Tắt QC

Trắc nghiệm tiếng việt 3 cánh diều bài đọc 3 Người trí thức yêu nước

Tổng hợp trắc nghiệm theo từng bài trong bộ sách tiếng việt lớp 3 bộ cánh diều có đáp án. Bộ đề trắc nghiệm giúp học sinh ôn luyện kiến thức rất tốt và làm quen với hình thức thi trắc nghiệm.

Câu 1: Bác sĩ Đặng Văn Ngữ rời nước Nhật, về nước tham gia cuộc kháng chiến chống Pháp vào năm bao nhiêu?

  • A. 1940
  • B. 1942
  • C. 1949
  • D. 1948

Câu 2: Bác sĩ Đặng Văn Ngữ lên đường ra mặt trận chống Mĩ vào năm bao nhiêu?

  • A. 1960
  • B. 1961
  • C. 1962
  • D. 1967

Câu 3: Giáo sư Đặng Văn Ngữ làm nghề gì?

  • A. Giáo viên
  • B. Bác sĩ
  • C. Nhà báo
  • D. Kĩ sư

Câu 4: Chi tiết nào dưới đây nói lên tinh thần yêu nước của bác sĩ Đặng Văn Ngữ?

  • A. Năm 1967, khi gần 60 tuổi, ông vẫn lên đường ra mặt trận chống Mĩ.
  • B. Ông là vị bác sĩ giỏi, từng được cử sang Nhật Bản du học.
  • C. Để tránh bị địch phát hiện, ông phải đi vòng từ Nhật sáng Thái Lan, Lào rồi về nước.
  • D. Cả A, B, C

Câu 5: Dù băng qua rừng rậm suối sâu, lúc nào ông cũng giữ bên mình thứ gì?

  • A. Những lá thư và những bí mật của quân đội ta.
  • B. Chiếc va li đựng nấm pê-ni-xi-lin mà ông gây được từ bên Nhật.
  • C. Những giấy tờ sách vở ông học được khi còn ở Nhật.
  • D. Tài sản và đồ dùng mà ông vẫn hay sử dụng khi ở bên Nhật

Câu 6: Chiếc va li đựng nấm của Đặng Văn ngữ có gì quý giá?

  • A. Vì thứ nấm này giúp chế ra thuốc chữa bệnh cho thương binh.
  • B. Vì thứ nấm này rất độc, có thể gây nguy hiểm nếu bị phát tán.
  • C. Vì thứ nấm này rất đắt đỏ.
  • D. Tất cả các ý trên

Câu 7: Năm 1967, dù đã gần 60 tuổi, bác sĩ Đặng Văn Ngữ vẫn lên đường đi đâu?

  • A. Ông vẫn lên đường đi du lịch.
  • B. Quyết tâm Nam tiến để phát triển và nghiên cứu về nấm pê-ni-xi-lin.
  • C. Ra mặt trận, tham gia kháng chiến chống Mĩ cứu nước.
  • D. Tất cả các ý trên

Câu 8: Trong những năm chống Mĩ cứu nước, bác sĩ Đặng Văn Ngữ đã đạt được thành tựu gì?

  • A. Chế ra nhiều dụng cụ y học.
  • B. Thực hiện ca phẫu thuật đầu tiên.
  • C. Chế ra thuốc chống sốt rét.
  • D. Nhân rộng thành công nấm pê-ni-xi-lin

Câu 9: Điều gì đã cướp đi người trí thức yêu nước và tận tụy Đặng Văn Ngữ?

  • A. Sự dụ dỗ của kẻ địch.
  • B. Bom đạn của kẻ thù.
  • C. Bệnh tật và tuổi già.
  • D. Sự hấp dẫn của Nhật Bản.

Câu 10: Để về nước tham gia kháng chiến, bác sĩ Đặng Văn Ngữ phải đi đường vòng như thế nào?

  • A. Ông vòng từ Nhật Bản sang Lào, về Lào rồi từ Nghệ An lên chiến khu Việt Bắc.
  • B. Ông vòng từ Nhật Bản qua Thái Lan, sang Lào, về Thanh óa rồi từ Thanh Hóa lên chiến khu Việt Bắc.
  • C. Ông vòng từ Nhật Bản qua Thái Lan, sang Lào, về Quảng Trị rồi từ Quảng Trị lên chiến khu Việt Bắc.
  • D. Đáp án khác

Câu 11: Chi tiết nào cho thấy bác sĩ Đặng Văn Ngữ rất dũng cảm?

  • A. Ở chiến trường, bệnh sốt rét hoành hành, đồng bào và chiến sĩ cần có ông
  • B. Sau nhiều ngày khổ công nghiên cứu, ông chế ra thuốc chống sốt rét
  • C. Ông chế ra thuốc chống sốt rét và tự tiêm vào cơ thể mình những liều thuốc đầu tiên
  • D. Thuốc sản xuất ra, bước đầu có hiệu quả cao

Câu 12: Những đóng góp rất đáng quý của bác sĩ Ngữ trong hai cuộc kháng chiến là

  • A. Gây được nấm pê-ni-xi-lin để làm ra thuốc chữa trị cho thương binh.
  • B. Chế tạo thành công thuốc chống sốt rét đổ giúp cho đồng bào và chiến sĩ phòng bệnh và chữa bệnh.
  • C. Ông đã hi sinh trong bom đạn của kẻ thù
  • D. Cả A, B, C

Câu 13: Va li nấm pê-ni-xi-lin được ông mang về quý giá như thế nào?

  • A. Vali nấm có thể chế được thành đồ ăn cho binh sĩ
  • B. Vali nấm đã chế được “nước lọc pê-ni-xi-lin” chữa cho thương binh.
  • C. Vali nấm có thể chế được thành độc dược
  • D. Đáp án khác

Câu 14: Chi tiết ông tự tiêm thử liều thuốc đầu tiên vào cơ thể mình nói lên điều gì?

  • A. tấm lòng yêu thương con người của ông
  • B. tấm lòng tận tụy, không ngại nguy hiểm gian nan trong con đường chữa bệnh của ông.
  • C. ý chí bất khuất, kiên cường chống giặc ngoại xâm của ông
  • D. Cả A, B, C

Câu 15: Tìm những từ ngữ chỉ thời gian trong câu sau “Năm 1943, bác sĩ Đặng Văn Ngữ sang học ở Nhật Bản”

  • A. năm 1943
  • B. Nhật bản
  • C. sang học
  • D. ở

Câu 16: Tìm những từ ngữ chỉ thời gian trong câu sau “Năm 1967, lúc đã gần 60 tuổi, ông lại lên đường ra mặt trận.”

  • A. lúc đã gần 60 tuổi
  • B.  gần
  • C. 60 tuổi
  • D. năm 1967

Câu 17: Tìm những từ ngữ chỉ thời gian trong câu sau “Sau nhiều ngày khổ công nghiên cứu, ông đã chế ra thuốc chống sốt rét.”

  • A. thuộc chống sốt rét
  • B. nghiên cứu
  • C. năm 1960
  • D. Sau nhiều ngày khổ công nghiên cứu

Câu 18: Từ nào dưới đây chỉ nghề nghiệp?

  • A. Dạy học
  • B. Chế tạo
  • C. Nghiên cứu
  • D. Bác sĩ

Câu 19: Chọn vần phù hợp với chỗ trống sau “ng.. ngòao”

  • A. êu
  • B. uều
  • C. uêu
  • D. ều

Câu 20: Điền chữ hoặc dấu thanh phù hợp với câu sau

“ Mùa hạ đến là ...ài

Tiếng ve kêu sốt ...uột

Mùa đông ...ồi mùa xuân

Sợi mưa phùn ...ăng suốt”

  • A. d/ r/ r/ gi
  • B. r/ gi/ d/ r
  • C. gi/ r/ d/ r
  • D. gi/ d/ r/ r

Câu 21: Điền dấu thanh phù hợp với câu sau

“ Suốt đời tôi chi mơ

Được làm cho các em

Nhưng bài thơ nho nho

Như những hòn bi xanh, đo các em chơi”

  • A. chỉ/ những/ nhỏ/ đỏ
  • B. chĩ/ nhửng/ nhõ/ đõ
  • C. chỉ/ những/ nhõ/ đõ
  • D. chỉ/ nhửng/ nhỏ/ đỏ

Câu 22: Nấm pê-ni-xi-lin là gì?

  • A. một loại nấm có thể ăn được nguồn gốc bản địa tại vùng Đông Á
  • B. một loại nấm dùng để chế ra thuốc chống vi trùng gây bệnh
  • C. một giống nấm mọc kí sinh trên một loài sâu non
  • D. một loại nấm lớn, ăn được có nguồn gốc từ Châu Âu và Châu Á

Câu 23: Bác sĩ Đặng Văn Ngữ được mệnh danh là?

  • A. Thần đồng toán học việt nam
  • B. Ông tổ của ngành y học cổ truyền việt nam
  • C. Giáo sư penicilin
  • D. Nhà thơ vũ trụ

Xem đáp án

Bình luận

Giải bài tập những môn khác