Trắc nghiệm ôn tập Vật lí 10 kết nối tri thức học kì 1 (Phần 4)
Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm Vật lí 10 kết nối tri thức ôn tập học kì 1 (Phần 4) có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Trường hợp nào dưới đây không thể coi vật là chất điểm?
- A. Viên đạn đang chuyển động trong không khí.
- B. Trái Đất trong chuyển động quay quanh Mặt Trời.
- C. Viên bi trong sự rơi từ tầng thứ năm của một tòa nhà xuống đất.
D. Trái Đất trong chuyển động tự quay quanh trục của nó.
Câu 2: Đối tượng nghiên cứu nào sau đây không thuộc lĩnh vực Vật Lí?
- A. Vật chất, năng lượng và sự vận động của chúng trong tự nhiên.
B. Các chất và sự biến đổi các chất, các phương trình phản ứng của các chất trong tự nhiên.
- C. Trái Đất.
- D. Vũ trụ (các hành tinh, các ngôi sao…).
Câu 3: Nếu sử dụng ampe kế để đo dòng điện vượt qua giới hạn đo thì có thể gây ra nguy cơ gì ?
A. Ampe kế có thể bị chập cháy.
- B. Không có vấn đề gì xảy ra.
- C. Kết quả thí nghiệm không chính xác.
- D. Không hiện kết quả đo.
Câu 4: Hai bên sông AB cách nhau 70 km, một ca nô khi xuôi dòng AB sớm hơn 48 phút so với ca nô khi ngược dòng AB. Vận tốc của ca nô trong nước yên lặng là 30 km/h. Tính vận tốc của dòng nước .
A. 5 km/h.
- B. 10 km/h.
- C. 12 km/h.
- D. 100 km/h.
Câu 5: Khi vật chuyển động thẳng với vận tốc không đổi (v > 0). Hình nào sao đây biểu diễn đồ thị độ dịch chuyển thời gian của vật?
A.
- B.
- C.
- D.
Câu 6: Một đoàn tàu rời ga chuyển động nhanh dần, sau 20 giây tàu đạt tốc độ 36 km/h. Tính gia tốc của tàu.
A. 0,5
- B. 2
- C. 1,5
- D. 3
Câu 7: Đồ thị bên dưới mô tả sự thay đổi vận tốc theo thời gian trong chuyển động của một vật đang chuyển động từ A đến B. Gia tốc của ô tô từ giây thứ 20 đến giây thứ 28 là bao nhiêu?
- A. 2,5
B. -2,5
- C. 0
- D. 5
Câu 8: Một vật được ném theo phương ngang với vận tốc ban đầu là từ một độ cao h = 80 m so với mặt đất. Lấy . Bỏ qua sức cản của không khí. Tính thời gian rơi và tầm xa của vật.
- A. 2 s; 120 m.
B. 4 s; 120 m.
- C. 8 s; 240 m.
- D. 2,8 s; 84 m.
Câu 9: Lực tổng hợp của hai lực đồng quy có độ lớn lớn nhất khi hai lực thành phần
A. Cùng phương, cùng chiều.
- B. Cùng phương, ngược chiều.
- C. Vuông góc với nhau.
- D. Hợp với nhau một góc khác không.
Câu 10: Tính chất bảo toàn trạng thái đứng yên hay chuyển động của vật gọi là
- A. tính biến dạng nén của vật.
- B. tính biến dạng kéo của vật.
- C. tính đàn hồi của vật.
D. quán tính của vật.
Câu 11: Chọn đáp án đúng:
A. Gia tốc của một vật cùng hướng với lực tác dụng lên vật. Độ lớn của gia tốc tỉ lệ thuận với độ lớn của lực và tỉ lệ nghịch với khối lượng của vật.
- B. Gia tốc của một vật cùng hướng với lực tác dụng lên vật. Độ lớn của gia tốc tỉ lệ nghịch với độ lớn của lực và tỉ lệ thuận với khối lượng của vật.
- C. Gia tốc của một vật cùng hướng với lực tác dụng lên vật. Độ lớn của gia tốc tỉ lệ thuận với độ lớn của lực và khối lượng của vật.
- D. Gia tốc của một vật cùng hướng với lực tác dụng lên vật. Độ lớn của gia tốc tỉ lệ nghịch với độ lớn của lực và khối lượng của vật.
Câu 12: Nhận xét nào sau đây sai?
- A. Khối lượng của một vật chỉ lượng chất tạo nên vật đó.
- B. Khối lượng của một vật không thay đổi theo vị trí đặt vật.
C. Vì P = mg nên khối lượng và trọng lượng của vật không thay đổi theo vị trí đặt vật.
- D. Biết khối lượng của một vật ta có thể suy ra trọng lượng của vật đó.
Câu 13: Một người lái ô tô đi thẳng 6 km theo hướng tây, sau đó rẽ trái đi thẳng theo hướng nam 4 km rồi quay sang hướng đông 3 km. Xác định quãng đường đi được và độ lớn độ dịch chuyển tổng hợp của ô tô.
A. s = 13 km, d = 5 km.
- B. s = 13 km, d = 13 km.
- C. s = 13 km, d = 3 km.
- D. s = 13 km, d = 9 km.
Câu 14: Một vật được ném nghiêng với mặt bàn nằm ngang góc và vận tốc ban đầu 10 m/s. Tính tầm cao của chuyển động ném. Lấy .
- A. 3,5 m.
- B. 4,75 m.
C. 3,75 m.
- D. 10 m.
Câu 15: Phân tích lực thành hai lực và hai lực này vuông góc nhau. Biết độ lớn của lực F = 100N; thì độ lớn của lực là:
- A.
- B.
C.
- D.
Câu 16: Một dòng sông rộng 100 m và dòng nước chảy với vận tốc 3 m/s so với bờ theo hướng Tây- Đông. Một chiếc thuyền đi sang ngang sông với vận tốc 4 m/s so với dòng nước. Tính quãng đường mà thuyền đã chuyển động được khi sang bên kia sông.
A. 125 m.
- B. 100 m .
- C. 50 m.
- D. 150 m.
Câu 17: Đặc điểm nào dưới đây không phải là đặc điểm của chuyển động rơi tự do của các vật?
- A. Chuyển động theo phương thẳng đứng, chiều từ trên xuống.
- B. Chuyển động thẳng, nhanh dần đều.
- C. Tại một nơi và ở gần mặt đất, mọi vật rơi tự do như nhau.
D. Lúc t = 0 thì vận tốc ban đầu theo phương ngang khác không.
Câu 18: Một vật có khối lượng 6 kg được treo như hình vẽ và được giữ yên bằng dây OA và OB. Biết OA và OB hợp với nhau một góc . Lực căng của dây OA và OB lần lượt là:
A. 60 N, N
- B. 20N, N
- C. 30N, N
- D. 50N, N
Câu 19: Một vật có khối lượng 2 kg chuyển động thẳng nhanh dần đều từ trạng thái nghỉ. Vật đi được 100 cm trong 0,25 s. Gia tốc của vật và hợp lực tác dụng lên vật có giá trị lần lượt là
A. 32 ; 64 N.
- B. 0,64 ; 1,2 N.
- C. 6,4 , 12,8 N.
- D. 64 ; 128 N.
Câu 20: Hai xe ô tô chạy cùng chiều trên một đoạn đường thẳng với vận tốc 100 km/h và 80 km/h. Tính vận tốc của xe thứ nhất so với xe thứ 2. Chọn chiều dương là chiều chuyển động của hai xe.
A. 20 km/h.
- B. 180 km/h.
- C. - 20 km/h.
- D. - 180 km/h.
Câu 21: Một vật rơi tự do từ độ cao h, . Tính thời gian rơi biết quãng đường vật rơi được trong 7 s cuối cùng là 385 m.
- A. 7 s
- B. 4 s.
- C. 6,5 s.
D. 9 s.
Câu 22: Một chất điểm chịu tác dụng của ba lực có cùng độ lớn 12 N. Biết góc tạo bởi các lực . Hợp lực của ba lực này có độ lớn là
- A. 6 N.
B. 24 N.
- C. 10,4 N.
- D. 20,8 N.
Câu 23: Chuyển động của vật nào dưới đây có thể coi là chuyển động rơi tự do?
- A. Một vận động viên nhảy dù đã buông dù và đang rơi trong không trung.
B. Một quả táo rụng từ trên cây đang rơi xuống đất.
- C. Một chiếc lá rụng đang rơi từ trên cây xuống đất.
- D. Một chiếc thang máy đang chuyển động đi xuống.
Bình luận