, cậu vẽ cho chúng tớ một bức tranh nhé!
  • C. Ngày mai, cậu chơi đuổi bắt với chúng tớ nhé!
  • D. Ngày mai, cậu tham gia văn nghệ với chúng tớ nhé!

Câu 11: Bài Bạn mới được đọc với giọng điệu như thế nào?

  • A. Sâu lắng.
  • B. Nhẹ nhàng, tình cảm.
  • C. Nghiêm trang.
  • D. Hài hước.

Câu 12: Lúc mới tới trường, bạn A-i-a có tính cách như thế nào?

  • A. Năng động.
  • B. Hài hước
  • C. Rụt rè.
  • D. Ích kỉ.

Câu 13: A-i-a có tài năng như thế nào?

  • A. Âm nhạc.
  • B. Hội họa.
  • C. Điêu khắc.
  • D. May vá.

Câu 14: Thơ thẩn là từ chỉ hành động như thế nào?

  • A. Đi lại một cách chậm rãi và lặng lẽ như đang suy nghĩ điều gì đó.
  • B. Đi lại nhanh và phát ra tiếng động.
  • B. Vừa đi vừa mới một cái gì đó.
  • C. Vừa chạy vừa hét thật to.

Câu 15: Dấu ngoặc kép được sử dụng với mục đích gì?

  • A. Đánh dấu lời nói của nhân vật.
  • B. Đánh dấu câu chuyện của nhân vật.
  • C. Đánh dấu hành động của nhân vật.
  • D. Đánh dấu nhận thức của nhân vật.

 

Câu 16: Dấu ngoặc kép trong bài được sử dụng mấy lần.

  • A. 6 lần.
  • B. 7 lần.
  • C. 8 lần.
  • D. 9 lần.

Câu 17: Đâu là câu nói thể hiện sự phàn nàn của các bạn dành cho A-i-a.

  • A. “Người đuổi bắt mà chậm thế này thì chán quá!”.
  • B. “Bức tranh của cậu đẹp quá!”.
  • C. “Cho mình chơi với các cậu nhé!”.
  • D. “Các bạn nói là em vẽ đẹp lắm!”.

Câu 18: Khi nhìn thấy những bức tranh, các bạn đã có phản ứng như thế nào?

  • A. Tỏ ý không thích bức tranh của A-i-a.
  • B. Khen ngợi bức tranh của A-i-a.
  • C. Cười nhạo bức tranh của A-i-a.
  • D. Không xem các bức tranh của A-i-a.

 

Câu 19: Bài Bạn mới giúp em hiểu điều gì?

  • A. Mỗi người đều có một điểm mạnh riêng.
  • B. Phải cố gắng để làm hài lòng mọi người xung quanh.
  • C. Chê bai khi bạn không có sức khỏe như mình.
  • D. Kì thị khi bạn không giống mình.

Câu 20: Tại sao Tét-su-ô lại rủ A-i-a cùng chơi?

  • A. Hiểu ra ai cũng đặc điểm riêng, Tét-su-ô muốn nhờ A-i-a vẽ tranh hộ mình.
  • B. Hiểu ra ai cũng đặc điểm riêng, Tét-su-ô muốn thấy sự chậm chạp của A-i-a.
  • C. Hiểu ra ai cũng đặc điểm riêng, chê bạn không đúng nên đã chủ động rủ A-i-a chơi.
  • D. Hiểu ra ai cũng đặc điểm riêng, chê bạn là ý kiến cá nhân của riêng mình.

 


Xem đáp án

Bình luận

Giải bài tập những môn khác