Tắt QC

Trắc nghiệm ôn tập Vật lí 10 kết nối tri thức học kì 1 (Phần 1)

Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm Vật lí 10 kết nối tri thức ôn tập học kì 1 (Phần 1) có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

TRẮC NGHIỆM

Câu 1: DC hoặc dấu - là kí hiệu mô tả đại lượng nào sau đây?

  • A. Dòng điện xoay chiều.
  • B. Dòng điện một chiều.
  • C. Dòng điện không đổi.
  • D. Máy biến áp.

Câu 2: Thiết bị nào sau đây không có ứng dụng các kiến thức về nhiệt?

  • A. Đồng hồ đo nhiệt.
  • B. Nhiệt kế điện tử.
  • C. Máy đo nhiệt độ tiếp xúc.
  • D. Kính lúp.

Câu 3: Vận tốc trung bình là đại lượng được đo bởi:

  • A. Thương số của quãng đường đi được và khoảng thời gian đi hết quãng đường.
  • B. Thương số của độ dịch chuyển và thời gian dịch chuyển.
  • C. Tích của độ dịch chuyển và thời gian dịch chuyển.
  • D. Tích của quãng đường đi được và thời gian dịch chuyển.

Câu 4: Cho hai vật chuyển động thẳng có đồ thị độ dịch chuyển – thời gian như hình dưới, vật 1 biểu diễn bằng đường màu xanh, vật 2 biểu diễn bằng đường màu đỏ. Kết luận nào sau đây đúng?

TRẮC NGHIỆM

  • A. Hai vật đều là vật chuyển động thẳng đều.
  • B. Hai vật có cùng vận tốc.
  • C. Hai vật có cùng độ dịch chuyển.
  • D. Vật 1 đứng yên, vật 2 chuyển động thẳng.

Câu 5: Có 3 điểm nằm dọc theo trục Ox (có chiều từ A đến B) theo thứ tự là A là nhà, B là siêu thị và C là trạm xăng. Cho AB = 300 m, BC = 200 m. Một người xuất phát từ nhà qua siêu thị đến trạm xăng rồi quay lại siêu thị và dừng lại ở đây. Hỏi quãng đường và độ lớn độ dịch chuyển của người này trong cả quá trình chuyển động?

  • A. s = 500 m và d = 200 m.
  • B. s = 700 m và d = 300 m.
  • C. s = 300 m và d = 200 m.
  • D. s = 200 m và d = 300 m.

Câu 6: Chọn câu sai: Chất điểm chuyển động theo một chiều với gia tốc a = TRẮC NGHIỆMcó nghĩa là

  • A. Lúc đầu vận tốc bằng 0 thì sau 1s vận tốc của nó bằng 4 m/s.
  • B. Lúc vận tốc bằng 2 m/s thì sau 1s vận tốc của nó bằng 6 m/s.
  • C. Lúc vận tốc bằng 2 m/s thì sau 2s vận tốc của nó bằng 8 m/s.
  • D. Lúc vận tốc bằng 4 m/s thì sau 2s vận tốc của nó bằng 12 m/s.

Câu 7: Công thức nào sau đây là công thức tính độ dịch chuyển trong chuyển động thẳng biến đổi đều?

  • A. TRẮC NGHIỆM
  • B. TRẮC NGHIỆM
  • C. TRẮC NGHIỆM
  • D. TRẮC NGHIỆM

Câu 8: Đặc điểm nào dưới đây không phải là đặc điểm của chuyển động rơi tự do của các vật?

  • A. Chuyển động theo phương thẳng đứng, chiều từ trên xuống.
  • B. Chuyển động thẳng, nhanh dần đều.
  • C. Tại một nơi và ở gần mặt đất, mọi vật rơi tự do như nhau.
  • D. Lúc t = 0 thì vận tốc ban đầu theo phương ngang khác không.

Câu 9: Khi ném một vật theo phương ngang (bỏ qua sức cản của không khí), thời gian chuyển động của vật phụ thuộc vào

  • A. Vận tốc ném.
  • B. Độ cao từ chỗ ném đến mặt đất.
  • C. Khối lượng của vật.
  • D. Thời điểm ném.

Câu 10: Có hai lực đồng quy TRẮC NGHIỆMTRẮC NGHIỆM. Gọi α là góc hợp bởi TRẮC NGHIỆMTRẮC NGHIỆM; TRẮC NGHIỆM. Nếu TRẮC NGHIỆM thì:

  • A. TRẮC NGHIỆM
  • B. TRẮC NGHIỆM
  • C. TRẮC NGHIỆM
  • D. TRẮC NGHIỆM

Câu 11: Chọn câu phát biểu đúng.

  • A. Nếu không có lực tác dụng vào vật thì vật không chuyển động được.
  • B. Lực tác dụng luôn cùng hướng với hướng biến dạng.
  • C. Vật luôn chuyển động theo hướng của lực tác dụng.
  • D. Khi thấy vận tốc của vật bị thay đổi thì chắc chắn đã có lực tác dụng lên vật.

Câu 12: Trong chuyển động thẳng chậm dần đều thì hợp lực tác dụng vào vật

  • A. Cùng chiều với chuyển động.
  • B. Cùng chiều với chuyển động và có độ lớn không đổi.
  • C. Ngược chiều với chuyển động và có độ lớn nhỏ dần.
  • D. Ngược chiều với chuyển động và có độ lớn không đổi.

Câu 13: Chọn câu đúng. Cặp "lực và phản lực" trong định luật III Niutơn:

  • A. tác dụng vào cùng một vật.
  • B. tác dụng vào hai vật khác nhau.
  • C. không bằng nhau về độ lớn.
  • D. bằng nhau về độ lớn nhưng không cùng giá.

Câu 14: Nhờ việc khám phá ra hiện tượng nào sau đây của nhà vật lí Faraday mà sau đó các máy phát điện ra đời, mở đầu cho kỉ nguyên sử dụng điện năng của nhân loại?

  • A. Hiện tượng hóa hơi.
  • B. Hiện tượng biến dạng cơ của vật rắn.
  • C. Sự nở vì nhiệt của vật rắn.
  • D. Hiện tượng cảm ứng điện từ.

Câu 15: Kí hiệu cảnh báo khu vực nguy hiểm có đặc điểm nào sau đây?

  • A. Hình vuông, viền đen, nền đỏ cam.
  • B. Hình tam giác đều, viền đen hoặc viền đỏ, nền vàng.
  • C. Hình chữ nhật nền xanh hoặc đỏ.
  • D. Hình tròn, viền đỏ, nền trắng.

Câu 16: Nếu định luật I Newton đúng thì tại sao các vật chuyển động trên mặt đất đều dừng lại?

  • A. vì có ma sát.
  • B. vì các vật không phải là chất điểm.
  • C. vì có lực hút của Trái Đất.
  • D. vì do Trái Đất luôn luôn chuyển động.

Câu 17: Một vật có khối lượng 50 kg chuyển động nhanh dần đều với vận tốc ban đầu 0,2 m/s và khi đi được quãng đường 50 cm vận tốc đạt được 0,9 m/s thì lực tác dụng .

  • A. 38,5 N.
  • B. 38 N.
  • C. 24,5 N.
  • D. 34,5 N.

Câu 18: Chọn câu sai: Chất điểm chuyển động theo một chiều với gia tốc TRẮC NGHIỆM có nghĩa là

  • A. Lúc đầu vận tốc bằng 0 thì sau 1s vận tốc của nó bằng 4 m/s.
  • B. Lúc vận tốc bằng 2 m/s thì sau 1s vận tốc của nó bằng 6 m/s.
  • C. Lúc vận tốc bằng 2 m/s thì sau 2s vận tốc của nó bằng 8 m/s.
  • D. Lúc vận tốc bằng 4 m/s thì sau 2s vận tốc của nó bằng 12 m/s.

Câu 19: Một vật chuyển động nhanh dần đều với gia tốc là TRẮC NGHIỆM.  Biết ban đầu vật có vận tốc là 6 m/s. Biểu thức vận tốc tức thời của chuyển động trên là:

  • A. v = -5 + 6.t
  • B. v = 5 – 6.t
  • C. v = 5 + 6.t
  • D. v = 6 + 5.t

Câu 20: Bi A có khối lượng lớn gấp 4 lần bi B. Tại cùng một lúc và ở cùng một độ cao, bi A được thả rơi còn bị B được ném theo phương nằm ngang. Nếu coi sức cản của không khí là không đáng kể thì

  • A. bi A rơi chạm đất trước bi B.
  • B. bi A rơi chạm đất sau bi B.
  • C. cả hai bi đều rơi chạm đất cùng một lúc với vận tốc bằng nhau.
  • D. cả hai bi đều rơi chạm đất cùng một lúc với vận tốc khác nhau.

Câu 21: Một vật có trọng lượng P đứng cân bằng nhờ 2 dây OA làm với trần 1 góc TRẮC NGHIỆM và OB nằm ngang. Độ lớn lực căng TRẮC NGHIỆM của dây OA là?

TRẮC NGHIỆM

  • A. TRẮC NGHIỆM
  • B. TRẮC NGHIỆM
  • C. 2P
  • D. P

Câu 22: Yếu tố nào sau đây là quan trọng nhất dẫn tới việc Aristotle mắc sai lầm khi xác định nguyên nhân làm cho các vật rơi nhanh chậm khác nhau?

  • A. Khoa học chưa phát triển.
  • B. Ông quá tự tin vào suy luận của mình.
  • C. Không có nhà khoa học nào giúp đỡ ông.
  • D. Ông không làm thí nghiệm để kiểm tra quan điểm của mình.

Câu 23: Biển báo dưới đây có ý nghĩa gì?

TRẮC NGHIỆM

  • A. Cho phép sử dụng lửa.
  • B. Cảnh báo bề mặt nóng.
  • C. Cảnh báo nguy cơ dễ cháy.
  • D. Cảnh báo chất độc.

Câu 24: Một ô tô chuyển động trên đường thẳng. Tại thời điểm t1, ô tô ở cách vị trí xuất phát 5 km. Tại thời điểm t2, ô tô cách vị trí xuất phát 12 km. Từ t1 đến t2, độ dịch chuyển của ô tô đã thay đổi một đoạn bằng bao nhiêu?

  • A. 17 km.
  • B. -7 km.
  • C. 7 km.
  • D. -17 km.

Câu 25: Khi vật đang chuyển động thẳng, theo chiều dương, nếu đổi chiều chuyển động thì trong khoảng thời gian chuyển động ngược chiều đó đồ thị độ dịch chuyển - thời gian có dạng nào sau đây?

TRẮC NGHIỆM

  • A. Hình A
  • B. Hình B
  • C. Hình C
  • D. Hình D

Xem đáp án

Bình luận

Giải bài tập những môn khác