Trắc nghiệm ôn tập Khoa học tự nhiên 6 kết nối tri thức học kì 1 (Phần 3)
Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 6 kết nối tri thức ôn tập học kì 1 (Phần 3) có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Đối tượng nghiên cứu nào sau đây là của khoa học tự nhiên?
- A. Nghiên cứu về tâm lý của vận động viên bóng đá.
- B. Nghiên cứu về ngoại ngữ.
- C. Nghiên cứu về luật đi đường.
D. Nghiên cứu về lịch sử hình thành vũ trụ.
Câu 2: Để đảm bảo an toàn trong phòng thực hành cần thực hiện nguyên tắc nào dưới đây?
- A. Làm thí nghiệm theo sự hướng dẫn của bạn bè trong lớp.
- B. Có thể nhận biết hóa chất bằng cách ngửi hóa chất.
- C. Mang đồ ăn vào phòng thực hành.
D. Đọc kĩ nội quy và thực hiện theo nội quy phòng thực hành.
Câu 3: Kính lúp không có công dụng nào dưới đây?
- A. Sử dụng trong học tập.
- B. Sử dụng trong nghiên cứu khoa học.
- C. Sử dụng để đọc sách, sửa đồng hồ.
D. Sử dụng để nấu ăn trong nhà bếp.
Câu 4: Hệ thống giá đỡ của kính hiển vi gồm:
- A. Vật kính, thị kính.
B. Chân kính, thân kính, bàn kính, kẹp giữ mẫu.
- C. Đèn, gương, màn chắn sáng.
- D. Ốc to, ốc nhỏ.
Câu 5: Độ chia nhỏ nhất của một thước là:
- A. Số nhỏ nhất ghi trên thước.
B. Độ dài giữa hai vạch chia liên tiếp ghi trên thước.
- C. Độ dài giữa hai vạch dài, giữa chúng còn có các vạch ngắn hơn.
- D. Độ lớn nhất ghi trên thước.
Câu 6: Điền từ thích hợp vào chỗ trống trong câu sau: Người ta dùng... để đo khối lượng.
- A. Khối lượng.
B. Cân.
- C. Kilôgam (kg).
- D. Độ chia nhỏ nhất
Câu 7: Cách đổi thời gian nào sau đây là sai :
A. 1 phút = 10 giây.
- B. 1 giờ = 3600 giây.
- C. 1 ngày = 24 giờ.
- D. 1 giờ = 60 phút.
Câu 8: Người ta sử dụng dụng cụ nào để đo nhiệt độ?
A. Nhiệt kế.
- B. Tốc kế.
- C. Cân.
- D. Đồng hồ.
Câu 9: Chọn đáp án sai:
- A. Vật không sống không có khả năng trao đổi chất với môi trường, sinh sản và phát triển.
- B. Vật thể tự nhiên chưa chắc đã là vật sống.
- C. Vật không sống chưa chắc là vật thể nhân tạo.
D. Vật không sống chắc chắn là vật thể nhân tạo.
Câu 10: Chọn đáp án đúng để điền vào dấu “...”: Chất ở thể ..... có hình dạng cố định.
- A. Thể dẻo.
B. Thể rắn.
- C. Thể lỏng.
- D. Thể khí.
Câu 11: Quá trình nào sau đây cần oxygen?
- A. Quang hợp.
B. Hô hấp.
- C. Hòa tan.
- D. Nóng chảy.
Câu 12: Vật liệu nào sau đây không dẫn điện?
A. Sứ.
- B. Nhôm.
- C. Đồng.
- D. Sắt.
Câu 13: Vật thể nào sau đây được xem là nguyên liệu?
- A. Ngói.
B. Đất sét.
- C. Xi măng.
- D. Gạch xây dựng.
Câu 14: Nhiên liệu không tồn tại ở trạng thái :
- A. Rắn.
- B. Lỏng.
- C. Khí.
D. Chân không.
Câu 15: Trong các thực phẩm dưới đây, loại nào chứa nhiều protein (chất đạm) nhất?
A. Thịt.
- B. Gạo.
- C. Rau xanh.
- D. Gạo và rau xanh.
Câu 16: Khi cho bột mì vào nước và khuấy đều, ta thu được:
- A. Dung dịch.
B. Huyền phù.
- C. Dung môi.
- D. Nhũ tương.
Câu 17: Phương pháp chiết là:
- A. Sự tách chất dựa vào sự khác nhau về kích thước hạt.
- B. Sự tách chất dựa vào sự khác nhau ở mức độ nặng nhẹ.
- C. Sự tách chất dựa vào sự khác nhau về tính bay hơi.
D. Sự tách chất dựa vào sự khác nhau về khả năng tan trong các dung môi khác nhau.
Câu 18: Nhận định nào đúng khi nói về hình dạng và kích thước tế bào?
- A. Các loại tế bào đều có chung hình dạng và kích thước.
- B. Các loại tế bào thường có hình dạng khác nhau nhưng kích thước giống nhau.
C. Các loại tế bào khác nhau thường có hình dạng và kích thước khác nhau.
- D. Các loại tế bào chỉ khác nhau về kích thước, chúng giống nhau về hình dạng.
Câu 19: Nằm ở giữa nhân (hoặc vùng nhân) và màng tế bào là thành phần nào?
- A. Màng nhân.
B. Tế bào chất.
- C. Thành tế bào.
- D. Roi.
Câu 20: Một tế bào sau khi trải qua 4 lần sinh sản liên tiếp sẽ tạo ra tất cả bao nhiêu tế bào con?
- A. 4 tế bào.
- B. 8 tế bào.
- C. 12 tế bào.
D. 16 tế bào.
Câu 21: Cơ thể đơn bào là cơ thể có cấu tạo:
A. Một tế bào.
- B. Hai tế bào.
- C. Hàng trăm tế bào.
- D. Hàng nghìn tế bào.
Câu 22: Cơ quan nào sau đây thuộc hệ thần kinh ở người?
A. Não.
- B. Phổi.
- C. Tim.
- D. Dạ dày.
Câu 23: Đâu là trình từ sắp xếp các cấp tổ chức của cơ thể đa bào theo thứ tự từ nhỏ đến lớn?
- A. Tế bào - cơ quan - hệ cơ quan - cơ thể - mô.
- B. Mô - tế bào - hệ cơ quan - cơ quan - cơ thể.
C. Tế bào - mô - cơ quan - hệ cơ quan - cơ thể.
- D. Cơ thể - hệ cơ quan - cơ quan - tế bào – mô.
Câu 24: Nhận định nào sau đây là đúng?
- A. Tất cả các sinh vật đều là cơ thể đa bào.
- B. Mô là cấp độ nhỏ hơn để xây dựng lên cấp độ lớn hơn là hệ cơ quan.
- C. Cơ thể người chỉ có một hệ cơ quan duy nhất duy trì toàn bộ hoạt động sống của cơ thể.
D. Thực vật có hai hệ cơ quan là hệ chồi và hệ rễ.
Câu 25: Những cơ quan nào dưới đây có ở hệ chồi ở thực vật?
A. Cành, lá, hoa, quả.
- B. Rễ, thân, lá.
- C. Hoa, quả, hạt.
- D. Rễ, cành, lá, hoa.
Giải bài tập những môn khác
Giải sgk 6 KNTT
Giải SBT lớp 6 kết nối tri thức
Giải SBT ngữ văn 6 kết nối tri thức
Giải SBT Toán 6 kết nối tri thức
Giải SBT Khoa học tự nhiên 6 kết nối tri thức
Giải SBT Lịch sử và địa lí 6 kết nối tri thức
Giải SBT tin học 6 kết nối tri thức
Giải SBT công dân 6 kết nối tri thức
Giải SBT công nghệ 6 kết nối tri thức
Giải SBT tiếng Anh 6 kết nối tri thức
Giải SBT hoạt động trải nghiệm 6 kết nối tri thức
Giải SBT âm nhạc 6 kết nối tri thức
Giải SBT mĩ thuật 6 kết nối tri thức
Bình luận