Trắc nghiệm ôn tập tiếng Việt 3 cánh diều học kì 1 (Phần 4)
Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm tiếng Việt 3 cánh diều ôn tập học kì 1 (Phần 4) có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Cánh diều bay cao là vì:
A. Gió thổi cánh diều bay cao.
- B. Ánh nắng chiếu làm cánh diều bay cao.
- C. Những hạt mưa làm diều bay cao hơn.
- D. Tiếng vỗ tay của các bạn giúp diều bay cao hơn.
Câu 2: Hành động nào sau đây thể hiện thái độ phung phí?
- A. Tắt tất cả các thiết bị điện khi không sử dụng tới.
B. Để vòi nước chảy khi không sử dụng.
- C. Sử dụng các tờ giấy thừa để làm nháp.
- D. Ăn hết đồ ăn bố mẹ chuẩn bị.
Câu 3: Đâu là việc chúng ta nên làm sau khi đi vệ sinh xong?
A. Rửa tay bằng xà phòng.
- B. Rửa tay bằng nước không.
- C. Lau tay và giấy.
- D. Lau tay vào khăn.
Câu 4: Trong văn bản Chú gấu Misa, tại sao chú gấu Misa lại ở nhà cậu bé nghèo?
A. Vì chú gấu Misa muốn đem lại niềm vui cho cậu bé đang bị ốm.
- B. Vì chú gấu Misa đang rất lạnh và đói bụng.
- C. Vì chú gấu Misa chưa tìm được người chủ nào tốt hơn.
- D. Vì chú gấu Misa đang tìm một chỗ ngủ ấm áp.
Câu 5: Theo khổ thơ đầu bài thơ Ngưỡng cửa, câu nào sau đây là đúng?
- A. Chẳng ai biết nhà là gì cả
- B. Chẳng ai biết nơi ấy là nơi nào cả
- C. Ngưỡng cửa thì có người quen, người không
D. Ai cũng quen thuộc với ngưỡng cửa ngay từ thời còn bé
Câu 6: Lúc mới tới trường, bạn A-i-a có tính cách như thế nào?
- A. Năng động.
- B. Hài hước
C. Rụt rè.
- D. Ích kỉ. .
Câu 7: Đâu là tiết mục đặc trưng được biểu diễn trong ngày lễ trung thu?
- A. Kể chuyện.
- B. Đọc thơ.
- C. Hát nhạc kịch.
D. Múa lân.
Câu 8: Hai câu thơ sau muốn nói đến điều gì?
Nay con đường xa tắp
Vẫn đang chờ tôi đi.
- A. Hai câu này rất khó hiểu, không thể hình dung ra ý của tác giả là gì.
B. Hành trình học tập của tác giả còn dài, còn nhiều điều thú vị ở phía trước.
- C. Đường đến tương lai còn xa, và tác giả đang dần đi vào.
- D. Con đường đến trường xa xôi dần nhưng tác giả đang dần hồi phục để đi học lại.
Câu 9: Tay bắt mặt mừng là hành động như thế nào?
- A. Hành động thể hiện sự tức giận khi gặp nhau.
B. Hành động thể hiện niềm vui khi gặp nhau.
- C. Hành động thể hiện nỗi buồn khi gặp nhau.
- D. Hành động thể hiện sự an ủi khi gặp nhau.
Câu 10: Lời xin lỗi được dùng với mục đích như thế nào?
- A. Ám chỉ một hành động cười đợt khi bị trách phạt.
B. Ám chỉ một hành động ăn năn khi bạn là sai vấn đề gì đó với người khác.
- C. Ám chỉ một hành động buồn bã khi bị điểm kém.
- D. Ám chỉ một hành động đau buồn khi người khác mắc lỗi
Câu 11: Bài thơ Giặt áo nhắc đến những nhân vật nào?
- A. Mẹ và nắng.
- B. Mẹ và mưa.
C. Bạn nhỏ và nắng.
- D. Bạn nhỏ và mưa.
Câu 12: Trong quá trình diễn ra buổi lễ, học sinh nên làm gì?
- A. Nói chuyện với các bạn.
- B. Dành thời gian ăn sáng.
- C. Đọc sách, báo chí.
D. Tập trung lắng nghe.
Câu 13: Lời cảm ơn được dùng với mục đích như thế nào?
- A. Thể hiện sự tôn kính đối với những người lớn tuổi hơn chúng ta.
- B. Thể hiện niềm vui khi mình đã làm được một việc tốt.
- C. Thể hiện sự xúc động về những điều mọi người làm cho chúng ta.
D. Thể hiện sự tôn trọng và biết ơn đối với những gì mà mọi người đã làm cho chúng ta.
Câu 14: Cảm giác của những cậu học trò khi lần đầu tiên đi học là gì?
- A. Buồn phiền.
B. Bỡ ngỡ, rụt rè.
- C. Tò mò.
- D. Hồi hộp.
Câu 15: Khi gặp lại nhau, các bạn học sinh đã có hành động như thế nào?
A. Tay bắt mặt mừng, ôm vai bá cổ.
- B. Đuổi bắt nhau khắp sân trường.
- C. Vừa đi vừa ngân nga các bài hát.
- D. Nắm tay nhau vào lớp học.
Câu 16: Trong văn bản Ba con búp bê, búp bê trai được làm bằng gì?
A. Gỗ
- B. Vải
- C. Giấy bồi
- D. Thép
Câu 17: Trong văn bản Bài tập làm văn, cô giáo yêu cầu học sinh viết bài về đề gì?
A. Em đã làm gì để giúp đỡ mẹ.
- B. Một kỉ niệm đáng nhớ của em với gia đình.
- C. Một chuyện em cảm thấy xấu hổ nhất.
- D. Một hoạt động bổ ích mà em từng tham gia.
Câu 18: A-i-a có tài năng như thế nào?
- A. Âm nhạc.
B. Hội họa.
- C. Điêu khắc.
- D. May vá.
Câu 19: Trong văn bản Ba con búp bê, Dốc ngược chiếc túi, Mai thấy gì?
- A. một con búp bê
- B. búp bê in hình Ông già Nô-en
C. ba con búp bê
- D. một cuốn sách
Câu 20: Trong văn bản Bài tập làm văn, Chi tiết nào thể hiện sự lúng túng của Cô-li-a khi làm bài?
- A. Ngồi ngay ngắn đọc đề bài.
B. Loay hoay một lúc mới bắt đầu viết.
- C. Suy nghĩ và viết các ý chính ra nháp.
- D. Tập trung làm bài.
Câu 21: Buổi lễ chào được được diễn ra với trình tự như thế nào?
- A. Sự việc sau kể trước, việc diễn ra sau kể trước theo trình tự ngược thời gian.
B. Sự việc có trước kể trước, việc diễn ra sau kể sau theo trình tự thời gian.
- C. Sự vật quan trọng kể trước, việc không hay kể sau.
- D. Sự kiện không vui kể trước, sự việc vui kể sau.
Câu 22: Những cậu học trò ao ước được như những người học trò cũ, biết lớp, biết thầy để làm gì?
- A. Khỏi phải đi học.
- B. Khỏi phải học bài.
C. Khỏi phải ngại ngùng trước mọi người.
- D. Khỏi phải rụt rè trong cảnh lạ.
Câu 23: Điền cụm từ còn thiếu vào chỗ trống :
Bạn nhỏ trong bài thơ " Quạt cho bà ngủ" là một .... ngoan.
- A. Người con.
B. Người cháu.
- C. Người em.
Câu 24: Nhân vật nào gắn liền với ngày lễ trung thu?
- A. Chức nữ.
- B. Ngọc Hoàng.
C. Chú cuội.
- D. Tiên nữ.
Bình luận