Tắt QC

Trắc nghiệm ôn tập tiếng Việt 3 cánh diều học kì 1 (Phần 2)

Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm tiếng Việt 3 cánh diều ôn tập học kì 1 (Phần 2) có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Trong bài thơ Thả diều, mùa gặt hái là:

  • A. Mùa xuân.
  • B. Mùa hè.
  • C. Mùa thu.
  • D. Mùa đông.

Câu 2: Trong văn bản Con heo đất, cậu bé dành tình cảm lớn cho heo đất vì:

  • A. Vì cậu coi heo đất như người bạn của mình.
  • B. Vì heo đất giữ tiền cho cậu bé.
  • C. Vì heo đất không đòi cậu bé cho kẹo.
  • D. Vì heo đất rất ngoan ngoãn.

Câu 3: Cách hiểu đúng về siêng năng là:

  • A. Không muốn làm một việc gì đó.
  • B. Nhờ các bạn làm việc hộ mình.
  • C. Chăm chỉ làm việc.
  • D. Chỉ những người lười biếng. 

Câu 4: Buổi lễ chào cờ được tổ chức với mục đích gì?

  • A. Thể hiện ý thức hướng về những người nghèo khổ.
  • B. Thể hiện ý thức hướng về biển, đảo; bảo vệ biển, đảo quê hương.
  • C. Thể hiện ý thức hướng về thiên nhiên, bảo vệ môi trường.
  • D. Thể hiện ý thức hướng về cội nguồn, ghi nhớ công ơn sinh thành.

Câu 5: Bầu trời quang đãng là bầu trời như thế nào?

  • A. Bầu trời nhiều nắng và ấm áp.
  • B. Bầu trời sáng sủa và thoáng rộng.
  • C. Bầu trời nhiều mây và có gió.
  • D. Bầu trời sắp có mưa.

Câu 6: Trong văn bản Con đã lớn thật rồi, Cô bé đang chơi ở nhà ai?

  • A. Nhà cậu.
  • B. Nhà dì.
  • C. Nhà bác.
  • D. Nhà ông bà.

Câu 7: Đâu là biểu tượng của Đội thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh?

  • A. Khăn quang vàng.
  • B. Khăn quàng xanh.
  • C. Khăn quàng đỏ.
  • D. Khăn quàng hồng.

Câu 8: Câu nào sau đây nói đúng về bố mẹ của tác giả trong bài thơ Ngưỡng cửa?

  • A. Bố mẹ khi đi qua “nơi ấy” có đôi lúc vội vàng.
  • B. Bố mẹ lúc nào đi qua ngưỡng cửa cũng vội vàng.
  • C. Bố mẹ hay vấp ngã khi đi qua ngưỡng cửa.
  • D. Bố mẹ đã từng hẹn hò ở “nơi ấy”.

Câu 9: Đêm Giáng sinh là ngày bao nhiêu:

  • A. 23/12.
  • B. 24/12.
  • C. 25/12.
  • D. 26/12.

Câu 10: Để liệt kê các hoạt động của thiếu nhi cần?

  • A. Sử dụng dấu chấm.
  • B. Sử dụng dấu hai chấm.
  • C. Sử dụng dấu ba chấm.
  • D. Sử dụng dấu ngoặc kép.

Câu 11: Điền từ còn thiếu vào ô trống: Tôi quên thế nào được những ... ấy nảy nở trong lòng tôi như mấy cánh hoa tươi mỉm cười giữa bầu trời quang đãng.

  • A. Cảm giác trong sáng.
  • B. Cảm giác lo lắng.
  • C. Cảm giác bồn chồn.
  • D. Cảm giác sợ hãi.

Câu 12: Trong văn bản Chú gấu Misa, đâu là vật dùng để đựng quà trong ngày lễ Giáng sinh?

  • A. Bít tất.
  • B. Đồng hồ.
  • C. Cuốn sách.
  • D. Gối ôm.

Câu 13: Mùa thu có ngày hội gì mà các em nhỏ rất mong đợi?

  • A. Hội ngày mùa.
  • B. Hội rằm tháng Tám.
  • C. Hội rằm tháng giêng.
  • D. Hội chơi cờ vua.

Câu 14: Các bạn học sinh chuẩn bị những gì cho năm học mới?

  • A. Quần áo mới, sách vở mới, cặp sách mới...
  • B. Máy chơi game mới, quần áo mới...
  • C. Ti vi mới, tủ lạnh mới, sách vở mới.
  • D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 15: Từ ngữ chỉ đặc điểm có trong bài đọc là?

  • A. Mũm mĩm
  • B. Reo lên
  • C. Khúc gỗ
  • D. Vải mụn

Câu 16: Dấu ngoặc kép trong bài được sử dụng mấy lần.

  • A. 6 lần.
  • B. 7 lần.
  • C. 8 lần.
  • D. 9 lần.

Câu 17: Bài thơ Quạt cho bà ngủ nhắc đến loài hoa nào trong vườn bà? 

  • A. Hoa cam, hoa khế.
  • B. Hoa cau, hoa cam. 
  • C. Hoa cải, hoa khế. 
  • D. Hoa cam, hoa cải.

Câu 18: Dấu ngoặc kép được kí hiệu như thế nào?

  • A. “”.
  • B. ?
  • C. !.
  • D. ;.

Câu 19: Điểm hay trong khổ thơ cuối của bài thơ Ngưỡng cửa là gì?

  • A. Tác giả đã tạo nên một khung cảnh đối lập được phân cách bởi ngưỡng cửa. Bên trong, tác giả đang có một giấc ngủ ngon trong ánh sao. Bên ngoài, người mẹ, dù đã khuya, nhưng vẫn phải làm việc.
  • B. Tác giả đã khiến cho hình ảnh người mẹ ở ngoài sân từ mù mịt, tối tăm trở nên tràn đầy ánh sáng, tình thương yêu đối với con cái.
  • C. Tác giả tận dụng được cái hay trong ánh sáng của ngôi sao kết hợp với những kỉ niệm mà tác giả đã có với ngưỡng cửa để tạo nên một khung cảnh tuyệt đẹp.
  • D. Cả A và B.

Câu 20: Đâu là câu nói thể hiện sự phàn nàn của các bạn dành cho A-i-a.

  • A. “Người đuổi bắt mà chậm thế này thì chán quá!”.
  • B. “Bức tranh của cậu đẹp quá!”.
  • C. “Cho mình chơi với các cậu nhé!”.
  • D. “Các bạn nói là em vẽ đẹp lắm!”.

Câu 21: Câu “ Mai ao ước có một con búp bê” thuộc mẫu câu nào?

  • A. Ai là gì?
  • B. Ai làm gì?
  • C. Ai thế nào?

Câu 22: Đâu không phải là từ ngữ chỉ đồ dùng học tập?

  • A. Máy chơi game.
  • B. Tẩy gôm.
  • C. Bút chì.
  • D. Giấy kiểm tra.

Câu 23: Trong văn bản Bài tập làm văn, Cậu bé muốn làm gì để mẹ đỡ vất vả?

  • A. Học tập thật tốt.
  • B. Ngoan ngoãn.
  • C. Giúp mẹ làm nhiều việc hơn.
  • D. Đi chơi cùng các bạn.

Câu 24: Bài quốc ca được thể hiện với giai điệu nào?

  • A. Hào hùng.
  • B. Lãng mạn.
  • C. Hài hước.
  • D. Vui tươi.

Câu 25: Đâu là đồ vật sắc nhọn em không nên đụng vào?

  • A. Khăn lau nhà.
  • B. Túi ni-lông.
  • C. Bát ăn cơm.
  • D. Dao gọt hoa quả.

Xem đáp án

Bình luận

Giải bài tập những môn khác