Tắt QC

Trắc nghiệm ôn tập Ngữ văn 11 chân trời sáng tạo cuối học kì 2 (Đề số 2)

Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Ngữ văn 11 cuối học kì 2 sách chân trời sáng tạo. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Truyện ngắn Chiều sương của ai:

  • A. Bùi Hiển
  • B. Đoàn Giỏi
  • C. Nguyễn Minh Châu
  • D. Nguyễn Thành Trung

Câu 2: Theo tác giả văn bản Chiều sương, trong đoàn thuyền của Xin Kính ngày đó đa số mọi người có trở về không?

  • A. Không một ai sống sót trở về
  • B. Chỉ có duy nhất Hoe Chước sống sót
  • C. Hầu như tất cả đều sống sót một cách kì lạ
  • D. Tất cả đều sống sót

Câu 3: Nguyễn Huy Thiệp sinh và mất năm nào?

  • A. 1950 -2021
  • B. 1960-2021
  • C. 1951-2021
  • D. 1951-2020

Câu 4: Trong Muối của rừng, vì sao sau khi bắn hạ khỉ bố, ông Diểu lại thấy run sợ?

  • A. Vì sự hỗn loạn của bầy khỉ
  • B. Vì ông vừa làm điều ác
  • C. Vì nó tấn công ông
  • D. Vì ông Diểu bắn vào người

Câu 5: Trong Muối của rừng, vì sao ông Diểu sợ hãi khi đuổi theo con khỉ con để giành lại súng?

  • A. Vì ông cảm nhận được sự kinh dị và tử khi từ dưới miệng vực bốc lên
  • B. Vì ông bị con khỉ con giành súng và nó chĩa súng về phía ông
  • C. Vì ông gặp ma
  • D. Vì ông sợ hãi tột cùng vì suýt bị rơi xuống vực

Câu 6: Trong Chiều sương, thái độ của Lão Nhiệm Bình khi kể lại câu chuyện ma cho nhân vật Chàng là gì?

  • A. Sợ hãi, bồi hồi
  • B. Lo lắng, run sợ
  • C. Điềm tĩnh, thản nhiên pha chút vui đùa
  • D. Cợt nhả, bỡn cợt

Câu 7: Vì sao tác giả lại đồng cảm với nàng Tiểu Thanh?

  • A. Vì Tiểu Thanh cô độc, không có ai đồng cảm.
  • B. Vì Tiểu Thanh đẹp và có tài.
  • C. Vì tác giả tự thấy mình cùng chung thân phận với nàng Tiểu Thanh.
  • D. Vì Tiểu Thanh phải sống kiếp làm vợ lẽ.

Câu 8: Câu thơ "Keo loan chắp mối tơ thừa mặc em" (trích Trao duyên của Nguyễn Du) diễn tả tâm trạng gì của Thúy Kiều khi trao duyên cho em?

  • A. Kiều xót xa khi mối duyên nàng trao cho em không trọn vẹn.
  • B. Nàng hiểu và cảm thông cho hoàn cảnh của Thúy Vân nên không muốn ép uổng em.
  • C. Kiều cay đắng khi nghĩ đến việc phải trao tình yêu đầu trong sáng và sâu sắc cho em.
  • D. Kiều lo lắng cho tương lai của em và Kim Trọng sau buổi trao duyên này.

Câu 9: Đoạn trích Trao duyên thể hiện tài năng nghệ thuật xuất sắc của Nguyễn Du trong:

  • A. việc tạo tình huống.
  • B. việc vận dụng các thành ngữ.
  • C. việc miêu tả nội tâm nhân vật.
  • D. việc xây dựng đối thoại.

Câu 10: Cái tài của nàng Tiểu Thanh được nói đến trong câu thơ nào?

  • A. Văn chương vô mệnh lụy phần dư
  • B. Độc điếu song tiền nhất chỉ thư
  • C. Tây hồ hoa uyển tẫn thành khư
  • D. Chi phấn hữu thần liên tử hậu

Câu 11: Trong Muối của rừng, khu vực đáng sợ nhất trong thung lũng có tên là gì?

  • A. Hang Cọp
  • B. Hang Thung Lũng
  • C. Hõm Chết
  • D. Tử Thần

Câu 12: Câu nào trong các câu dưới đây có chủ ngữ là động từ?

  • A. Đi học là niềm vui của trẻ em.
  • B. Mặt trời ló rạng trên mặt biển vẫn còn hơi sương.
  • C. Nắng e ấp trên các cành cây còn ướt đẫm hơi sương.
  • D. Mùa xuân mong ước đã đến.

Câu 13: Trong Muối của rừng, hành động của con khỉ cái sau khi khỉ đực bị bắn hạ là gì?

  • A. Nó sợ hãi và bỏ trốn thật nhanh
  • B. Nó hoảng loạn khiếp sợ nhưng vẫn cố đến gần nâng khỉ đực dậy
  • C. Nó vẫn ôm theo khỉ con để chạy
  • D. Nó vẫn điềm nhiên nhìn ông Diểu ánh mắt thù hận

Câu 14: Thành phần chính của câu là gì?

  • A. Là thành phần không bắt buộc
  • B. Là thành phần bắt buộc
  • C. Là thành phần vô cùng ít trong câu
  • D. Là thành phần bắt buộc phải có mặt trong câu để câu có cấu tạo hoàn chỉnh và diễn đạt được một số ý trọn vẹn

Câu 15: Câu thơ nào thể hiện sâu sắc nhất đồng cảm của tác giả với nàng Tiểu Thanh?

  • A. Hai câu đề
  • B. Hai câu luận
  • C. Hai câu thực
  • D. Hai câu kết

Câu 16: Trong bài “Độc Tiểu Thanh kí” của Nguyễn Du, tâm sự bi thương của tác giả được diễn đạt qua:

  • A. Hai câu đề
  • B. Hai câu thực
  • C. Hai câu luận
  • D. Hai câu kết

Câu 17: Trong Chiều sương, cảnh vật làng chài vào chiều xuân hiện lên như thế nào qua cảm nhận của tác giả?

  • A. Sương bay từng luồng, cảnh vật tĩnh lặng
  • B. Huyên náo, nhộn nhịp
  • C. Tiếng trẻ con ríu rít cười đùa
  • D. U mê một màu thê lương ảm đạm đến rợn người

Câu 18: Ý nào sau đây chưa chính xác?

Bài thơ Đọc Tiểu Thanh kí là tiếng khóc...

  • A. Cho những mảnh đời bất hạnh.
  • B. Cho chính mình.
  • C. Cho tất cả mọi người.
  • D. Cho những kiếp tài hoa.

Câu 19: Theo quan điểm của nhân vật Chàng thì mối quan hệ giữa cõi âm và cõi dương là gì?

  • A. Không liên quan gì đến nhau
  • B. Nương nhau vấn vít
  • C. Mật thiết với nhau
  • D. Không có suy nghĩ gì

Câu 20: Hai từ son phấn và văn chương gợi đến vẻ đẹp gì của Tiểu Thanh?

  • A. Trí tuệ và tâm hồn
  • B. Trí tuệ và tài năng
  • C. Nhan sắc và đức hạnh
  • D. Sắc đẹp và tài năng

 


Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác