Trắc nghiệm ôn tập Khoa học tự nhiên 6 kết nối tri thức học kì 2 (Phần 1)
Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 6 kết nối tri thức ôn tập học kì 2 (Phần 1) có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Tiêu chí nào sau đây được dùng để phân loại sinh vật?
(1) Đặc điểm tế bào
(2) Mức độ tổ chức cơ thể
(3) Môi trường sống
(4) Vai trò trong tự nhiên và thực tiễn
(5) Kiểu dinh dưỡng
- A. (1), (2), (3), (4).
- B. (2), (3), (4), (5).
C. (1), (2), (3), (5).
- C. (1), (3), (4), (5).
Câu 2: Có bao nhiêu bước để xây dựng khoá lưỡng phân?
- A. 2 bước.
- B. 3 bước.
C. 4 bước.
- D. 5 bước.
Câu 3: Đâu là khái niệm đúng về vi khuẩn?
A. Nhóm sinh vật có cấu tạo nhân sơ, kích thước hiển vi.
- B. Nhóm sinh vật có cấu tạo nhân thực, kích thước hiển vi.
- C. Nhóm sinh vật chưa có cấu tạo tế bào, kích thước hiển vi.
- D. Nhóm sinh vật chưa có cấu tạo tế bào, kích thước siêu hiển vi.
Câu 4: Vật chất di truyền của một virus là?
- A. ARN và AND.
- B. ARN và gai glycoprotein.
- C. ADN hoặc gai glycoprotein.
D. ADN hoặc ARN.
Câu 5: Nội dung nào dưới đây là đúng khi nói về nguyên sinh vật?
- A. Nguyên sinh vật là nhóm sinh vật đơn bào, nhân thực, có kích thước hiển vi.
- B. Nguyên sinh vật là nhóm động vật đơn bào, nhân thực, có kích thước hiển vi.
C. Hầu hết nguyên sinh vật là cơ thể đơn bào, nhân thực, có kích thước hiển vi. Một số có cấu tạo đa bào, kích thước lớn, có thể nhìn thấy bằng mắt thường.
- D. Hầu hết nguyên sinh vật là cơ thể đa bào, nhân thực, kích thước lớn, có thể nhìn thấy rất rõ bằng mắt thường.
Câu 6: Khẳng định nào sau đây là đúng?
A. Nấm là sinh vật đơn bào hoặc đa bào nhân thực.
- B. Nấm hương, nấm mốc là đại diện thuộc nhóm nấm túi.
- C. Chỉ có thể quan sát nấm dưới kính hiển v.
- D. Tất cả các loài nấm đều có lợi cho con người.
Câu 7: Trong tự nhiên, nấm có vai trò gì?
- A. Lên men bánh, bia, rượu…
- B. Cung cấp thức ăn.
- C. Dùng làm thuốc.
D. Tham gia phân hủy chất thải động vật và xác sinh vật.
Câu 8: Bộ phận nào dưới đây chỉ xuất hiện ở ngành Hạt trần mà không xuất hiện ở các ngành khác?
- A. Quả.
- B. Rễ.
- C. Hoa.
D. Noãn.
Câu 9: Đa dạng sinh học không biểu thị ở tiêu chí nào sau đây
- A. Đa dạng nguồn gen.
- B. Đa dạng hệ sinh thái.
- C. Đa dạng loài.
D. Đa dạng môi trường.
Câu 10: Đâu là phát biểu sai?
A. Lực chỉ có tác dụng làm vật biến đổi chuyển động.
- B. Tác dụng đẩy, kéo của vật này lên vật khác gọi là lực.
- C. Lực được phân thành: lực không tiếp xúc và lực tiếp xúc.
- D. Lực có thể vừa làm cho vật biến dạng vừa làm cho vật biến đổi chuyển động.
Câu 11: Dụng cụ dùng để đo độ lớn của lực là?
A. Lực kế.
- B. Tốc kế.
- C. Nhiệt kế.
- D. Cân.
Câu 12: Chọn phát biểu đúng trong các phát biểu sau đây?
- A. Lò xo luôn lấy lại được hình dạng ban đầu khi thôi tác dụng lực.
- B. Khi lò xo bị kéo dãn thì chiều dài lúc sau ngắn hơn chiều dài ban đầu.
C. Lực đàn hồi của lò xo có chiều ngược với chiều biến dạng của lò xo.
- D. Độ biến dạng của lò xo là độ dãn của lò xo.
Câu 13: Đâu là công thức đúng để tính trọng lượng của một vật?
A. P = 10 m.
- B. P = m.
- C. P = 0,1 m.
- D. m = 10 P.
Câu 14: Chọn phát biểu đúng?
- A. Lực ma sát là lực xuất hiện khi một vật trượt trên bề mặt một vật khác.
- B. Lực ma sát là lực xuất hiện khi một vật lăn trên bề mặt một vật khác.
C. Lực ma sát vừa có lợi vừa có hại.
- D. Lực ma sát là lực không tiếp xúc.
Câu 15: Trong các trường hợp sau, trường hợp nào chịu lực cản của nước?
- A. Quả dừa rơi từ trên cây xuống.
B. Bạn Lan đang tập bơi.
- C. Bạn Hoa đi xe đạp tới trường.
- D. Chiếc máy bay đang bay trên bầu trời.
Câu 16: Ưu điểm nổi bật của nhà máy thủy điện là?
- A. Tiền đầu tư không lớn.
- B. Việc xây dựng nhà máy là đơn giản.
- C. Có thể hoạt động tốt trong cả mùa mưa và mùa nắng.
D. Tránh được ô nhiễm môi trường.
Câu 17: Năng lượng mà một vật có được do chuyển động được gọi là …
- A. Thế năng.
B. Động năng.
- C. Nhiệt năng.
- D. Cơ năng.
Câu 18: Hoá năng dự trữ trong bao diêm khi cọ xát với vỏ bao diêm được chuyển hoá thành:
- A. Nhiệt năng.
- B. Quang năng.
C. Nhiệt năng và quang năng.
- D. Điện năng.
Câu 19: Khi một chiếc tủ lạnh hoạt động bình thường thì trường hợp nào dưới đây không phải là năng lượng hao phí?
- A. Làm nóng động cơ của tủ lạnh.
B. Duy trì nhiệt độ ổn định trong tủ lạnh để bảo quản thức ăn.
- C. Tiếng ồn phát ra từ tủ lạnh.
- D. Đưa thức ăn vào tủ khi còn quá nóng.
Câu 20: Năng lượng nào sau đây là năng lượng tái tạo?
A. Sinh khối.
- B. Khí tự nhiên.
- C. Xăng.
- D. Than đá.
Câu 21: Đâu không phải lợi ích mà tiết kiệm năng lượng đem lại?
- A. Tiết kiệm chi phí.
- B. Bảo tồn các nguồn năng lượng không tái tạo.
- C. Góp phần giảm lượng chất thải, giảm ô nhiễm môi trường.
D. Khiến cho các chi phí phải trả tăng thêm.
Câu 22: Biện pháp nào sau đây là tiết kiệm năng lượng?
- A. Để các thực phẩm có nhiệt độ cao vào tủ lạnh
- B. Để điều hòa ở mức dưới 200C..
C. Tắt các thiết bị điện khi không sử dụng.
- D. Bật lò vi sóng trong phòng có máy lạnh.
Câu 23: Biện pháp nào sau đây là không tiết kiệm năng lượng?
- A. Chỉ dùng máy giặt khi có đủ lượng quần áo để giặt.
- B. Để điều hòa ở mức 260C.
- C. Tắt các thiết bị điện khi không sử dụng.
D. Sử dụng bóng đèn dây tóc chiếu sáng cho gia đình.
Câu 24: Cho các biện pháp sau đây:
- a) Sử dụng ánh nắng mặt trời để làm khô quần áo ướt thay vì dùng máy sấy khô quần áo.
- b) Dùng đèn LED để thắp sáng thay thế đèn huỳnh quang hoặc đèn sợi đốt.
- c) Tận dụng ánh sáng tự nhiên thay vì dùng đèn thắp sáng vào ban ngày.
- d) Bật tivi xem cả ngày.
e) Tắt vòi nước trong khi đánh răng.
g) Đổ thật nhiều nước khi luộc thực phẩm.
Có bao nhiêu biện pháp ở trên giúp tiết kiệm năng lượng?
- A. 5.
- B. 3.
- C. 2.
D. 4.
Câu 25: Biện pháp nào sau đây không gây lãng phí năng lượng trong trường học?
A. Tắt các thiết bị điện khi ra về.
- B. Sử dụng nước uống để giặt khăn lau, rửa tay,...
- C. Trong giờ thể dục giữa giờ, quạt trần, bóng điện trong lớp vẫn hoạt động.
- D. Cả B và C đều đúng.
Giải bài tập những môn khác
Giải sgk 6 KNTT
Giải SBT lớp 6 kết nối tri thức
Giải SBT ngữ văn 6 kết nối tri thức
Giải SBT Toán 6 kết nối tri thức
Giải SBT Khoa học tự nhiên 6 kết nối tri thức
Giải SBT Lịch sử và địa lí 6 kết nối tri thức
Giải SBT tin học 6 kết nối tri thức
Giải SBT công dân 6 kết nối tri thức
Giải SBT công nghệ 6 kết nối tri thức
Giải SBT tiếng Anh 6 kết nối tri thức
Giải SBT hoạt động trải nghiệm 6 kết nối tri thức
Giải SBT âm nhạc 6 kết nối tri thức
Giải SBT mĩ thuật 6 kết nối tri thức
Bình luận