Trắc nghiệm ôn tập tiếng Việt 3 cánh diều học kì 1 (Phần 1)
Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm tiếng Việt 3 cánh diều ôn tập học kì 1 (Phần 1) có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Lý do cậu bé trong văn bản Con heo đất phải tiết kiệm tiền là vì:
A. Để cậu bé có thể mua được những thứ mình yêu thích.
- B. Bố mẹ bắt cậu bé phải tiết kiệm.
- C. Cậu bé muốn làm theo lời của cô giáo nói.
- D. Câu bé quá nhỏ để có thể tiêu tiền.
Câu 2: Cách hiểu đúng về “Ánh mai” là:
A. Ánh nắng buổi sớm.
- B. Ánh nắng buổi trưa.
- C. Ánh nắng buổi chiều.
- D. Ánh nắng hoàng hôn.
Câu 3: Chúng ta không được phép chơi thả diều khi ở:
A. Ở nơi có nhiều dây điện.
- B. Ở nơi có nhiều đất trống.
- C. Ở nơi có người lớn quan sát.
- D. Ở nơi có nhiều bãi cỏ.
Câu 4: Trong văn bản Chú gấu Misa, tại sao chú gấu Misa lại bước vào túp lều?
- A. Vì chú gấu không muốn gặp lại cô chủ.
- B. Vì chú gấu đã rất buồn ngủ.
C. Vì chú gấu không muốn cậu bé buồn.
- D. Vì chú gấu nghe theo lời của tuần lộc.
Câu 5: Từ “ngưỡng cửa” có nghĩa là gì nếu hiểu theo nghĩa chuyển?
- A. Bước vào một hành trình mới
- B. Lúc kết thúc của một quá trình
C. Ngôi nhà
- D. Cánh cửa
Câu 6: Câu thơ “Từng nhóm đứng đo nhau/ Thấy đứa nào cũng lớn” thể hiện điều gì?
A. Niềm vui khi thấy mình đã lớn thêm, không còn bé như hồi lớp 1, lớp 2 nữa.
- B. Niềm vui khi thấy mình đã lớn thêm, đã trở thành đàn anh, đàn chị trong trường.
- C. Niềm vui khi thấy mình đã thêm một tuổi mới, sắp được bước vào môi trường mới.
- D. Tất cả các đáp án trên.
Câu 7: Hiện tại ngưỡng cửa có còn tồn tại không? Điều đó có làm những kỉ niệm của ta về thời thơ ấu trở nên tồi tệ đi không?
- A. Ở những ngôi nhà như hiện nay ta thấy thì không còn ngưỡng cửa nữa. Điều này làm mất đi giá trị truyền thống và khiến cho thời thơ ấu của thế hệ ngày nay không được như của tác giả nữa.
B. Hiện tại ngưỡng cửa không còn ở kiến trúc nhà ở nữa mà thường chỉ còn ở những ngôi nhà theo kiểu cũ. Điều này hoàn toàn không làm cho thời thơ ấu của chúng ta bị xấu đi vì chúng ta sẽ có những thứ tốt đẹp khác thay thế.
- C. Hiện tại ngưỡng cửa vẫn còn ở nhà chúng ta nhưng đã không còn giữ được nét đẹp như ngưỡng cửa của nhà tác giả nữa. Điều đó làm cho thời thơ ấu của chúng ta xấu đi đôi chút.
- D. Tất cả các đáp án trên đều có nét đúng, phải tuỳ trường hợp mới có thể đánh giá được.
Câu 8: Đâu là nhận xét đúng về chú gấu Misa?
A. Chú gấu Misa là một người bạn tốt bụng.
- B. Chú gấu Misa là một người bạn hay hờn dỗi.
- C. Chú gấu Misa là một người bạn lười biếng.
- D. Chú gấu Misa là một người bạn hèn nhát.
Câu 9: Đâu không phải là tác dụng của dấu ngoặc kép?
- A. Đánh dấu một câu ghi lại lời nói của nhân vật.
- B. Đánh dấu lời đối thoại của các nhân vật.
C. Đánh dấu một câu ghi lại ý nghĩa của nhân vật.
- D. Đánh dấu một câu được trích nguyên văn.
Câu 10: Câu “ Bố đã làm một con búp bê tặng Mai” thuộc mẫu câu nào?
- A. Ai là gì?
B. Ai làm gì?
- C. Ai thế nào?
Câu 11: Nội dung bài thơ " Quạt cho bà ngủ" trên nói lên điều gì ?
A. Lòng hiếu thảo và sự chăm sóc ân cần của cháu gái dành cho bà.
- B. Sự chăm sóc ân cần của bà dành cho cháu.
- C. Sự yên tĩnh của khu vườn nhà bà vào buổi trưa hè.
- D. Tình cảm bà cháu.
Câu 12: Khăn mùi soa là loại khăn như thế nào?
- A. Khăn dùng để lau bàn.
B. Khăn bỏ túi dùng để lau mặt, lau tay.
- C. Khăn dùng để lau bát đĩa.
- D. Khăn dùng để rửa mặt.
Câu 13: Câu “Anh trai rất yêu thương Mai” thuộc mẫu câu nào?
- A. Ai là gì?
- B. Ai làm gì?
C. Ai thế nào?
Câu 14: Bài thơ Ngày khai trường nói về điều gì?
- A. Thể hiện nỗi buồn của các bạn học sinh trong ngày khai trường.
B. Thể hiện niềm vui của các bạn học sinh trong ngày khai trường.
- C. Thể hiện sự tức giận của các bạn học sinh trong ngày khai trường.
- D. Thể hiện chán nản của các bạn học sinh trong ngày khai trường.
Câu 15: Nội dung chính của bài Nhớ lại buổi đầu đi học là gì?
- A. Những hồi tưởng đẹp của nhà văn Thanh Tịnh về buổi đầu ông được mẹ dắt đi công viên.
- B. Những hồi tưởng đẹp của nhà văn Thanh Tịnh về buổi đầu ông được mẹ dắt sang thăm bà.
C. Những hồi tưởng đẹp của nhà văn Thanh Tịnh về buổi đầu ông được mẹ dắt tới trường.
- D. Những hồi tưởng đẹp của nhà văn Thanh Tịnh về buổi đầu ông được mẹ dắt đi tham quan.
Câu 16: Nhanh nhẹn là từ ngữ chỉ
- A. Công việc em làm ở nhà.
- B. Đồ dùng để làm việc.
C. Cách làm việc.
- D. Tư thế làm việc.
Câu 17: Bài Bạn mới giúp em hiểu điều gì?
- A. Mỗi người đều có một điểm mạnh riêng.
B. Phải cố gắng để làm hài lòng mọi người xung quanh.
- C. Chê bai khi bạn không có sức khỏe như mình.
- D. Kì thị khi bạn không giống mình.
Câu 18: Trong văn bản Con đã lớn thật rồi, Người dì mời cô bé ở lại làm gì?
A. Ăn cơm trưa.
- B. Ăn tráng miệng.
- C. Ăn quà chiều.
- D. Ăn cơm tối.
Câu 19: Hình ảnh lá sen có màu sắc như thế nào?
- A. Màu lục.
- B. Màu đen.
- C. Màu nâu.
D. Màu xanh.
Câu 20: Buổi lễ chào cờ thể hiện tinh thần nào của người Việt Nam?
- A. Tình thần đoàn kết.
- B. Tinh thần hiếu học.
C. Tinh thần yêu nước.
- D. Tinh thần nhân ái.
Câu 21: Đoạn thơ dưới nhắc đến mùa nào trong năm?
Mùa gì dịu nắng
Mây nhẹ nhàng bay
Gió khẽ rung cây
Lá vàng rơi rụng
- A. Mùa xuân.
- B. Mùa hạ,.
C. Mùa thu.
- D. Mùa đông.
Câu 22: Tại sao Tét-su-ô lại rủ A-i-a cùng chơi?
- A. Hiểu ra ai cũng đặc điểm riêng, Tét-su-ô muốn nhờ A-i-a vẽ tranh hộ mình.
- B. Hiểu ra ai cũng đặc điểm riêng, Tét-su-ô muốn thấy sự chậm chạp của A-i-a.
C. Hiểu ra ai cũng đặc điểm riêng, chê bạn không đúng nên đã chủ động rủ A-i-a chơi.
- D. Hiểu ra ai cũng đặc điểm riêng, chê bạn là ý kiến cá nhân của riêng mình.
Câu 23: Cậu bé đã có sự thay đổi tâm trạng như thế nào trong ngày đầu tiên đến trường?
- A. Cậu bé thấy con đường khác lạ vì chúng đã được trồng thêm rất nhiều cây xanh
- B. Cậu bé thấy con đường khác lạ, thấy cảnh vật trở nên thân thương hơn.
C. Cậu bé thấy con đường khác lạ, thấy cảnh vật xung quanh thay đổi vì lòng cậu đang có sự thay đổi lớn: Hôm nay cậu đi học.
- D. Cậu bé thấy con đường khác lạ, thấy cảnh vật xung quanh trở nên buồn rầu vì cậu sắp phải xa nhà.
Câu 24: Đâu không phải biểu hiện của tinh thần yêu nước?
- A. Học tập tốt, lao động hăng say.
B. Tuyên truyền những điều không hay về nhà nước.
- C. Tìm hiểu các truyền thống văn hóa dân tộc.
- D. Ghi chép lại các sự kiện lịch sử trọng đại.
Câu 25: Nắng xuống núi diễn tả điều gì?
- A. Trời đang rất nắng.
B. Nắng đang tắt dần.
- C. Nắng bừng lên.
- D. Nắng đầy trời.
Bình luận