Trắc nghiệm ôn tập Vật lí 10 kết nối tri thức học kì 1 (Phần 2)
Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm Vật lí 10 kết nối tri thức ôn tập học kì 1 (Phần 2) có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Các lĩnh vực Vật lí mà em đã được học ở cấp trung học cơ sở?
A. Cơ học, điện học, quang học, nhiệt học, âm học.
- B. Cơ học, điện học, quang học, lịch sử.
- C. Cơ học, điện học, văn học, nhiệt động lực học.
- D. Cơ học, điện học, nhiệt học, địa lí.
Câu 2: Khi sử dụng các thiết bị điện trong phòng thí nghiệm Vật lí chúng ta cần lưu ý điều gì?
A. Cần quan sát kĩ các kí hiệu và nhãn thông số trên thiết bị để sử dụng đúng chức năng, đúng yêu cầu kĩ thuật.
- B. Khởi động luôn hệ thống và tiến hành thí nghiệm.
- C. Quan sát sơ bộ các kí hiệu rồi khởi động hệ thống để tiến hành thí nghiệm.
- D. Không cần sử dụng đúng chức năng của thiết bị.
Câu 3: Độ lớn của độ dịch chuyển và quãng đường đi được của một chuyển động
A. bằng nhau khi vật chuyển động thẳng, không đổi chiều.
- B. luôn luôn bằng nhau trong mọi trường hợp.
- C. quãng đường chính là độ lớn của độ dịch chuyển.
- D. khi vật chuyển động thẳng.
Câu 4: Hai xe ô tô chạy cùng chiều trên một đoạn đường thẳng với vận tốc 100 km/h và 80 km/h. Tính vận tốc của xe thứ nhất so với xe thứ 2. Chọn chiều dương là chiều chuyển động của hai xe.
A. 20 km/h.
- B. 180 km/h.
- C. - 20 km/h.
- D. - 180 km/h.
Câu 5: Chuyển động của một xe máy được mô tả bởi đồ thị
Xác định tốc độ và vận tốc của xe trong 20 s đầu tiên.
A. 1 m/s và 1 m/s.
- B. 1 m/s và 2 m/s.
- C. 2 m/s và 1 m/s.
- D. -1 m/s và 2 m/s.
Câu 6: Một xe ô tô đang chuyển động đều, gặp chướng ngại vật xe hãm phanh, sau một khoảng thời gian thì xe dừng lại. Kể từ lúc hãm phanh đến khi dừng lại, xe đang có trạng thái chuyển động như thế nào?
- A. cùng chiều với
B. chuyển động chậm dần.
- C. Tích
- D. chuyển động nhanh dần.
Câu 7: Một đoàn tàu bắt đầu rời ga, chuyển động thẳng nhanh dần đều. Sau khi đi được 1000 m đạt đến vận tốc 10 m/s. Tính vận tốc của tàu sau khi đi được 2000 m.
A. 14,14 m/s.
- B. 15,5 m/s.
- C. 15 m/s.
- D. 10 m/s.
Câu 8: Chuyển động của vật nào dưới đây có thể coi là chuyển động rơi tự do?
- A. Một vận động viên nhảy dù đã buông dù và đang rơi trong không trung.
B. Một quả táo rụng từ trên cây đang rơi xuống đất.
- C. Một chiếc lá rụng đang rơi từ trên cây xuống đất.
- D. Một chiếc thang máy đang chuyển động đi xuống.
Câu 9: Nếu từ cùng một độ cao đồng thời ném các vật khác nhau với vận tốc khác nhau thì vật nào có vận tốc ném lớn hơn sẽ có tầm bay xa
A. lớn hơn.
- B. nhỏ hơn.
- C. bằng nhau.
- D. còn phụ thuộc vào khối lượng của các vật.
Câu 10: Có hai lực đồng quy có độ lớn bằng 9 N và 12 N. Trong số các giá trị sau đây, giá trị nào có thể là độ lớn của hợp lực?
- A. 25 N.
B. 15 N .
- C. 2 N.
- D. 1 N.
Câu 11: Vật nào sau đây chuyển động theo quán tính ?
- A. Vật chuyển động tròn đều.
- B. Vật chuyển động trên một đường thẳng.
- C. Vật rơi tự do từ trên cao xuống không ma sát.
D. Vật tiếp tục chuyển động khi tất cả các lực tác dụng lên vật mất đi.
Câu 12: Một vật có khối lượng 2 kg chuyển động thẳng nhanh dần đều từ trạng thái nghỉ và không đổi chiều chuyển động. Vật đó đi được 200 cm trong thời gian 2 s. Độ lớn hợp lực tác dụng vào nó là
- A. 4 N.
- B. 1 N.
C. 2 N.
- D. 100 N.
Câu 13: Chọn câu phát biểu đúng. Người ta dùng búa đóng một cây đinh vào một khối gỗ:
- A. Lực của búa tác dụng vào đinh lớn hơn lực đinh tác dụng vào búa.
B. Lực của búa tác dụng vào đinh về độ lớn bằng lực của đinh tác dụng vào búa.
- C. Lực của búa tác dụng vào đinh nhỏ hơn lực đinh tác dụng vào búa.
- D. Tùy thuộc đinh di chuyển nhiều hay ít mà lực do đinh tác dụng vào búa lớn hơn hay nhỏ hơn lực do búa tác dụng vào đinh.
Câu 14: Một dây treo chỉ chịu được lực căng giới hạn là 10 N, người ta treo một vật khối lượng 2 kg vào một đầu dây. Hỏi dây có bị đứt không? Lấy .
- A. dây không bị đứt.
B. dây bị đứt.
- C. còn phụ thuộc vào kích thước của vật.
- D. không xác định được.
Câu 15: Một chuyển động thẳng đều có đồ thị độ dịch chuyển – thời gian như hình vẽ. Tìm kết luận sai mà một học sinh đã suy ra từ đồ thị.
- A. Vật chuyển động ngược chiều dương.
- B. Độ dốc của đồ thị độ dịch chuyển – thời gian trong chuyển động thẳng cho biết độ lớn vận tốc chuyển động.
- C. Ở thời điểm thì vật dừng lại.
D. Vật đi được quãng đường có chiều dài tính từ thời điểm ban đầu đến thời điểm .
Câu 16: Có hai nhận định sau đây:
(1) Một vật đang đứng yên, ta có thể kết luận vật không chịu tác dụng của lực nào.
(2) Một hành khách ngồi ở cuối xe. Nếu lái xe phanh gấp thì một túi xách ở phía trước bay về phía anh ta.
Chọn phương án đúng.
- A. (1) đúng, (2) sai.
- B. (1) đúng, (2) đúng.
C. (1) sai, (2) sai.
- D. (1) sai, (2) đúng.
Câu 17: Lực truyền cho vật khối lượng gia tốc 2 m/s², truyền cho vật khối lượng gia tốc 6 . Lực sẽ truyền cho vật khối lượng thì gia tốc bằng
A.
- B.
- C.
- D.
Câu 18: Trong các phát biểu sau đây, phát biểu nào là đúng?
(1) Chuyển động có tính chất tương đối.
(2) Hệ quy chiếu đứng yên là hệ quy chiếu gắn với vật làm gốc được quy ước là đứng yên.
(3) Độ lớn của vận tốc tuyệt đối luôn lớn hơn tổng độ lớn của vận tốc tương đối và vận tốc kéo theo.
(4) Độ lớn của vận tốc tuyệt đối luôn nhỏ hơn độ lớn của vận tốc tương đối.
(5) Hình dạng quỹ đạo chuyển động của vật cũng có tính chất tương đối và phụ thuộc vào hệ quy chiếu của người quan sát.
A. (1), (2), (5).
- B. (1), (3), (5).
- C. (2), (4), (5).
- D. (2), (3), (5).
Câu 19: Đồ thị v - t nào sau đây là đồ thị trong đó a > 0
A.
- B.
- C.
- D.
Câu 20: Một vật chịu tác dụng của bốn lực đồng phẳng, đồng quy nằm ngang gồm lực hướng về phía Đông, lực hướng về phía Bắc, lực hướng về phía Tây, lực hướng về phía Nam. Độ lớn của hợp lực do các lực này tác dụng lên vật là?
- A. 28 N.
B. 20 N.
- C. 4 N.
- D. 26,4 N.
Câu 21: Chọn đáp án đúng:
A. Gia tốc của một vật cùng hướng với lực tác dụng lên vật. Độ lớn của gia tốc tỉ lệ thuận với độ lớn của lực và tỉ lệ nghịch với khối lượng của vật.
- B. Gia tốc của một vật cùng hướng với lực tác dụng lên vật. Độ lớn của gia tốc tỉ lệ nghịch với độ lớn của lực và tỉ lệ thuận với khối lượng của vật.
- C. Gia tốc của một vật cùng hướng với lực tác dụng lên vật. Độ lớn của gia tốc tỉ lệ thuận với độ lớn của lực và khối lượng của vật.
- D. Gia tốc của một vật cùng hướng với lực tác dụng lên vật. Độ lớn của gia tốc tỉ lệ nghịch với độ lớn của lực và khối lượng của vật.
Câu 22: Chuyển động nào sau đây là chuyển động biến đổi?
- A. Chuyển động có độ dịch chuyển tăng đều theo thời gian.
- B. Chuyển động có độ dịch chuyển giảm đều theo thời gian.
- C. Chuyển động có độ dịch chuyển không đổi theo thời gian.
D. Chuyển động tròn đều.
Câu 23: Đặc điểm nào sau đây sai với chuyển động thẳng nhanh dần đều?
- A. Hiệu quãng đường đi được trong những khoảng thời gian liên tiếp luôn là hằng số.
B. Vận tốc của vật luôn dương.
- C. Quãng đường đi biến đổi theo hàm bậc hai của thời gian.
- D. Vận tốc biến đổi theo hàm số bậc nhất của thời gian.
Câu 24: Một vật đang nằm yên trên mặt đất, lực hấp dẫn do Trái Đất tác dụng vào vật có độ lớn
- A. lớn hơn trọng lượng của vật.
- B. nhỏ hơn trọng lượng của vật.
C. bằng trọng lượng của vật.
- D. bằng 0.
Câu 25: Hãy giải thích sự cần thiết của dây an toàn và cái tựa ở ghế ngồi trong xe taxi?
(1) Khi xe chạy nhanh mà phanh gấp thì dây an toàn giữ cho người không bị lao ra khỏi ghế về phía trước và khi xe đột ngột tăng tốc cái tựa đầu giữ cho đầu khỏi giật mạnh về phía sau, tránh bị đau cổ.
(2) Để trang trí xe cho đẹp.
Chọn phương án đúng
A. (1) đúng, (2) sai.
- B. (1) đúng, (2) đúng.
- C. (1) sai, (2) sai.
- D. (1) sai, (2) đúng.
Bình luận