Tắt QC

Trắc nghiệm ôn tập Khoa học tự nhiên 6 kết nối tri thức học kì 1 (Phần 5)

Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 6 kết nối tri thức ôn tập học kì 1 (Phần 5) có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Khoa học tự nhiên không nghiên cứu về lĩnh vực:

  • A. Các hiện tượng tự nhiên.
  • B. Các tính chất của tự nhiên.
  • C. Các quy luật tự nhiên.
  • D. Các tác phẩm văn học.

Câu 2: Các biển báo viền đỏ biểu thị:

  • A. Cấm thực hiện.
  • B. Bắt buộc thực hiện.
  • C. Cảnh báo nguy hiểm.
  • D. Cảnh báo cực kỳ nguy hiểm.

Câu 3: Cấu tạo của kính lúp:

  • A. Ống kính, khung kính, vật kính.
  • B. Ống kính, khung kính, tay cầm.
  • C. Khung kính, tay cầm.
  • D. Mặt kính, khung kính, tay cầm.

Câu 4: Hệ thống điều chỉnh độ dịch chuyển của ống kính gồm:

  • A. Vật kính, thị kính.
  • B. Chân kính, thân kính, bàn kính, kẹp giữ mẫu.
  • C. Đèn, gương, màn chắn sáng.
  • D. Ốc to, ốc nhỏ.

Câu 5: Chọn câu đúng trong các câu sau:

  • A. Độ chia nhỏ nhất của thước là độ dài giữa 2 vạch chia liên tiếp trên thước.
  • B. Độ chia nhỏ nhất của thước là chiều dài nhỏ nhất của vật mà thước có thể đo được.
  • C. Độ chia nhỏ nhất của thước là 1mm.
  • D. Độ chia nhỏ nhất của thước là khoảng cách giữa hai vạch có in số liên tiếp của thước.

Câu 6: Dụng cụ nào sau đây không dùng để đo khối lượng?

  • A. Cân y tế.                   
  • B. Cân điện tử.
  • C. Cân đồng hồ.               
  • D. Cân bằng.

Câu 7: Người ta sử dụng dụng cụ nào để đo thời gian?

  • A. Cân đồng hồ.
  • B. Điện thoại.
  • C. Đồng hồ.
  • D. Máy tính.

Câu 8: Chọn đáp án đúng:

  • A. Tốc kế dùng để đo nhiệt độ.
  • B. Nhiệt kế dùng để đo nhiệt độ.
  • C. Nhiệt kế dùng để đo tốc độ.
  • D. Đồng hồ kế dùng để đo nhiệt độ.

Câu 9: Khi nói về chất, phát biểu nào dưới đây không đúng?

  • A. Mỗi vật thể chỉ có một chất duy nhất.
  • B. Mọi vật thể đều được tạo thành từ chất.
  • C. Ở đâu có vật thể ở đó có chất.
  • D. Một chất có thể có trong nhiều vật thể.

Câu 10: Chất nào sau đây ở thể lỏng?

  • A. Đá vôi.
  • B. Thủy ngân.
  • C. Khí oxygen.
  • D. Lưu huỳnh.

Câu 11: Khí nào có phần trăm thể tích lớn nhất trong không khí?

  • A. Cacbodioxit. 
  • B. Heli.
  • C. Oxygen.
  • D.  Nitơ.

Câu 12: Cho các vật liệu sau: nhựa, thủy tinh, gốm, đá vôi, thép. Số vật liệu nhân tạo là:

  • A.3                                 
  • B. 2                           
  • C. 5                               
  • D. 4

Câu 13: Cây mía là nguyên liệu chính để sản xuất:

  • A. Muối ăn.                               
  • B. Nước mắm.                       
  • C. Dầu ăn.                             
  • D. Đường ăn.

Câu 14: Nhiên liệu nào sau đây không phải nhiên liệu hóa thạch?

  • A. Than đá.
  • B. Ethanol. 
  • C. Khí tự nhiên.
  • D. Dầu mỏ.

Câu 15: Cây trồng nào sau đây được coi là cây lương thực ?

  • A. Dừa.
  • B. Mía.
  • C. Lúa.
  • D. Thốt nốt.

Câu 16: Chất nào sau đây tan nhiều trong nước nóng?

  • A. Đường.                                       
  • B. Nến.
  • C. Khí carbon dioxide.                     
  • D. Dầu ăn.

Câu 17: Phương pháp lắng là:

  • A. Sự tách chất dựa vào sự khác nhau về kích thước hạt.
  • B. Sự tách chất dựa vào sự khác nhau ở mức độ nặng nhẹ.
  • C. Sự tách chất dựa vào sự khác nhau về tính bay hơi.
  • D. Sự tách chất dựa vào sự khác nhau về khả năng tan trong các dung môi khác nhau.

Câu 18: Vật nào sau đây có cấu tạo từ tế bào?

  • A. Xe ô tô.                       
  • B. Cây cầu.
  • C. Cây bạch đàn.           
  • D. Ngôi nhà.

Câu 19: Quan sát hình và cho biết mũi tên số (1) đang chỉ vào thành phần nào của tế bào?

TRẮC NGHIỆM

  • A. Màng tế bào.               
  • B. Chất tế bào.
  • C. Nhân tế bào.               
  • D. Vùng nhân.

Câu 20: Tế bào phân chia theo bao nhiêu bước?

  • A. 2 bước.                     
  • B. 3 bước.
  • C. 4 bước.                     
  • D. 5 bước.

Câu 21: Đặc điểm nào dưới đây không có ở cơ thể sinh vật?

  • A. Cảm ứng.                       
  • B. Di động.
  • C. Sinh trưởng và sinh sản.           
  • D. Bất tử.

Câu 22: Những mô nào dưới đây có trong lá cây?

  • A. Mô biểu bì, mô mạch.
  • B. Mô biểu bì, mô liên kết.
  • C. Mô biểu bì, mô cơ bản, mô dẫn.
  • D. Mô biểu bì, mô cơ.

Câu 23: Dạ dày người gồm những mô nào?

  • A. Mô dẫn, mô liên kết.
  • B. Mô dẫn, mô cơ bản.                                    
  • C. Mô biểu bì, mô cơ, mô liên kết, mô thần kinh.
  • D. Mô biểu bì, mô dẫn, mô liên kết. 

Câu 24: Vai trò của phổi ở người là:

  • A. Tiêu hoá thức ăn, hấp thụ chất dinh dưỡng vào cơ thể.             
  • B. Trao đổi khí giữa cơ thể và môi trường.             
  • C. Điều khiển hoạt động của các cơ quan, hệ cơ quan trong cơ thể.           
  • D. Lọc và loại bỏ các chất ra khỏi cơ thể.

Câu 25: Đâu không phải là đặc điểm của cấp tổ chức sống?

  • A. Theo nguyên tắc thứ bậc.
  • B. Hệ thống mở và tự điều chỉnh.
  • C. Liên tục tiến hoá.
  • D. Chỉ tiến hóa đến một cấp độ nhất định.

Xem đáp án

Bình luận

Giải bài tập những môn khác

Giải sgk 6 KNTT

Giải SBT lớp 6 kết nối tri thức

Giải SBT ngữ văn 6 kết nối tri thức
Giải SBT Toán 6 kết nối tri thức
Giải SBT Khoa học tự nhiên 6 kết nối tri thức
Giải SBT Lịch sử và địa lí 6 kết nối tri thức
Giải SBT tin học 6 kết nối tri thức
Giải SBT công dân 6 kết nối tri thức
Giải SBT công nghệ 6 kết nối tri thức
Giải SBT tiếng Anh 6 kết nối tri thức
Giải SBT hoạt động trải nghiệm 6 kết nối tri thức
Giải SBT âm nhạc 6 kết nối tri thức
Giải SBT mĩ thuật 6 kết nối tri thức

Giải sgk 6 CTST

Giải SBT lớp 6 chân trời sáng tạo