Tắt QC

Trắc nghiệm ôn tập Khoa học tự nhiên 6 kết nối tri thức học kì 2 (Phần 2)

Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 6 kết nối tri thức ôn tập học kì 2 (Phần 2) có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Hệ thống phân loại sinh vật bao gồm các giới nào?

  • A. Động vật, Thực vật, Nấm.                       
  • B. Nấm, Nguyên sinh, Thực vật, Virus.
  • C. Khởi sinh, Động vật, Thực vật, Nấm, Virus.
  • D. Khởi sinh, Nguyên sinh, Nấm, Thực vật, Động vật.

Câu 2: Khi tiến hành xây dựng khóa lưỡng phân để phân loại một nhóm sinh vật cần tuân thủ theo nguyên tắc nào?

  • A. Từ một tập hợp sinh vật ban đầu tách thành hai nhóm có những đặc điểm đối lập nhau.
  • B. Từ một tập hợp sinh vật ban đầu tách thành hai nhóm có cơ quan di chuyển khác nhau.
  • C. Từ một tập hợp sinh vật ban đầu tách thành hai nhóm có môi trường sống khác nhau.
  • D. Từ một tập hợp sinh vật ban đầu tách thành hai nhóm có kiểu dinh dưỡng khác nhau.

Câu 3: Điền vào chỗ trống: ..... là dụng cụ thích hợp để sử dụng để quan sát vi khuẩn.

  • A. Kính lúp.                     
  • B. Kính hiển vi.
  • C. Kính soi nổi.               
  • D. Kính viễn vọng.

Câu 4: Quan sát hình dưới đây và xác định cấu tạo của virus bằng cách lựa chọn đáp án đúng.

TRẮC NGHIỆM

  • A. (1) Vỏ ngoài, (2) Vỏ protein, (3) Phần lõi.
  • B. (1) Vỏ protein, (2) Vỏ ngoài, (3) Phần lõi.
  • C. (1) Phần lõi, (2) Vỏ protein, (3) Vỏ ngoài.
  • D. (1) Vỏ ngoài, (2) Phần lõi, (3) Vỏ protein.

Câu 5: Trùng kiết lị kí sinh ở đâu trên cơ thể người?

  • A. Dạ dày.             
  • B. Phổi.                 
  • C. Ruột.                 
  • D. Não.

Câu 6: Bào tử đảm là cơ quan sinh sản của loại nấm nào sau đây?

  • A. Nấm hương.               
  • B. Nấm bụng dê.
  • C. Nấm mốc.                 
  • D. Nấm men.

Câu 7: Trong các nhóm cây sau đây, nhóm gồm các cây thuộc ngành Hạt kín là?

  • A. Cây dương xỉ, cây hoa hồng, cây ổi, cây rêu. 
  • B. Cây nhãn, cây hoa ly, cây bào tấm, cây vạn tuế.
  • C. Cây bưởi, cây táo, cây hồng xiêm, cây lúa.
  • D. Cây thông, cây rêu, cây lúa, cây vạn tuế.

Câu 8: Bộ phận nào dưới đây chỉ xuất hiện ở ngành Hạt trần mà không xuất hiện ở các ngành khác?

  • A. Quả.                 
  • B. Rễ.                 
  • C. Hoa.               
  • D. Noãn.

Câu 9: Trong các sinh cảnh sau, sinh cảnh nào có đa dạng sinh học lớn nhất?

  • A. Hoang mạc.                               
  • B. Rừng ôn đới.
  • C. Rừng mưa nhiệt đới.             
  • D. Đài nguyên.

Câu 10: Đâu là phát biểu sai?

  • A. Lực chỉ có tác dụng làm vật biến đổi chuyển động.
  • B. Tác dụng đẩy, kéo của vật này lên vật khác gọi là lực.
  • C. Lực được phân thành: lực không tiếp xúc và lực tiếp xúc.
  • D. Lực có thể vừa làm cho vật biến dạng vừa làm cho vật biến đổi chuyển động.

Câu 11: Muốn biểu diễn một vectơ lực chúng ta cần phải biết các yếu tố:

  • A. Hướng của lực.
  • B. Điểm đặt, phương, chiều của lực.
  • C. Điểm đặt, phương, độ lớn của lực.
  • D. Điểm đặt, phương, chiều và độ lớn của lực.

Câu 12: Giả sử một chiếc lò xo có chiều dài ban đầu là l0, khi chịu tác dụng của một lực, chiều dài lò xo là l1 (l1>l0). Độ biến dạng của lò xo khi đó là:

  • A. l
  • B. l0
  • C. l0 – l1
  • D. l– l0

Câu 13: Một quyển sách nằm yên trên mặt bàn, lực hấp dẫn do Trái Đất tác dụng vào quyển sách có độ lớn

  • A. Lớn hơn trọng lượng của quyển sách.
  • B. Nhỏ hơn trọng lượng của quyển sách.
  • C. Bằng trọng lượng của quyển sách.
  • D. Bằng 0.

Câu 14: Chọn phát biểu đúng?

  • A. Lực ma sát là lực xuất hiện khi một vật trượt trên bề mặt một vật khác.
  • B. Lực ma sát là lực xuất hiện khi một vật lăn trên bề mặt một vật khác.
  • C. Lực ma sát vừa có lợi vừa có hại.
  • D. Lực ma sát là lực không tiếp xúc.

Câu 15: Trong các trường hợp sau, trường hợp nào chịu lực cản của không khí?

  • A. Chiếc thuyền đang chuyển động.
  • B. Con cá đang bơi.
  • C. Bố em đang đi bộ trên bãi biển.
  • D. Mẹ em đang rửa rau.

Câu 16: Đâu là ký hiệu của đơn vị đo năng lượng?

  • A. Kg.N.               
  • B. Kg.
  • C. N.                 
  • D. J.

Câu 17: Vật ở trên cao so với mặt đất có năng lượng gọi là …

  • A. Nhiệt năng.
  • B. Thế năng đàn hồi.
  • C. Thế năng hấp dẫn.
  • D. Động năng.

Câu 18: Điền từ còn thiếu vào chỗ trống: Hoá năng lưu trữ trong thực phẩm, khi ta ăn được chuyển hoá thành… giúp ta đạp xe.

  • A. Nhiệt năng.
  • B. Động năng.
  • C. Thế năng.
  • D. Quang năng.                 

Câu 19: Năng lượng hao phí khi ô tô chạy trên đường gồm có:

(1) Nhiệt năng làm nóng động cơ.

(2) Khí thải ra môi trường.

(3) Ma sát giữa bánh xe và mặt đường.

  • A. (1), (2)
  • B. (2), (3)
  • C. (1), (3)
  • D. (1), (2), (3)       

Câu 20: Có bao nhiêu phát biểu dưới đây đúng về năng lượng mặt trời?

- Năng lượng không có sẵn.               

- Giá thành và chi phí lắp đặt cao.

- Vẫn còn rác thải là các pin mặt trời.                 

- Không tồn tại lâu dài.

  • A. 1
  • B. 4
  • C. 3
  • D. 2

Câu 21: Cách sử dụng đèn thắp sáng nào dưới đây không tiết kiệm điện năng?

  • A. Dùng bóng đèn compact thay cho bóng đèn dây tóc.                           
  • B. Tắt đèn khi ra khỏi phòng quá 15 phút.
  • C. Bật đèn cả khi phòng có đủ ánh sáng tự nhiên chiếu vào.                   
  • D. Chỉ bật bóng đèn đủ sáng gần nơi sử dụng.

Câu 22: Hoạt động nào dưới đây giúp tiết kiệm năng lượng trong gia đình?

  • A. Ra khỏi phòng quá 10 phút không tắt điện.                             
  • B. Bật tất cả đèn trong phòng khi ngồi ở bàn học.
  • C. Dùng ánh sáng tự nhiên và không bật đèn khi ngồi học cạnh cửa sổ.                   
  • D. Bật bình nóng lạnh thật lâu trước khi tắm.

Câu 23: Hoạt động nào sau đây là sử dụng năng lượng hiệu quả?

  • A. Các thiết bị điện khi không sử dụng nên để ở chế độ chờ.               
  • B. Để vòi nước mở qua đêm.
  • C. Sử dụng bóng đèn dây tóc thay vì đèn led.                 
  • D. Sử dụng điện mặt trời trong trường học.

Câu 24: Nhà máy điện nào thường gây ô nhiễm môi trường nhiều nhất?

  • A. Nhà máy phát điện gió.
  • B. Nhà máy phát điện dùng pin mặt trời.
  • C. Nhà máy thuỷ điện.
  • D. Nhà máy nhiệt điện.

Câu 25: Trong nhà máy nhiệt điện, tác nhân trực tiếp làm quay tuabin là:

  • A. Nhiên liệu.               
  • B. Hơi nước.
  • C. Nước.             
  • D. Quạt gió.

Xem đáp án

Bình luận

Giải bài tập những môn khác

Giải sgk 6 KNTT

Giải SBT lớp 6 kết nối tri thức

Giải SBT ngữ văn 6 kết nối tri thức
Giải SBT Toán 6 kết nối tri thức
Giải SBT Khoa học tự nhiên 6 kết nối tri thức
Giải SBT Lịch sử và địa lí 6 kết nối tri thức
Giải SBT tin học 6 kết nối tri thức
Giải SBT công dân 6 kết nối tri thức
Giải SBT công nghệ 6 kết nối tri thức
Giải SBT tiếng Anh 6 kết nối tri thức
Giải SBT hoạt động trải nghiệm 6 kết nối tri thức
Giải SBT âm nhạc 6 kết nối tri thức
Giải SBT mĩ thuật 6 kết nối tri thức

Giải sgk 6 CTST

Giải SBT lớp 6 chân trời sáng tạo