Tắt QC

Trắc nghiệm ôn tập Địa lí 10 kết nối tri thức học kì 2 (Phần 5)

Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm Địa lí 10 kết nối tri thức ôn tập học kì 2 (Phần 5) có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Nhân tố nào quyết định đối với sự phát triển và phân bố các loại hình giao thông vận tải?

  • A. Nhân tố kinh tế – xã hội
  • B. Tài nguyên thiên nhiên
  • C. Nhân tố tự nhiên
  • D. Lịch sử hình thành lãnh thổ

Câu 2: Ưu điểm của ngành vận tải bằng đường sông là

  • A. Tiện lợi, cơ động và có khả năng thích nghi với các điều kiện địa hình
  • B. Rẻ, thích hợp với hàng nặng, cồng kềnh; không yêu cầu chuyển nhanh
  • C.  Trẻ, tốc độ cao, đóng vai trò đặc biệt trong vận tải hành khách quốc tế
  • D. Vận tải được hàng nặng trên đường xa với tốc độ nhanh, ổn định, giá rẻ

Câu 3: Ưu điểm của ngành vận tải đường hàng không là

  • A. Tiện lợi, cơ động và có khả năng thích nghi với các điều kiện địa hình
  • B. Trẻ, tốc độ cao, đóng vai trò đặc biệt trong vận tải hành khách quốc tế
  • C.  Rẻ, thích hợp với hàng nặng, cồng kềnh; không yêu cầu chuyển nhanh
  • D. Vận tải được hàng nặng trên đường xa với tốc độ nhanh, ổn định, giá rẻ

Câu 4: Tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, giao thông vận tải thuộc nhóm dịch vụ nào?

  • A. Dịch vụ kinh doanh
  • B. Dịch vụ tiêu dùng
  • C. Dịch vụ công
  • D. Dịch vụ cá nhân

Câu 5: Y tế, giáo dục, du lịch thuộc nhóm dịch vụ nào?

  • A. Dịch vụ kinh doanh
  • B. Dịch vụ tiêu dùng
  • C. Dịch vụ công
  • D. Dịch vụ cá nhân

Câu 6: Việc đẩy mạnh sử dụng các nguồn năng lượng tái tạo nhằm mục đích nào sau đây?

  • A. Đảm bảo cung cấp năng lượng cho công nghiệp
  • B. Đảm bảo an ninh lương thực cho mỗi quốc gia
  • C. Góp phần vào phát thải nhiều loại khí nhà kính
  • D. Tăng lượng điện năng, sử dụng nhiều hóa thạch

Câu 7: Năng lượng nào sau đây không phải nguồn năng lượng tái tạo?

  • A. Sức gió
  • B. Hạt nhân
  • C. Mặt Trời
  • D. Thuỷ triều

Câu 8: Nhận định nào sau đây không phải đặc điểm của vùng công nghiệp?

  • A. Vùng công nghiệp là hình thức cao nhất của tổ chức lãnh thổ công nghiệp
  • B. Giữa các ngành công nghiệp trong vùng công nghiệp có rất ít mối liên hệ với nhau.
  • C. Vùng công nghiệp bao gồm các điểm công nghiệp, khu công nghiệp, trung tâm công nghiệp
  • D. Có một vài ngành công nghiệp chủ yếu tạo nên hướng chuyên môn hoá của vùng

Câu 9: Vai trò của tổ chức lãnh thổ công nghiệp là

  • A. hệ thống các mối liên kết không gian của các ngành công nghiệp
  • B. góp phần sử dụng một cách hợp lí các nguồn lực về vị trí địa lí, tự nhiên, kinh tế – xã hội của mỗi quốc gia
  • C. Việc đẩy mạnh công nghiệp hoá ở mỗi quốc gia không chỉ thúc đẩy sự phát triển kinh tế mà còn thúc đẩy sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế
  • D. Việc phát triển công nghiệp cũng tác động lớn đến xã hội như giải quyết việc làm cho người lao động; tăng thu nhập,…

Câu 10: Nhận định nào dưới đây không đúng với đặc điểm công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng?

  • A. Vốn đầu tư thường rất lớn
  • B. Quy trình sản xuất đơn giản hơn
  • C. Cơ cấu công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng đa dạng
  • D. Là ngành gây ô nhiễm môi trường trong quá trình sản xuất

Câu 11: Vai trò quan trọng nhất của công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng và công nghiệp thực phẩm ở các quốc gia là

  • A. Cung cấp nguồn hàng xuất khẩu chủ lực nhằm thu ngoại tệ.
  • B. Cung cấp các sản phẩm phục vụ nhu cầu hằng ngày của người dân
  • C. Thúc đẩy sự phát triển của các ngành kinh tế khác
  • D. Góp phần tận dụng nguồn nguyên liệu tại chỗ

Câu 12: Nhân tố nào ảnh hưởng trực tiếp tới việc xác định cơ cấu và phân bố sản xuất công nghiệp?

  • A. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên
  • B. Điều kiện kinh tế - xã hội
  • C. Vị trí địa lí
  • D. Dân cư và nguồn lao động

Câu 13: Nhân tố nào quyết định sự phát triển và phân bố sản xuất công nghiệp?

  • A. Điều kiện tự nhiên
  • B. Điều kiện kinh tế - xã hội
  • C. Tài nguyên khoáng sản
  • D. Vị trí địa lí.

Câu 14: Nhân tố nào tạo sức mạnh, là điều kiện phát triển và phân bố ngành công nghiệp ở giai đoạn ban đầu?

  • A. Tài nguyên thiên nhiên
  • B. Vốn đầu tư, thị trường, khoa học – công nghệ
  • C. Điều kiện kinh tế - xã hội
  • D. Vị trí địa lí

Câu 15: Đặc điểm của tổ chức lãnh thổ thể tổng hợp nông nghiệp là

  • A. Có mối liên kết chặt chẽ giữa vùng sản xuất nguyên liệu với các cơ sở chế biến.
  • B. Thúc đẩy chuyên môn hoá trong sản xuất nông nghiệp.
  • C. Là hình thức tổ chức lãnh thổ nông nghiệp thấp nhất.
  • D. Có những sản phẩm chuyên môn hoá theo hướng phát huy thế mạnh của vùng.

Câu 16: Đặc điểm của tổ chức lãnh thổ vùng nông nghiệp là

  • A. Là hình thức tổ chức lãnh thổ nông nghiệp thấp nhất.
  • B. Là hình thức tổ chức lãnh thổ nông nghiệp cao nhất.
  • C. Thúc đẩy chuyên môn hoá trong sản xuất nông nghiệp.
  • D. Sản xuất mang tính tập trung, áp dụng cơ giới hoá, có trình độ chuyên môn hoá cao.

Câu 17: Sản xuất thuỷ sản không có hoạt động nào sau đây?

  • A. Bảo vệ thuỷ sản
  • B. Khai thác thuỷ sản
  • C. Chế biến thuỷ sản
  • D. Nuôi trồng thuỷ sản

Câu 18: hoạt động khai thác thuỷ sản chiếm 

  • A. 20% - 30% sản lượng
  • B. 85% – 90% sản lượng
  • C. 40% - 50% sản lượng
  • D. 60% - 70% sản lượng

Câu 19: Đâu không phải là đặc điểm của ngành chăn nuôi?

  • A. phụ thuộc chặt chẽ vào đất trồng và điều kiện tự nhiên.
  • B. Sự phát triển và phân bố ngành chăn nuôi phụ thuộc chặt chẽ vào cơ sở nguồn thức ăn
  • C. Hình thức chăn nuôi trên thế giới khá đa dạng
  • D. Liên kết trong chăn nuôi từ khâu sản xuất, chế biến đến tiêu thụ sản phẩm giữ vai trò quan trọng, đảm bảo sự phát triển ổn định và bền vững

Câu 20: Đâu không phải là đặc điểm của ngành lâm nghiệp?

  • A. Lâm nghiệp có đối tượng sản xuất là rừng nên cần thời gian sinh trưởng từ hàng chục đến hàng trăm năm
  • B. Góp phần sử dụng hợp lí tài nguyên và môi trường, tạo ra nền nông nghiệp bền vững
  • C. Quá trình sinh trưởng tự nhiên của rừng đóng vai trò quyết định trong sản xuất lâm nghiệp
  • D. Sản xuất lâm nghiệp được tiến hành trên quy mô rộng, chủ yếu hoạt động ngoài trời và trên những địa bàn có điều kiện tự nhiên đa dạng

Câu 21: Đâu không phải là đặc điểm của ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản?

  • A. Đất trồng là tư liệu sản xuất chủ yếu của ngành nông nghiệp và lâm nghiệp, diện tích mặt nước là tư liệu sản xuất của ngành thuỷ sản
  • B. Đối tượng của sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản là cây trồng và vật nuôi
  • C. Sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản thường không có tính mùa vụ
  • D. Sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản chịu tác động của điều kiện tự nhiên

Câu 22: Trong ngành nông nghiệp và lâm nghiệp, tư liệu sản xuất chủ yếu là

  • A. Tài nguyên nước
  • B. Tài nguyên sinh vật
  • C. Đất trồng
  • D. Khí hậu

Câu 23: GDP là

  • A. Tổng sản phẩm quốc dân
  • B. Tổng sản phẩm trong nước
  • C. Tổng thu nhập quốc gia
  • D. Tổng thu nhập quốc dân.

Câu 24: Để đánh giá sự phát triển kinh tế của địa phương (cấp tỉnh hoặc thành phố trực thuộc Trung ương) người ta dùng chỉ số

  • A. GRDP
  • B. GDP.
  • C. GNP.
  • D. GRNP.

Câu 25: Nhận định nào sau đây không đúng về nguồn lực phát triển kinh tế?

  • A. Là tổng thể vị trí địa lí, tài nguyên thiên nhiên, hệ thống tài sản quốc gia, nguồn nhân lực,...
  • B. Bao gồm nguồn lực trong nước và ngoài nước
  • C. Ổn định theo không gian và thời gian
  • D. Được khai thác nhằm phục vụ cho việc phát triển kinh tế của một quốc gia

Câu 26: Căn cứ vào nguồn gốc, nguồn lực phát triển kinh tế được chia làm các loại:

  • A. Vị trí địa lí, tự nhiên, dân cư – xã hội
  • B. Vị trí địa lí, tự nhiên, kinh tế – xã hội
  • C. Vị trí địa lí, tự nhiên, dân cư – kinh tế.
  • D. Điều kiện tự nhiên, dân cư, kinh tế – xã hội

Câu 27: Nguồn lực tự nhiên có vai trò

  • A. Là cơ sở đề lựa chọn chiến lược phát triển phù hợp với điều kiện cụ thể
  • B. Tạo thuận lợi hay khó khăn trong việc giao lưu, hợp tác phát triển kinh tế
  • C. Là cơ sở tự nhiên của mọi quá trình sản xuất
  • D. Có vai trò quyết định đối với sự phát triển kinh tế

Xem đáp án

Bình luận

Giải bài tập những môn khác