Tắt QC

Trắc nghiệm tiếng việt 3 cánh diều bài đọc 3: giặt áo

Tổng hợp trắc nghiệm theo từng bài trong bộ sách tiếng việt lớp 3 bộ cánh diều có đáp án. Bộ đề trắc nghiệm giúp học sinh ôn luyện kiến thức rất tốt và làm quen với hình thức thi trắc nghiệm.

Câu 1: Ai là tác giả của bài thơ Giặt áo.

  • A. Phạm Hoài.
  • B. Ngọc Mai.
  • C. Phạm Hổ.
  • D. Thanh Tịch.

Câu 2: Bài thơ có mấy khổ?

  • A. 2 khổ thơ.
  • B. 3 khổ thơ.
  • C. 4 khổ thơ.
  • D. 5 khổ thơ.

Câu 3: Trong vườn ngập tràn âm thanh của

  • A. Tiếng sáo.
  • B. Tiếng đàn.
  • C. Tiếng kèn.
  • D. Tiếng trống.

Câu 4: Bài thơ Giặt áo nhắc đến những nhân vật nào?

  • A. Mẹ và nắng.
  • B. Mẹ và mưa.
  • C. Bạn nhỏ và nắng.
  • D. Bạn nhỏ và mưa.

Câu 5: Điều gì đã nhắc em giặt quần, giặt áo?

  • A. Hạt mưa.
  • B. Chim sơn ca.
  • C. Nắng đẹp.
  • D. Sương thu.

Câu 6: Bạn nhỏ sử dụng dụng cụ nào để giặt quần áo?

  • A. Thanh tre.
  • B. Găng trắng.
  • C. Rổ nhựa.
  • D. Cành cây.

Câu 7: Quần áo sau khi giặt xong sẽ như thế nào?

  • A. Sạch sẽ.
  • B. Như mới.
  • C. Thơm tho.
  • D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 8: Đôi tay của bạn nhỏ được miêu tả như thế nào?

  • A Lấp lánh.
  • B. Trắng hồng.
  • C. Mềm mại.
  • D. Cả A và B.

Câu 9: Đâu là từ viết sai chính tả:

  • A. Tiếng xáo.
  • B. Sạch sẽ.
  • C. Trắng hồng.
  • D. Xuống núi.

Câu 10: Tâm trạng của bạn nhỏ trong bài thơ là gì?

  • A. U buồn.
  • B. Vui tươi.
  • C. Trầm lắng.
  • D. Chán nản.

Câu 11: Đâu là những công việc em thường làm ở nhà?

  • A. Lau nhà.
  • B. Dọn dẹp đồ đạc.
  • C. Giúp đỡ bố mẹ.
  • D. Tất cả đáp án trên.

Câu 12: Đâu không phải là từ ngữ chỉ đồ làm việc?

  • A. Găng tay.
  • B. Chổi quét nhà.
  • C. Tủ lạnh.
  • D. Khăn lau.

Câu 13: Đâu không phải là từ ngữ chỉ đồ dùng học tập?

  • A. Máy chơi game.
  • B. Tẩy gôm.
  • C. Bút chì.
  • D. Giấy kiểm tra.

Câu 14: Đâu là đồ vật sắc nhọn em không nên đụng vào?

  • A. Khăn lau nhà.
  • B. Túi ni-lông.
  • C. Bát ăn cơm.
  • D. Dao gọt hoa quả.

Câu 15: Nhanh nhẹn là từ ngữ chỉ

  • A. Công việc em làm ở nhà.
  • B. Đồ dùng để làm việc.
  • C. Cách làm việc.
  • D. Tư thế làm việc.

Câu 16: Nắng xuống núi diễn tả điều gì?

  • A. Trời đang rất nắng.
  • B. Nắng đang tắt dần.
  • C. Nắng bừng lên.
  • D. Nắng đầy trời.

Câu 17: Thành quả sau một ngày vất vả của bạn nhỏ là gì?

  • A. Quần áo sạch sẽ, thơm mùi nắng mới.
  • B. Quần áo sạch sẽ nhưng không còn mùi thơm.
  • C. Quần áo bị rách do hoạt động mạnh.
  • D. Quần áo nhiều mùi đồ ăn.

Câu 18: Câu thơ “Nắng vẫn còn đây/ Áo thơm bên gối” được hiểu như thế nào?

  • A. Mùi nắng mới vẫn còn vương trên áo bạn nhỏ.
  • B. Ánh nắng vẫn ngập tràn trong tâm trí bạn nhỏ.
  • C. Chiếc áo thơm mùi nắng là thành quả lao động vất vả của bạn nhỏ.
  • D. Tất cả các đáp án trên.

Xem đáp án

Bình luận

Giải bài tập những môn khác