Tắt QC

Trắc nghiệm ôn tập Khoa học 4 Chân trời sáng tạo cuối học kì 1 (Đề số 3)

Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm khoa học 4 cuối học kì 1 đề số 3 sách chân trời sáng tạo. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Khí nào sau đây chiếm lượng lớn nhất trong không khí?

  • A. Khí ô-xi
  • B. Khí các-bô-níc
  • C. Khí ni-tơ
  • D. Các chất khí khác

Câu 2: Việc nào sau đây không nên làm sau khi có bão?

  • A. Khử trùng nguồn nước sinh hoạt, nước ăn để đề phòng dịch bệnh
  • B. Làm sạch vật dụng, đồ đạc trong nhà
  • C. Đến gần các tòa nhà bị hư hại, đường ngập nước, cột điện bị đổ, dây điện bị đứt,…
  • D. Kiểm tra thiệt hại về nhà cửa, đồ đạc,…

Câu 3: Điền từ thích hợp vào chỗ trống: “Khi nhúng lọ nước vào nước nóng, nước trong lọ nóng lên, mực nước trong ống .... Điều này cho thấy nước trong lọ .... khi nóng lên

  • A. hạ thấp xuống/ nở ra 
  • B. dâng cao lên/co lại 
  • C. dâng cao lên/ nở ra 
  • D. hạ thấp xuống/co lại 

Câu 4:  Phát biểu nào sau đây là sai?

  • A. Vật hoặc không khí nóng hơn có nhiệt độ thấp hơn
  • B. Nhiệt độ trung bình của cơ thể người khỏe mạnh là khoảng 37 độ C
  • C. Vật hoặc không khí lạnh hơn có nhiệt độ thấp hơn.
  • D. Vật hoặc không khí nóng hơn có nhiệt độ cao hơn

Câu 5: Cây xà lách có nhu cầu cao hơn cây xương rồng về cái gì?

  • A. nước
  • B. nhiệt độ
  • C. chất dinh dưỡng
  • D. ánh sáng

Câu 6: Nước có màu 

  • A. trắng tinh 
  • B. trong suốt
  • C. trắng ngà
  • D. trắng đục

Câu 7: Âm thanh nào sau đây là tiếng ồn?

  • A. Tiếng chuông điện thoại.
  • B. Tiếng suối chảy róc rách.
  • C. Tiếng máy khoan.
  • D. Tiếng cô giáo giảng bài.

Câu 8: Chạm tay vào một vật lấy từ tủ lạnh ra, ta thấy tay mát lạnh. Hãy khoanh chữ cái đầu câu đúng.

  • A. Nhiệt độ truyền qua không khí
  • B. Có sự truyền nhiệt từ vật sang tay ta làm ta cảm thấy lạnh
  • C. Nhiệt độ không truyền từ vật sang tay
  • D. Có sự truyền nhiệt từ tay ta sang vật nên ta cảm thấy lạnh

Câu 9: Trống phát ra âm thanh từ

  • A. Mặt trống.
  • B. Thân trống.
  • C. Dùi trống.
  • D. Tay người gõ.

Câu 10: Phát biểu nào sau đây là sai?

  • A. Trong quá trình hô hấp, thực vật hấp thụ khí ô-xi và thải khí các bô-níc
  • B. Một phần nước được vận chuyển từ rễ lên sẽ thoát qua lá ra ngoài không khí dưới dạng hơi nước
  • C. Một phần nước được vận chuyển từ rễ lên sẽ thoát qua lá ra ngoài không khí dưới dạng chất lỏng
  • D. Thân cây vận chuyển nước và chất khoáng lên phía trên sau khi được rễ cây hấp thụ

Câu 11: Rèm cửa thường được dùng để làm gì?

  • A. Phản chiếu ánh sáng rọi vào phòng
  • B. Hấp thụ ánh sáng chiếu vào phòng
  • C. Truyền ánh sáng đi khắp phòng
  • D. Cản trở, không cho ánh sáng chiếu vào phòng

Câu 12: Điền từ thích hợp vào chỗ trống: “ Khi nhiệt độ môi trường quá ... hoặc quá ... ngoài sức chịu đựng của từng loài động vật sẽ ảnh hưởng đến các hoạt động sống của chúng, thậm chí có thể gây ...”

  • A. khắc nghiệt/ hoang dã/ chết
  • B. hoang dã/ khắc nghiệt/ chết
  • C. nóng/ lạnh/ chết
  • D. thấp/ cao/ chết 

Câu 13:  Sự chuyển thể của nước từ thể lỏng sang thể khí được gọi là hiện tượng

  • A. Nóng chảy
  • B. Bay hơi
  • C. Ngưng tụ
  • D. Đông đặc

Câu 14:  Tôm càng sông hoạt động tốt nhất trong biên độ nhiệt bao nhiêu?

  • A. 26 độ C đến 31 độ C
  • B. 18 độ C đến 34 độ C
  • C. 19 độ C đến 25 độ C
  • D. 15 độ C đến 39 độ C

Câu 15: Ngâm một bình sữa đã lạnh vào cốc nước nóng, kết luận nào sau đây là đúng?

  • A. Không có chuyện gì xảy ra
  • B. Sau đó cốc nước sẽ nóng lên
  • C. Sau đó, nhiệt độ bình sữa sẽ tăng lên. 
  • D. Cốc nước sẽ thu nhiệt còn bình sữa tỏa nhiệt

Câu 16: Đặc điểm của không khí nóng là

  • A. Nặng và đi xuống thấp
  • B. Nặng và bốc lên cao
  • C. Nóng, nhẹ và bốc lên cao
  • D. Nóng, nhẹ và đi xuống thấp

Câu 17: Quá trình quang hợp ở lá còn tạo ra khí gì?

  • A. Khí ô-xi
  • B. Khi các-bô-níc
  • C. Khí hiro
  • D. Khi ni-tơ

Câu 18: Ý kiến nào sau đây là đúng khi nói về vai trò của ánh sáng đối với đời sống sinh vật?

(1) Ánh sáng giúp sinh vật nhìn rõ mọi thứ, nhận biết hình ảnh, màu sắc,…

(2) Ánh sáng cần cho sức khỏe của con người.

(3) Không có ánh sáng tự nhiên, con người vẫn có thể sống bình thường.

(4) Chỉ có những động vật kiếm ăn vào ban ngày mới cần ánh sáng mặt trời.

(5) Ánh sáng giúp cho thực vật phát triển tốt, nhờ đó con người, động vật có thức ăn từ thực vật.

(6) Ánh sáng chỉ quan trọng với đời sống động vật, hoàn toàn không ảnh hưởng gì tới đời sống thực vật.

  • A. (1), (2), (5)
  • B. (2), (5), (6)
  • C. (3), (4), (6)
  • D. (1), (3), (4)

Câu 19: Đặt một chiếc đồng hồ chuông đang kêu vào một túi ni lông, buộc chặt túi lại rồi thả vào chậu nước. Áp một tai vào thành chậu, tai kia được bịt lại. Bạn có nghe thấy tiếng chuông đồng hồ không? Theo em, âm thanh có truyền qua thành chậu không?

  • A. Âm thanh truyền được qua không khí nhưng không truyền được qua chất rắn nên không thể truyền qua thành chậu
  • B. Âm thanh không truyền được qua không khí nên không thể nghe được tiếng chuông đồng hồ
  • C. Âm thanh không chỉ truyền được qua không khí mà còn truyền qua chất rắn, chất lỏng nên có thể nghe thấy tiếng chuông đồng hồ
  • D. Âm thanh chỉ truyền được qua chất rắn, chất lỏng mà không truyền được qua không khí.

Câu 20: Nhà máy B xả nước thải ra ngoài khu dân cư gây ô nhiễm môi trường. Trước việc làm đó em cần báo với ai?

  • A. Trưởng công an xã
  • B. Gia đình
  • C. Chính quyền địa phương
  • D. Trưởng thôn

 

 

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác