Trắc nghiệm tiếng việt 3 cánh diều bài đọc 1: con heo đất
Tổng hợp trắc nghiệm theo từng bài trong bộ sách tiếng việt lớp 3 bộ cánh diều có đáp án. Bộ đề trắc nghiệm giúp học sinh ôn luyện kiến thức rất tốt và làm quen với hình thức thi trắc nghiệm.
Câu 1: Cậu bé mong muốn bố mua cho mình thứ gì?
- A. Máy tính.
- B. Đàn piano.
C. Rô-bốt.
- D. Mô hình.
Câu 2: Người bố đã mua cho cậu bé thứ gì?
A. Heo đất.
- B. Đồ chơi.
- C. Mô hình.
- D. Rô-bốt.
Câu 3: Người bố muốn dạy cho cậu bé điều gì?
- A. Cách yêu thương.
- B. Cách nhường nhịn.
C. Cách tiết kiệm.
- D. Cách cho đi.
Câu 4: Mỗi lần có tiền lẻ thừa ra, cậu bé sẽ làm gì?
- A. Mua kẹo ăn.
B. Cho heo đất.
- C. Mua đồ chơi.
- D. Cho bạn bè.
Câu 5: Trong mắt cậu bé, con heo đất trong như thế nào?
- A. Hiền lành.
- B. Ngoan ngoãn.
- C. Bướng bỉnh.
D. Dễ thương.
Câu 6: Mỗi khi câu bé không có tiền dành cho heo đất, heo đất có biểu cảm như thế nào?
A. Luôn mỉm cười.
- B. Luôn mếu máo.
- C. Luôn giận dỗi.
- D. Luôn tức giận.
Câu 7: Đâu không phải là từ ngữ chỉ bộ phận của heo đất?
- A. Lưng.
- B. Bụng,
- C. Khe.
D. Cánh.
Câu 8: Để cho heo đất nhanh đầy, cậu bé sẽ phải cho heo đất thứ gì?
- A. Đồ ăn.
- B. Nước uống.
C. Tiền tiết kiệm.
- D. Giấy ăn.
Câu 9: Cậu bé nuôi heo đất trong bao lâu?
- A. Hơn 6 tháng.
- B. Hơn một năm.
- C. Hơn hai năm.
- D. Hơn ba năm.
Câu 10: Chi tiết nào thể hiện sự tha thiết muốn giữ lại heo đất của cậu bé?
A. Năn nỉ bố mẹ giữ lại heo đất.
- B. Thấy heo đất dễ thương.
- C. Lắc mạnh để kiểm tra heo đất.
- D. Cho heo đất theo tiền mừng tuổi.
Câu 11: Đâu không phải là ý đúng để nói về heo đất?
- A. Heo đất được làm từ đất nung.
- B. Heo đất dùng để tiết kiệm tiền.
C. Heo đất dùng để chế biến các món ăn.
- D. Heo đất được trang trí rất dễ thương.
Câu 12: Từ “thấm thoát” được hiểu như thế nào?
- A. Thời gian trôi qua rất chậm một cách không ngờ
B. Thời gian trôi qua nhanh chóng một cách không ngờ.
- C. Thời gian từ từ trôi qua mà không ngờ tới.
- D. Thời gian như dừng lại một chỗ.
Câu 13: Tại sao cậu bé lại phải tiết kiệm tiền?
A. Để cậu bé có thể mua được những thứ mình yêu thích.
- B. Bố mẹ bắt cậu bé phải tiết kiệm.
- C. Cậu bé muốn làm theo lời của cô giáo nói.
- D. Câu bé quá nhỏ để có thể tiêu tiền.
Câu 14: Tại sao cậu bé lại dành tình cảm lớn cho heo đất?
A. Vì cậu coi heo đất như người bạn của mình.
- B. Vì heo đất giữ tiền cho cậu bé.
- C. Vì heo đất không đòi cậu bé cho kẹo.
- D. Vì heo đất rất ngoan ngoãn.
Câu 15: Tạo sao cậu bé lại không đập heo đất để lấy tiền?
- A. Vì cậu muốn nuôi heo đất béo hơn.
B. Vì cậu thực sự yêu thương heo đất.
- C. Vì cậu muốn tặng heo đất cho bạn bè.
- D. Vì cậu muốn chưa có ý định dùng tới tiền trong heo đất.
Câu 16: Đâu không phải là đồ vật giúp em tiết kiệm tiền?
- A. Heo đất.
- B. Hộp đựng tiền.
C. Kẹo mút.
- D. Két sát.
Câu 17: Ngoài việc nuôi heo đất, em còn biết tiết kiệm những gì?
- A. Tiết kiệm nước.
- B. Tiết kiệm điện.
- C. Tiết kiệm đồ ăn.
D. Tất cả các đáp án trên.
Câu 18: Vì sao em phải học cách tiết kiệm?
- A. Phòng trừ những trường hợp xấu.
- B. Mua được những thứ mình yêu thích.
- C. Góp phần bảo vệ môi trường sống.
D. Tất cả các đáp án trên.
Câu 19: Đâu không phải là hành động tiết kiệm?
- A. Tắt tất cả các thiết bị điện khi không sử dụng tới.
B. Để vòi nước chảy khi không sử dụng.
- C. Sử dụng các tờ giấy thừa để làm nháp.
- D. Ăn hết đồ ăn bố mẹ chuẩn bị.
Câu 20: Đâu là câu nói về sự tiết kiệm:
A. Tích tiểu thành đại.
- B. Uống nước nhớ nguồn.
- C. Có công mài sắt có ngày nên kim.
- D. Cần cù bù thông minh.
Bình luận