Tắt QC

Trắc nghiệm ôn tập Khoa học tự nhiên 6 kết nối tri thức học kì 1 (Phần 1)

Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 6 kết nối tri thức ôn tập học kì 1 (Phần 1) có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Khoa học tự nhiên là:

  • A. Nghiên cứu các sự vật, hiện tượng của thế giới tự nhiên và ảnh hưởng của thế giới tự nhiên đến cuộc sống con người.
  • B. Sản xuất những công cụ giúp nâng cao đời sống con người.
  • C. Sản xuất những công cụ phục vụ học tập và sản xuất.
  • D. Sản xuất những thiết bị ứng dụng trong các lĩnh vực đời sống.

Câu 2: Có bao nhiêu nguồn dưới đây dễ gây mất an toàn trong phòng thực hành?

(1) Nguồn điện.

(2) Kẹp gắp ống nghiệm

(3) Hoá chất dễ cháy.

(4) Phễu

(5) Dụng cụ sắc nhọn.

  • A. 4
  • B. 5
  • C. 2
  • D. 3.

Câu 3: Kính lúp đơn giản:

  • A. gồm một tấm kính lồi (dày ở giữa, mỏng ở mép viền).
  • B. gồm một tấm kính lõm (mỏng ở giữa, dày ở mép viền).
  • C. gồm một tấm kính một mặt phẳng, một mặt lõm (mỏng ở giữa, dày ở mép viền).
  • D. gồm một tấm kính hai mặt phẳng đều nhau.

Câu 4: Kính hiển vi quang học có độ phóng đại lớn nhất là:

  • A. 500 lần.
  • B. 1000 lần.
  • C. 2000 lần.
  • D. 3000 lần.

Câu 5: Đơn vị đo chiều dài trong hệ thống đo lường hợp pháp của nước ta là:

  • A. km.
  • B. cm.
  • C. mm.
  • D. m.

Câu 6: Đơn vị đo khối lượng trong hệ thống đo lường chính thức ở nước ta là:

  • A. Tấn.             
  • C. Kilôgam.           
  • D. Gam.

Câu 7: Đơn vị cơ bản đo thời gian trong hệ thống đo lường hợp pháp ở nước ta là:

  • A. Giờ.
  • B. Ngày.
  • C. Phút.
  • D. Giây.

Câu 8: Điền vào chỗ trống đáp án đúng nhất: Nhiệt độ là số đo ..... của .......

  • A. Độ nóng – một vật.
  • B. Độ lạnh – nhiệt kế.
  • C. Độ nóng và độ lạnh – nhiệt kế.
  • D. Độ nóng và độ lạnh – một vật.

Câu 9: Vật thể tự nhiên là:

  • A. Ngôi nhà.
  • B. Đám mây.
  • C. Cây cầu.
  • D. Quyển sách

Câu 10: Chất nào sau đây ở thể khí?

  • A. Dầu ăn.
  • B. Muối ăn.
  • C. Giấm.
  • D. Carbon dioxide.

Câu 11: Khí oxygen chiếm bao nhiêu phần trăm thể tích không khí?

  • A. 21%
  • B. 75%
  • C. 25%
  • D.78%

Câu 12: Thế nào là vật liệu?

  • A. Vật liệu là một chất được dùng trong xây dựng như sắt, cát, xi măng, ...
  • B. Vật liệu là một số thức ăn được con người sử dụng hàng ngày.
  • C. Vật liệu là một chất hoặc hỗn hợp một số chất được con người sử dụng như là nguyên liệu đầu vào trong một quá trình sản xuất hoặc chế tạo ra những sản phẩm phục vụ cuộc sống.
  • D. Vật liệu là gồm nhiều chất trộn lẫn vào nhau.

Câu 13: Cho các vật liệu sau: nhựa, thủy tinh, gốm, đá vôi, thép. Số vật liệu nhân tạo là:

  • A.3                                 
  • B. 2                           
  • C. 5                               
  • D. 4

Câu 14: Những chất cháy được, khi cháy tỏa nhiệt và phát sáng được gọi là:

  • A. Vật liệu.
  • B. Nguyên liệu.
  • C. Nhiên liệu.
  • D. Điện năng.

Câu 15: Cây trồng nào sau đây không phải là cây lương thực?

  • A. Lúa gạo.                                       
  • B. Ngô.
  • C. Mía.                                             
  • D. Lúa mì. 

Câu 16: Chất tinh khiết:

  • A. Có tính chất thay đổi tùy thuộc vào thành phần. 
  • B. Có tính chất khó xác định.
  • C. Chỉ có một chất duy nhất.
  • D. Chứa từ hai chất trở lên.

Câu 17: Điền từ còn thiếu vào câu sau: Hỗn hợp trong tự nhiên đều là hỗn hợp của hai hay nhiều chất khác nhau. Do nhu cầu sử dụng nên quá trình… trong đời sống và công nghệ hoá học là rất cần thiết.

  • A. Phân chia.                                   
  • B. Tách chất.   
  • C. Lọc hóa.                                     
  • D. Loại bỏ tạp chất.

Câu 18: Đơn vị cấu tạo nên cơ thể sống gọi là gì?

  • A. Tế bào.
  • B. Mô.                   
  • C. Bào quan.             
  • D. Biểu bì.                       

Câu 19: Những thành phần nào dưới đây cấu tạo nên tế bào?

  • A. Màng tế bào, tế bào chất.
  • B. Nhân và vật chất di truyền.
  • C. Màng tế bào và vật chất di truyền.
  • D. Màng tế bào, tế bào chất, nhân và vật chất di truyền.

Câu 20: Khi tế bào lớn lên đến một kích thước nhất định sẽ tiến hành quá trình nào?

  • A. Sinh trưởng.               
  • B. Sinh sản.
  • C. Thay thế.                     
  • D. Chết.

Câu 21: Cho các sinh vật sau:

(1) Tảo lục                               (4) Vi khuẩn lam

(2) Tảo vòng                              (5) Cây thông

(3) Con bướm

Các sinh vật đơn bào là?

  • A. (1), (4).             
  • B. (5), (3).             
  • C. (1), (2).             
  • D. (2), (4).

Câu 22: Cấp độ thấp nhất hoạt động độc lập trong cơ thể đa bào là:

  • A. Hệ cơ quan.               
  • B. Cơ quan.
  • C. Mô.                           
  • D. Tế bào.

Câu 23:  Tập hợp các mô thực hiện cùng một chức năng là:

  • A. Tế bào.                     
  • B. Mô.
  • C. Cơ quan.                     
  • D. Hệ cơ quan.

Câu 24: Hệ cơ quan ở thực vật gồm có:

  • A. Hệ rễ và hệ thân.                   
  • B. Hệ thân và hệ lá.
  • C. Hệ chồi và hệ rễ.                   
  • D. Hệ cơ và hệ thân.

Câu 25: Hệ tuần hoàn được cấu tạo bởi các cơ quan nào sau đây?

  • A. Tim và máu.                         
  • B. Tim và hệ mạch.
  • C. Hệ mạch và máu.                 
  • D. Tim, máu và hệ mạch.

Xem đáp án

Bình luận

Giải bài tập những môn khác

Giải sgk 6 KNTT

Giải SBT lớp 6 kết nối tri thức

Giải SBT ngữ văn 6 kết nối tri thức
Giải SBT Toán 6 kết nối tri thức
Giải SBT Khoa học tự nhiên 6 kết nối tri thức
Giải SBT Lịch sử và địa lí 6 kết nối tri thức
Giải SBT tin học 6 kết nối tri thức
Giải SBT công dân 6 kết nối tri thức
Giải SBT công nghệ 6 kết nối tri thức
Giải SBT tiếng Anh 6 kết nối tri thức
Giải SBT hoạt động trải nghiệm 6 kết nối tri thức
Giải SBT âm nhạc 6 kết nối tri thức
Giải SBT mĩ thuật 6 kết nối tri thức

Giải sgk 6 CTST

Giải SBT lớp 6 chân trời sáng tạo