Tắt QC

Trắc nghiệm ôn tập Ngữ văn 11 chân trời sáng tạo giữa học kì 2 ( Đề số 1)

Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Ngữ văn 11 giữa học kì 2 sách chân trời sáng tạo. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Dòng nào nói đúng nhất về năm sinh năm mất của nhà văn Bùi Hiển?

  • A. Sinh năm 1919 mất năm 2008
  • B. Sinh năm 1919 mất năm 2019
  • C. Sinh năm 1919 mất năm 2009
  • D. Sinh năm 1918 mất năm 2007

Câu 2: Nguyễn Huy Thiệp sinh ra ở đâu?

  • A. Thái Bình
  • B. Hà Tĩnh
  • C. Nghệ An
  • D. Thái Nguyên

Câu 3: Trong muối của rừng, hành động của con khỉ cái sau khi khỉ đực bị bắn hạ là gì?

  • A. Nó hoảng loạn khiếp sợ nhưng vẫn cố đến gần nâng khỉ đực dậy
  • B. Nó sợ hãi và bỏ trốn thật nhanh
  • C. Nó vẫn ôm theo khỉ con để chạy
  • D. Nó vẫn điềm nhiên nhìn ông Diểu ánh mắt thù hận

Câu 4: Trong Muối của rừng, vì sao ông Diểu sợ hãi khi đuổi theo con khỉ con để giành lại súng?

  • A. Vì ông cảm nhận được sự kinh dị và tử khi từ dưới miệng vực bốc lên
  • B. Vì ông bị con khỉ con giành súng và nó chĩa súng về phía ông
  • C. Vì ông gặp ma
  • D. Vì ông sợ hãi tột cùng vì suýt bị rơi xuống vực

Câu 5: Thời gian nào được nhắc đến trong mở đầu truyện ngắn Chiều sương?

  • A. Trung tuần tháng Giêng
  • B. Đầu tháng Giêng
  • C. Cuối tháng Giêng
  • D. Đầu tháng Chạp

Câu 6: Trong Muối của rừng, khi rừng kết muối là điểm báo gì?

  • A. Đất nước thanh bình mùa màng phong túc
  • B. Điềm báo nạn dịch hoành hành khắp nơi
  • C. Điềm báo những nguy hiểm cận kề cho người đi rừng
  • D. Điềm báo một năm đầy chông gai thử thách

Câu 7: Câu “Tre, nứa, trúc, mai, vầu giúp người trăm nghìn công việc khác nhau” có vị ngữ là?

  • A. Tre, nứa, trúc, mai, vầu
  • B. Giúp người trăm công nghìn việc khác nhau
  • C. Trăm công nghìn việc khác nhau
  • D. Không xác định được

Câu 8: Chủ ngữ ở câu trên có cấu tạo như thế nào?

  • A. Danh từ
  • B. Động từ
  • C. Cụm đại từ
  • D. Cụm danh từ

Câu 9: Trong Chiều sương, thái độ của Lão Nhiệm Bình khi kể lại câu chuyện ma cho nhân vật Chàng là gì?

  • A. Sợ hãi, bồi hồi
  • B. Lo lắng, run sợ
  • C. Điềm tĩnh, thản nhiên pha chút vui đùa
  • D. Cợt nhả, bỡn cợt

Câu 10: Trong muối của rừng, loài hoa được mệnh danh là Muối của rừng có tên là gì?

  • A. Hoa tử huyền
  • B. Hoa ban
  • C. Hoa xuyến chi
  • D. Hoa muồng

Câu 11: Cảnh vật làng chài vào chiều xuân hiện lên như thế nào qua cảm nhận của tác giả văn bản Chiều sương?

  • A. Sương bay từng luồng, cảnh vật tĩnh lặng
  • B. Huyên náo, nhộn nhịp
  • C. Tiếng trẻ con ríu rít cười đùa
  • D. U mê một màu thê lương ảm đạm đến rợn người

Câu 12: Điền vào chỗ trống:" Câu có thể có......... chủ ngữ" :

  • A. 1
  • B. một hoặc nhiều
  • C. 2 hoặc nhiều hơn 2
  • D. 2

Câu 13: Vấn đề chủ yếu trong đoạn trích Trao duyên của sách giáo khoa là gì ?

  • A. Thân phận người phụ nữ
  • B. Bi kịch về thân phận và tình yêu của Kiều
  • C. Phẩm cách cao đẹp của Kiều
  • B. Bi kịch về thân phận và tình yêu của Kiều
  • D. Mối tình bất đắc dĩ của Vân – Trọng

Câu 14: Dòng nào sau đây xác định không đúng vị trí của việc Thúy Kiều trao duyên cho Thúy Vân ?

  • A. Sau việc bọn sai nha ập tới bắt cha và em trai Kiều
  • B. Sau khi Kiều bán mình chuộc cha
  • C. Trước đêm Kim Trọng và Thúy Kiều thề nguyện
  • D. Sau khi Kim Trọng phải đi hộ tang chú ở Liêu Dương

Câu 15: Đoạn trích Trao duyên thể hiện tài năng nghệ thuật xuất sắc của Nguyễn Du ở đâu?

  • A. Việc tạo tình huống.
  • B. Việc vận dụng các thành ngữ.
  • C. Việc miêu tả nội tâm nhân vật.
  • D. Việc xây dựng đối thoại.

Câu 16: Vì sao ông Diểu sợ hãi khi đuổi theo con khỉ con để giành lại súng?

  • A. Vì ông cảm nhận được sự kinh dị và tử khi từ dưới miệng vực bốc lên
  • B. Vì ông bị con khỉ con giành súng và nó chĩa súng về phía ông
  • C. Vì ông gặp ma
  • D. Vì ông sợ hãi tột cùng vì suýt bị rơi xuống vực

Câu 17: Theo quan điểm của nhân vật Chàng thì mối quan hệ giữa cõi âm và cõi dương là gì?

  • A. Nương nhau vấn vít
  • B. Không liên quan gì đến nhau
  • C. Mật thiết với nhau
  • D. Không có suy nghĩ gì

Câu 18: Cách giải thích thế nào về nghĩa của từ không đúng?

  • A. Đọc nhiều lần là từ cần được giải thích
  • B. Trình bày khái niệm mà từ biểu thị
  • C. Dùng từ đồng nghĩa để giải thích
  • D. Dùng từ trái nghĩa để giải thích

Câu 19: Ý nào sau đây chưa chính xác?

Bài thơ Đọc Tiểu Thanh kí là tiếng khóc...

  • A. Cho những mảnh đời bất hạnh.
  • B. Cho chính mình.
  • C. Cho tất cả mọi người.
  • D. Cho những kiếp tài hoa.

Câu 20: Thành công quan trọng và đặc sắc nhất về nghệ thuật của Nguyễn Du trong đoạn trích này là gì ?

  • A. Miêu tả tâm lí nhân vật
  • B. Lựa chọn, sử dụng từ ngữ, hình ảnh
  • C. Dựng đối thoại, độc thoại
  • D. Tạo tình huống đầy mâu thuẫn

 


Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác