Trắc nghiệm ôn tập tiếng Việt 3 cánh diều học kì 1 (Phần 3)
Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm tiếng Việt 3 cánh diều ôn tập học kì 1 (Phần 3) có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Trong văn bản Con heo đất, cậu bé không đập heo đất để lấy tiền vì:
- A. Vì cậu muốn nuôi heo đất béo hơn.
B. Vì cậu thực sự yêu thương heo đất.
- C. Vì cậu muốn tặng heo đất cho bạn bè.
- D. Vì cậu muốn chưa có ý định dùng tới tiền trong heo đất.
Câu 2: Trong bài thơ Hai bàn tay em, cô bé yêu quý bàn tay của mình vì:
- A. Vì bàn tay rất dễ thương.
B. Vì bàn tay là một phần của cơ thể.
- C. Vì bàn tay phải lao động vất vả.
- D. Vì bàn tay múa rất đẹp.
Câu 3: Từ ngữ thể hiện thái độ vui vẻ của các bạn nhỏ chơi thả diều trong bài thơ Thả diều là:
A. Reo vang.
- B. Lưỡi liềm.
- C. Sông Ngân.
- D. Chiếc thuyền.
Câu 4: Hội rằm tháng Tám được tổ chức vào ngày nào?
- A. 13/8.
- B. 14/8.
C. 15/8.
- D. 16/8.
Câu 5: Trong văn bản Ba con búp bê, Búp bê được làm bằng giấy bồi có hình dáng như thế nào?
A. mũm mĩm, nhỏ xíu
- B. to lớn
- C. mập mạp
- D. tròn vo
Câu 6: Ngập ngừng được hiểu là như thế nào?
A. Vừa muốn làm, lại vừa e ngại, chưa biết làm thế nào.
- B. Muốn làm nhưng chưa biết phải làm thế nào.
- C. Không thích nhưng vẫn tỏ ra vui vẻ.
- D. Không muốn làm những miễn cưỡng phải làm.
Câu 7: Dòng nào giải thích đúng nghĩa của từ thiu thiu?
- A. Ngủ say và ngon giấc.
B. Đang mơ màng, sắp ngủ.
- C. Ngủ không ngon giấc.
- D. Ngủ mơ mộng.
Câu 8: Đâu là từ viết sai chính tả:
A. Tiếng xáo.
- B. Sạch sẽ.
- C. Trắng hồng.
- D. Xuống núi.
Câu 9: Câu nào sau đây nói đúng về mẹ của tác giả qua khổ cuối bài thơ Ngưỡng cửa?
- A. Mẹ cầm cầm đèn đi ra sân ngắm trăng.
- B. Mẹ ở ngoài sân để trông cho tác giả ngủ.
C. Mẹ vẫn có công việc trong đêm khuya.
- D. Tất cả các phương án trên đều sai.
Câu 10: Cảm xúc của các bạn nhỏ khi bước vào năm học mới là gì?
- A. Mệt mỏi, chán nản.
- B. Buồn phiền, ảo não.
- C. Khó chịu, tức giận.
D. Vui tươi, tràn đầy năng lượng.
Câu 11: Trong văn bản Chú gấu Misa, nhân vật nào là người đi phát quà trong ngày lễ Giáng sinh?
- A. Ông bà.
- B. Cô Hằng.
C. Ông già Nô-en.
- D. Chú cuội.
Câu 12: Trong văn bản Bài tập làm văn, việc đầu tiên Cô-li-a viết khi giúp đỡ mẹ là gì?
- A. Gấp quần áo và trông em.
- B. Lau nhà và quét sân.
C. Quét nhà và rửa bát đĩa.
- D. Giặt quần áo và nấu cơm.
Câu 13: Thơ thẩn là từ chỉ hành động như thế nào?
A. Đi lại một cách chậm rãi và lặng lẽ như đang suy nghĩ điều gì đó.
- B. Đi lại nhanh và phát ra tiếng động.
- B. Vừa đi vừa mới một cái gì đó.
- C. Vừa chạy vừa hét thật to.
Câu 14: Đâu không phải là từ ngữ chỉ đồ làm việc?
- A. Găng tay.
- B. Chổi quét nhà.
C. Tủ lạnh.
- D. Khăn lau.
Câu 15: Nội dung chính của bài thơ Ngưỡng cửa là gì?
A. Sự nhớ về ngưỡng cửa, nơi đã cho tác giả nhiều kỉ niệm thời thơ ấu cùng với gia đình, người thân và thể hiện sự trân trọng đối với tình thương của cha mẹ dành cho mình.
- B. Bài thơ đã tái hiện được hình ảnh ngưỡng cửa thật đặc sắc, mang tính chất nghệ thuật phong phú.
- C. Bài thơ gợi lên hình ảnh về ngưỡng cửa, một hình ảnh ý nghĩa nhằm nhắc nhở độc giả, đặc biệt là những người đang làm con, làm cháu luôn nhớ về cội nguồn.
- D. Tất cả các phương án trên.
Câu 16: Quốc kỳ của Việt Nam có hình gì?
- A. Lá cờ đỏ sao xanh.
- B. Lá cờ xanh sao đỏ.
- C. Lá cờ vàng sao đỏ.
D. Lá cờ đỏ sao vàng.
Câu 17: “-” Đây là kí hiệu của dấu gì?
- A. Dấu chấm hỏi.
- B. Dấu hai chấm.
C. Dấu gạch ngang.
- D. Dấu chấm than.
Câu 18: Trong văn bản Bài tập làm văn, khi được mẹ nhờ giúp đỡ các công việc trong gia đình, Cô-li-a đã có thái độ như thế nào?
- A. Không nhận lời mẹ.
B. Vui vẻ nhận lời.
- C. Vui vẻ từ chối.
- D. Vui vẻ nhờ người khác.
Câu 19: Dấu ngoặc kép được sử dụng với mục đích gì?
A. Đánh dấu lời nói của nhân vật.
- B. Đánh dấu câu chuyện của nhân vật.
- C. Đánh dấu hành động của nhân vật.
- D. Đánh dấu nhận thức của nhân vật.
Câu 20: Bài Nhớ lại buổi đầu đi học có mấy đoạn văn?
- A. 1 đoạn.
- B. 2 đoạn.
C. 3 đoạn.
- D. 4 đoạn.
Câu 21: Tại sao mẹ cô bé lại nói: “Con đã lớn thật rồi”?
A. Vì cô bé đã phân biệt đúng sai và biết xin lỗi.
- B. Vì cô bé đã lớn hơn ngày xưa rất nhiều.
- C. Vì cô bé đã làm bài được điểm cao.
- D. Vì cô bé đã biết chào hỏi người lớn.
Câu 22: Dấu hai chấm được sử dụng trong câu “Các em học sinh của trường xếp thành hình bản đồ Việt Nam với hai quần đảo lớn: Hoàng Sa và Trường Sa” có tác dụng gì?
A. Báo hiệu phần giải thích cho bộ phận đứng trước dấu hai chấm.
- B. Báo hiệu lời nói của nhân vật trong truyện.
- C. Báo hiệu phần giải thích cho sự xuất hiện của nhân vật.
- D. Tất cả các đáp án trên.
Câu 23: Dấu hai chấm đặt ở vị trí nào là đúng?
A. Mùa thu gắn liền với các hoạt động trẻ thơ, đó là: phá cỗ Trung Thu, rước đèn ông sao, khai giảng năm học mới...
- B. Mùa thu gắn liền với các hoạt động trẻ thơ: đó là phá cỗ Trung Thu, rước đèn ông sao, khai giảng năm học mới...
- C. Mùa thu gắn liền với các hoạt động trẻ thơ, đó là phá cỗ Trung Thu: rước đèn ông sao, khai giảng năm học mới...
- D. Mùa thu: gắn liền với các hoạt động trẻ thơ, đó là phá cỗ Trung Thu, rước đèn ông sao, khai giảng năm học mới...
Câu 24: Trong văn bản Ba con búp bê, dòng chữ viết trên mảnh giấy rơi ra từ chiếc túi là gì?
A. “Ông già Nô-en tặng bé Mai”
- B. “Chúc bé Mai giáng sinh an lành”
- C. “Chúc giáng sinh vui vẻ”
- D. Không viết gì cả
Câu 25: Buổi lễ chào cờ được diễn ra với không khí như thế nào?
- A. Vui tươi, hài hước.
- B. Lãng mạn, tình cảm.
- C. Nhộn nhịp, đông vui.
D. Trang trọng, thiêng liêng.
Bình luận