Tắt QC

Trắc nghiệm ôn tập Vật lí 10 kết nối tri thức học kì 1 (Phần 5)

Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm Vật lí 10 kết nối tri thức ôn tập học kì 1 (Phần 5) có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Đối tượng nghiên cứu nào sau đây thuộc lĩnh vực Vật Lí?

  • A. Dòng điện không đổi.
  • B. Hiện tượng quang hợp.
  • C. Sự phát triển và sinh trưởng của các loài trong thế giới tự nhiên.
  • D. Sự cấu tạo chất và sự biến đổi các chất.

Câu 2: Vật nào sau đây được coi là chất điểm?

  • A. Một xe máy đi từ TP Hồ Chí Minh ra Hà Nội.
  • B. Một xe ô tô khách loại 45 chỗ ngồi chuyển động từ giữa sân trường ra cổng trường.
  • C. Một bạn học sinh đi từ nhà ra cổng.
  • D. Một bạn học sinh đi từ cuối lớp lên bục giảng.

Câu 3: Khi có hỏa hoạn trong phòng thực hành cần xử lí theo cách nào sau đây?

  • A. Bình tĩnh, sử dụng các biện pháp dập tắt ngọn lửa theo hướng dẫn của phòng thực hành như ngắt toàn bộ hệ thống điện, đưa toàn bộ các hóa chất, các chất dễ cháy ra khu vực an toàn…
  • B. Sử dụng nước để dập đám cháy nơi có các thiết bị điện.
  • C. Sử dụng bình để dập đám cháy quần áo trên người.
  • D. Không cần ngắt hệ thống điện, phải dập đám cháy trước.

Câu 4: Hãy chỉ ra câu không đúng:

  • A. Quỹ đạo của chuyển động thẳng đều là đường thẳng.
  • B. Tốc độ trung bình của chuyển động thẳng đều trên mọi đoạn đường là như nhau.
  • C. Trong chuyển động thẳng đều, quãng đường đi được của vật tỉ lệ thuận với khoảng thời gian chuyển động.
  • D. Chuyển động đi lại của một pit-tông trong xi lanh là chuyển động thẳng đều.

Câu 5: Một ca nô xuôi dòng từ A đến B rồi ngược dòng quay về A. Cho biết vận tốc của ca nô so với nước là 15 km/h, vận tốc của nước so với bờ là 3 km/h. Biết AB = 18 km. Tính thời gian chuyển động của ca nô.

  • A. 2 giờ.
  • B. 2,5 giờ.
  • C. 3 giờ.
  • D. 4 giờ.

Câu 6: Một đoàn tàu đang chạy với vận tốc 72 km/h thì hãm phanh chạy chậm dần, sau 10 s vận tốc giảm xuống còn 15 m/s. Hỏi phải hãm phanh trong bao lâu kể từ khi tàu có vận tốc 72 km/h thì tàu dừng hẳn (coi gia tốc không đổi)?

  • A. 30 s.
  • B. 40 s.
  • C. 50 s.
  • D. 60 s.

Câu 7: Đồ thị nào sau đây là đồ thị vận tốc - thời gian của chuyển động thẳng biến đổi đều?

  • A. TRẮC NGHIỆM
  • B. TRẮC NGHIỆM
  • C. TRẮC NGHIỆM
  • D. TRẮC NGHIỆM

Câu 8: Một máy bay bay theo phương ngang ở độ cao 10 km với tốc độ 720 km/h. Viên phi công phải thả quả bom từ xa cách mục tiêu (theo phương ngang) bao nhiêu để quả bom rơi trúng mục tiêu? Lấy TRẮC NGHIỆM.

  • A. 9,7 km.
  • B. 8,6 km.
  • C. 8,2 km.
  • D. 8,9 km.

Câu 9: Gọi TRẮC NGHIỆM, TRẮC NGHIỆM là độ lớn của hai lực thành phần, F là độ lớn hợp lực của chúng. Câu nào sau đây là đúng ?

  • A. F không bao giờ nhỏ hơn cả TRẮC NGHIỆMTRẮC NGHIỆM
  • B. F không bao giờ bằng TRẮC NGHIỆMhoặc TRẮC NGHIỆM
  • C. F luôn luôn lớn hơn cả TRẮC NGHIỆMTRẮC NGHIỆM
  • D. Trong mọi trường hợp: TRẮC NGHIỆM

Câu 10: Khi một xe buýt tăng tốc đột ngột thì các hành khách

  • A. dừng lại ngay.
  • B. ngả người về phía sau.
  • C. chúi người về phía trước.
  • D. ngả người sang bên cạnh.

Câu 11: Về mặt động lực học chất điểm,gia tốc của một vật phụ thuộc vào những yếu tố nào sau đây?

  • A. Lực tác dụng lên vật và khối lượng của vật.
  • B. Kích thước và khối lượng của vật.
  • C. Lực tác dụng lên vật và kích thước của vật.
  • D. Kích thước và trọng lượng của vật.

Câu 12: Một người thực hiện động tác nằm sấp, chống tay xuống sàn nhà để nâng người lên. Hỏi sàn nhà đẩy người đó như thế nào?

  • A. Không đẩy gì cả.
  • B. Đẩy xuống.
  • C. Đẩy lên.
  • D. Đẩy sang bên.

Câu 13: Một vật khối lượng 20 kg thì có trọng lượng gần bằng giá trị nào sau đây?

  • A. P = 2 N.
  • B. P = 200 N.
  • C. P = 2000 N.
  • D. P = 20 N.

Câu 14: Một người bơi ngang từ bờ bên này sang bờ bên kia của một dòng sông rộng 50 m có dòng chảy hướng từ Bắc đến Nam. Do nước sông chảy mạnh nên khi sang đến bờ bên kia thì người đó đã trôi xuôi theo dòng nước 50 m. Xác định độ lớn độ dịch chuyển của người đó.

  • A. 50 m.
  • B. TRẮC NGHIỆM m.
  • C. 100 m.
  • D. không đủ dữ kiện để tính.

Câu 15: Một vật được ném nghiêng với mặt bàn nằm ngang góc TRẮC NGHIỆM và vận tốc ban đầu 10 m/s. Tính tầm xa của vật. Lấy TRẮC NGHIỆM.

  • A. TRẮC NGHIỆM m
  • B. TRẮC NGHIỆM m
  • C. TRẮC NGHIỆM m
  • D. TRẮC NGHIỆM m

Câu 16: Một vật đứng yên dưới tác dụng của 3 lực 12N, 20N, 16N. Nếu bỏ lực 20N thì hợp lực của 2 lực còn lại có độ lớn bằng bao nhiêu ?

  • A. 4 N.
  • B. 20 N.
  • C. 28 N.
  • D. Chưa có cơ sở kết luận.

Câu 17: Hai đội A và B chơi kéo co và đội A thắng, nhận xét nào sau đây là đúng?

  • A. Lực kéo của đội A lớn hơn đội B.
  • B. Đội A tác dụng vào mặt đất một lực có độ lớn lớn hơn đội B tác dụng vào mặt đất.
  • C. Đội A tác dụng vào mặt đất một lực có độ lớn nhỏ hơn đội B tác dụng vào mặt đất.
  • D. Lực của mặt đất tác dụng lên hai đội là như nhau.

Câu 18: Một chiếc xe lửa đang chuyển động, quan sát chiếc va li đặt trên giá để hàng hóa, nếu nói rằng:

1. Va li đứng yên so với thành toa.

2. Va li chuyển động so với đầu máy.

3. Va li chuyển động so với đường ray.

thì nhận xét nào ở trên là đúng?

  • A. 1 và 2.
  • B. 2 và 3.
  • C. 1 và 3.
  • D. 1, 2 và 3.

Câu 19: Một vật được ném từ độ cao H với vận tốc ban đầu v0 theo phương nằm ngang. Nếu bỏ qua sức cản của không khí thì tầm xa L

  • A. tăng 4 lần khi v0 tăng 2 lần.
  • B. tăng 2 lần khi H tăng 2 lần.
  • C. giảm 2 lần khi H giảm 4 lần.
  • D. giảm 2 lần khi TRẮC NGHIỆM giảm 4 lần.

Câu 20: Chọn câu phát biểu đúng.

  • A. Nếu không có lực tác dụng vào vật thì vật không chuyển động được.
  • B. Lực tác dụng luôn cùng hướng với hướng biến dạng.
  • C. Vật luôn chuyển động theo hướng của lực tác dụng.
  • D. Khi thấy vận tốc của vật bị thay đổi thì chắc chắn đã có lực tác dụng lên vật.

Câu 21: Một người đi xe đạp trên đoạn đường nằm ngang thì hãm phanh, xe đi thêm 10 m trong 5 s thì dừng. Khối lượng của xe và người là 100 kg. Tìm độ lớn vận tốc khi hãm và lực hãm. Chọn chiều dương là chiều chuyển động của xe.

  • A. 4 m/s và -80 N.
  • B. 4 m/s và 80 N.
  • C. 2 m/s và -80 N.
  • D. 2 m/s và 80 N.

Câu 22: Chuyển động dưới đây được coi là sự rơi tự do nếu được thả rơi ?

  • A. Một cái lá cây rụng.
  • B. Một sợi chỉ.
  • C. Một chiếc khăn tay.
  • D. Một mẩu phấn.

Câu 23: Một dòng sông rộng 100 m và dòng nước chảy với vận tốc 3 m/s so với bờ theo hướng Tây - Đông. Một chiếc thuyền đi sang ngang sông với vận tốc 4 m/s so với dòng nước. Tính độ lớn vận tốc của thuyền so với dòng sông.

  • A. 5 m/s.
  • B. 7 m/s.
  • C. 1 m/s.
  • D. 2 m/s.

Câu 24: Quỹ đạo của vật ném ngang trong hệ tọa độ Oxy là

  • A. một nhánh của đường Parabol.
  • B. đường thẳng đi qua gốc tọa độ.
  • C. là đường thẳng vuông góc với trục Oy.
  • D. là đường thẳng vuông góc với trục Ox.

Câu 25: Trường hợp nào sau đây vận tốc và tốc độ có độ lớn như nhau?

  • A. Vật chuyển động thẳng theo một chiều không đổi.
  • B. Vật chuyển động thẳng.
  • C. Vật chuyển động theo một chiều.
  • D. Luôn luôn bằng nhau về độ lớn.

Xem đáp án

Bình luận

Giải bài tập những môn khác